Đặc điểm của Tổ chức phi chính phủ ảnh hưởng đến kếtoán quản trị chi phí

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM (NGO) (Trang 33 - 117)

trị chi

phí

Đặc điểm của tổ chức phi chính phủ là hoạt động dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận. Nó khác so với kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp thông thường ở chỗ: DN kiểm soát chi phí bằng cách giảm giá thành chi phí đầu vào (tích trữ khi

giá thấp, tìm kiếm vật liệu thay thế) hoặc nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm giá thành sản phẩm. Trong khi đó tổ chức phi chính phủ thì kiểm soát chi phí dựa trên các định mức đã đề ra, tổ chức nào xây dựng hệ thống định mức càng chi tiết sẽ càng kiểm soát tốt.

Mặt khác, do hoạt động trên nguyên tắc không vì lợi nhuận nên việc kiểm soát tốt chi phí không mang lại lợi nhuận cho họ mà sẽ giúp cho việc sử dụng ngân sách tài trợ đuợc hiệu quả hơn, số nguời huởng lợi cao hơn, lợi ích đem lại cho cộng đồng cao hơn, đây là những lợi ích mà không thể luợng hóa đuợc.

Kế toán tại các tổ chức phi chính phủ tùy đặc điểm hoạt động của đơn vị để xác định tài sản cần sử dụng, bảo đảm phản ánh đầy đủ toàn bộ hoạt động của đơn vị và quản lý chặt chẽ tài sản, vật tu, tiền vốn của đơn vị. Lựa chọn các hình thức tổ chức công tác kế toán quản trị có liên quan mật thiết đến việc thiết kế bộ máy kế toán ở đơn vị. Truởng phòng kế toán phải căn cứ vào qui mô, đặc điểm hoạt động của đơn vị và khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của đơn vị. Tùy đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị để có thể chọn một trong ba hình thức tổ chức công tác kế toán quản trị sau:

- Hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị theotừng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,.. .Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kếtoán quản trị phần hành đó. Ngoài ra, đơn vị phải bố trí nguời thực hiện các nộidung kế toán quản trị chung khác, nhu: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lậpdự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn-dài hạn trong quản trị đơn vị. Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toántruởng đảm nhiệm.

- Hình thức tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với bộ phậnkế toán tài chính trong phòng kế toán của đơn vị. Hình thức này chỉ thích hợp các đơn vị có quy mô lớn, nhu: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,...

- Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên như: Tổ chức bộ phậnkế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì

theo hình

thức kết hợp.

Hình thức tổ chức kế toán:

Tùy đặc điểm, tính chất hoạt động của đơn vị mà chọn một trong bốn hình thức kế toán sau:

- Hình thức nhật ký chung - Hình thức nhật ký sổ cái - Hình thức chứng từ ghi sổ

- Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Việc lựa chọn hình thức kế toán hợp lý phải căn cứ vào khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có và đặc điểm, qui mô của đơn vị

Tổ chức báo cáo:

Tổ chức lập và nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo kế toán định kỳ. Kế toán trưởng đơn vị phải phân công cụ thể cho cán bộ kế toán thực hiện từng phần hành công việc kế toán cụ thể, qui định rõ thời hạn hoàn thành công việc, kiểm tra đối chiếu số liệu và lập các báo cáo tài chính bắt buộc theo mẫu qui định, cũng như các báo cáo khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của cơ quan chủ quản và của đơn vị. Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về các số liệu báo cáo, vì vậy cần phải kiểm tra chặt chẽ các báo cáo trước khi ký, đóng dấu gửi đi. Các báo cáo chủ yếu như: Bảng cân đối tài khoản, báo cáo tổng hợp tình hình chi phí và quyết toán chi phí đã sử dụng, Báo cáo chi tiết chi phí dự án, Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng chi phí ngân sách tại nhà tài trợ,

Hệ thống tài khoản kế toán Tổ chức phi chính phủ

Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài khoản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí . Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng trong đơn vị kế toán hình thành hệ thống tài khoản kế toán. Bộ Tài

chính qui định thống nhất hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tất cả các đơn vị phi chính phu trong cả nước. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị phi chính phủ do Bộ Tài chính qui định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu, tên gọi và nội dung ghi chép của từng tài khoản.

Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hóa của hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và hệ thống tài khoản kế toán nhà nước.

Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Quyết định này để lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. Đơn vị được bổ sung thêm các Tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4, mở chi tiết đến từng đầu mục chi phí riêng.

*Hạch toán các nguồn thu-chi của dự án:

- Hạch toán nguồn kinh phí dự án: + Khái niệm:

Nguồn kinh phí dự án là nguồn kinh phí chỉ sử dụng cho những đơn vị được nhà nước cấp phát kinh phí hoặc được chính phủ, các tổ chức và cá nhân viện trợ, tài trợ trực tiếp nhằm thực hiện các chương trình, đề tài dự án đã được phê duyệt.Để theo dõi tình hình biến động,tiếp nhận và sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí dự án. Kế toán sử dụng TK462 để phản ánh.

