Phương thức chi trả, thanh toán qua KBNN Thành phố Bắc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ BẮC NINH (Trang 39)

2.3. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Thành

2.3.2. Phương thức chi trả, thanh toán qua KBNN Thành phố Bắc

Cấp tạm ứng: là việc chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước cho

nước của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định do công việc chưa hoàn thành.

Đối tượng cấp tạm ứng: Chi cho con người, Chi mua vật tư văn phòng,

chi Hội nghị( trừ các khoản chi cho con người được phép tạm ứng bằng tiền mặt); Chi mua sắm tài sản, sửa chữa, xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn tài sản cố định chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng.

Mức tạm ứng: Đối với những khoản chi thanh toán theo hợp đồng, mức

tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng tối đa không vượt quá 50% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó (trừ trường hợp thanh toán hàng hóa nhập khẩu, thiết bị chuyên dùng phải nhập khẩu mà trong hợp đồng nhà cung cấp yêu cầu phải tạm ứng lớn hơn và các trường hợp đặc thù khác có hướng dẫn riêng của cơ quan có thẩm quyền, việc thanh toán được thực hiện trong phạm vi dự toán được giao và theo hợp đồng ký kết giữa đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nhà cung cấp); đối với những khoản chi không có hợp đồng, mức tạm ứng thực hiện theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách, phù hợp với tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao.

Trình tự, thủ tục tạm ứng: Đơn vị gửi KBNN giấy rút dự toán kèm các

hồ sơ chứng từ có liên quan, ghi rõ nội dung tạm ứng. KBNN kiểm tra, kiểm soát các nội dung hồ sơ, tài liệu, nếu đủ điều kiện thì cấp tạm ứng cho đơn vị.

Thanh toán tạm ứng: Khi thanh toán, ĐVSD NSNN có trách nhiệm gửi

đến KBNN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng kèm theo các hồ sơ chứng từ có liên quan để KBNN kiểm soát, thanh toán. Khi thanh toán tạm ứng có thể xảy ra các trường hợp sau:

Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (số đã tạm ứng); đồng thời, đơn vị lập thêm giấy rút dự toán

ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán bổ sung cho đơn vị (số chênh lệch giữa số Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán và số đã tạm ứng).

Nếu số đề nghị thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng số đã tạm ứng: căn cứ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (bằng số Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán tạm ứng), số chênh lệch sẽ được theo dõi để thu hồi hoặc thanh toán vào tháng sau, kỳ sau.

Số tạm ứng chưa đủ điều kiện thanh toán, đơn vị có thể thanh toán trong tháng sau, quý sau; nếu hết ngày 31/12 vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn không đủ thủ tục thanh toán, đơn vị phải đề nghị cơ quan tài chính đồng cấp xem xét cho chuyển tạm ứng sang năm sau. Nếu không đề nghị hoặc đề nghị không được chấp thuận, thì KBNN thu hồi tạm ứng bằng cách trừ vào mục chi tương ứng thuộc dự toán chi NS năm sau của đơn vị. Nếu dự toán chi NSNN năm sau không bố trí mục chi tương ứng hoặc có bố trí nhưng thấp hơn số phải thu hồi tạm ứng, KBNN thông báo cho CQTC biết và xử lý theo quyết định của CQTC.

Riêng khoản tạm ứng bằng tiền mặt đến cuối ngày 31/12 nhưng chưa chi hết phải nộp trả NSNN và hạch toán giảm chi NS năm hiện hành, trừ các khoản

phải chi theo chế độ, nhưng chưa chi như: tiền lương, phụ cấp lương, các khoản

trợ cấp cho các đối tượng theo chế độ và học bổng học sinh, sinh viên. ❖ Thanh toán trực tiếp:

Các khoản thanh toán trực tiếp bao gồm: Lương, phụ cấp lương, học

bổng, sinh hoạt phí, các khoản chi đủ điều kiện cấp thanh toán trực tiếp, các khoản tạm ứng đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán trực tiếp.

Mức cấp thanh toán: mức cấp thanh toán tối đa không vượt quá các nhóm mục chi trong dự toán ngân sách nhà nước được phân bổ.

Trình tự cấp thanh toán: ĐVSD