+ Một số quy định:

Kinh phí chương trình dự án, đề tài phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung hoạt động và trong phạm vi dự toán đã được duyệt.

Để theo dõi, quyết toán tổng số kinh phí theo từng chương trình, dự án, đề tài đơn vị cấp trên không những phản ánh vào TK462 số kinh phí được cấp của đơn vị mình mà còn phải phản ánh cả số kinh phí đã cấp cho các đơn vị cấp dưới khi báo cáo quyết toán của đơn vị cấp dưới được duyệt.

Cuối kỳ kế toán và khi kết thúc đề tài chương trình dự án, đề tài đơn vị phải làm các thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí dự án với các cơ

quan tài chính, cơ quan chủ quản và từng nơi cấp phát kinh phí theo quy định của chế độ tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra các đơn vị còn phải làm thủ tục quyết toán theo nội dung công vịêc theo từng thời kì, từng giai đoạn theo các khoản mục chi tiết, theo quy định quản lí của từng chuông trình dự án.

- Hạch toán chi phí dự án + Khái niệm:

TK662 dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán chi tiêu cho các chuơng trình dự án, chuơng trình mục tiêu quốc gia, các đề tài nghiên cứu khoa học.

+ Các quy định:

TK662 chỉ sử dụng trong các đơn vị đuợc giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện chuơng trình, dự án, đề tài và đuợc cấp kinh phí để thực hiện chuơng trình, đề tài, dự án của Nhà nuớc, của ngành.

Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết chi phí cuả từng chuơng trình, dự án, đề tài và tập hợp chi phí cho việc quản lý dự án, chi dự án theo mục lục NSNN và theo nội dung trong dự án đuợc duyệt cuả từng chuơng trình, dự án, đề tài.

Tuỳ thuộc vào quy định của cơ quan cấp phát kinh phí, số thu trong quá trình thực hiện dự án đuợc kết chuyển vào TK có liên quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị chi phí trong các Tổ chức phi chính phủ. Để đảm bảo tính hệ thống, luận văn đã phân tích vai trò của kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí, cách phân loại chi phí trong Tổ chức phi chính phủ. Trên cơ sở đó luận văn đã xác định nội dung của kế toán quản trị chi phí bao gồm lập dự toán chi phí, tổ chức thực hiện và kiểm soát chi phí, phân tích thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định. Những vấn đề đã nghiên cứu trong chương 1 của luận văn sẽ là cơ sở để xem xét, đánh giá thực trạng về quản trị chi phí tại Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển vì Phụ Nữ và Trẻ em. Từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho Trung Tâm.

Chỉ tiêu 2016 I. TSCĐ hữu hình 1,784,431,646 1. Máy móc thiết bị 410,390,260 Máy vi tính 45,350,000 Máy in 91,232,960 Máy Fax 13,803,000 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

2.1 Khái quát chung về Trung tâm Hỗ Trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì phụ nữ và Trẻ em (DWC) là một tổ chức phi lợi

nhuận, phi chính phủ, được thành lập vào năm 2003 bởi” Hội Khuyến học Việt Nam”

(VAPE). Mục tiêu tổng thể của DWC là giảm bớt đói nghèo và cải thiện chất lượng cuộc

sống cho những người bị thiệt thòi, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam.

Tầm nhìn của Tổ chức: DWC hình dung một Việt Nam không còn đói nghèo, nơi mà phụ nữ và trẻ em được hưởng những quyền công bằng và được tham gia vào tất cả các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Nhiệm vụ của Tổ chức là cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị thiệt thòi, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thông qua các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, tập huấn và thúc đẩy dự án và chương trình phát triển cộng đồng bền vững.

Mục tiêu tổng thể của các hoạt động của trung tâm là trao quyến cho cộng đồng tham gia vào quá trình phát triển của địa phương dưới vai trò đơn vị chủ quản nhằm đảm bảo kết quả phát triển toàn diện và công bằng cho tất cả mọi thành viên của cộng đồng.

Đơn vị hướng tới việc cho phép công đồng tự phát triển, tự củng cố các chính sách đối thoại của họ với chính quyền địa phương nhằm mục đích cải thiện

2.1.2 Tình hình tài sản của Trung Tâm:

Tủ lạnh 3,990,000

Máy photo copy 212,889,800

Két sắt các loại 8,300,000

Máy biến áp điện và thiết bị nguồn 2,400,000

Máy điều hoà lưu thông không khí 21,425,000

Máy móc thiêt bị văn phòng khác 4,400,000

2. Phương tiện vận tải 1,185,000,00

0

01 Xe ô tô Innova 2015 600,000,000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 Điện thoại di động, cố định 38,229,00 0 4. Thiết bị dụng cụ quản lý 150,812,386 Bàn làm việc 19,215,000 Ghế ngồi làm việc 15,105,000 Bộ bàn ghế tiếp khách 12,000,000 Tủ đừng tài liệu 21,614,386

Giá kệ để tài liệu chứng từ 47,378,000

Thiết bị, phuơng tiện quản lý khác 35,500,000

II. Tài sản cố định vô hình 35,981,000

Giá trị phần mềm chạy máy vi tính 35,981,000

Quy mô tài sản, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của máy móc trang thiết bị góp phần không nhỏ vào chất luợng làm việc, nâng cao năng suất hiệu quả làm việc. Tuy nhiên đối với đặc thù của tổ chức phi chính phủ, các hoạt động chủ yếu là tập huấn và phát triển kỹ năng mềm, không yêu cầu quá nhiều vào máy móc hay nguyên vật liệu nhu các đơn vị sản xuất kinh doanh, nên tài sản của Trung tâm chủ yếu là các vật dụng văn phòng và phuơng tiện vận chuyển.

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm: *Nguyên tắc hoạt động của DWC:

Minh bạch trong mọi hoạt động và đảm bảo hiệu quả của các chi phí; Đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng;

Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá, xã hội của nguời dân địa phuơng;

Khai thác nguồn nội lực, tạo tính sở hữu cộng đồng huớng tới phát triển bền vững;

Tận tụy theo đuổi mục tiêu với sự sáng suốt và kinh nghiệm dày dạn của đội ngũ cán bộ tận tâm và vì cộng đồng.

*Các cách tiếp cận của DWC:

Tiếp cận dựa vào cộng đồng: Nguời dân là nguời ra quyết định và tham gia trực

tiếp vào toàn bộ các buớc trong chu trình quản lý dự án (xác định nhu cầu, xây dựng dự án, lập kế hoạch thực hiện và giám sát nhằm đảm bảo tính hiệu quả, hiệu suất và trách nhiệm giải trình, đánh giá dự án để rút ra bài học kinh nghiệm).

Tiếp cận dựa vào nguồn lực: Nguời dân phát huy nguồn nội lực, đóng góp tối đa

vào quá trình phát triển, tạo tính sở hữu trong cộng đồng và huớng tới phát triển bền vững.

Tiếp cận dựa trên quyền: Nâng cao năng lực (kỹ năng và phuơng pháp) cho

Chính quyền địa phuơng để họ làm việc có hiệu quả, hoàn thành trách nhiệm và đáp quyền cho nguời dân. Nâng cao năng lực cho nguời dân, đặc biệt là nhận thức về pháp luật để họ hiểu rõ nghĩa vụ công dân và biết thực hiện quyền của mình một cách hợp pháp.

*Các hoạt động chính:

Thúc đẩy các cộng đồng tự quản, hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển bền vững nhằm nâng cao chất luợng cuộc sống cho nguời dân địa phuơng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em nghèo;

Thúc đẩy thực hiện quyền phụ nữ và bình đẳng giới;

Thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em và hỗ trợ tạo môi truờng học tập thân thiện trong nhà truờng huớng tới phát triển toàn diện của học sinh;

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về đuờng lối chính sách của Đảng và Nhà nuớc, ý thức chấp hành pháp luật huớng tới chế độ pháp quyền;

Tham gia góp ý với các Bộ ngành liên quan và Tổ chức Liên hiệp quốc trong việc xây dựng các Chính sách, Chuong trình thúc đẩy thực hiện Quyền phụ nữ và Quyền trẻ em;

Cung cấp các dịch vụ tu vấn trong Quản lý dự án có sự tham gia (tập huấn nâng cao năng lực, đánh giá các dự án phát triển, tổ chức các hội thảo...).

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm:

Giám Đốc Trung tâm DWC

Sơ Đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Trung tâm

Giám đốc quản lý chung mọi hoạt động của Trung tâm, là nguời có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với nhà tài trợ, hoàn thành đuợc mục tiêu của các dự án, là nguời giám sát các hoạt động chung của các phòng ban và là nguời thừa hành các chế độ quản lý tài chính chung của Trung tâm.

Phó giám đốc là người cùng với giám đốc quản lý chung các hoạt động của cơ quan. Đề xuất các phương án, biện pháp thực hiện về phần việc mình được phân công và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước tập thể về việc đề xuất đó khi được sự thống nhất của tập thể, thường kỳ phải xây dựng kế hoạch, công việc.Được phân công để phù hợp với điều kiện làm việc của trung tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận văn phòng chịu trách nhiệm quản lý tình hình nhân sự của trung tâm, chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình lao động tại trung tâm cho giám đốc trong quá trình hoạt động. Thực hiện bố trí lái xe hoặc thuê xe cho cán bộ công tác.

Bộ phận quản lý tài chính có chức năng tiến hành lên kế hoạch ngân sách cho năm, kiểm soát và theo dõi tình hình chi tiêu nguồn kinh phí được tài trợ, cùng với giám đốc chịu trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, dự toán đã

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM (NGO) (Trang 33 - 117)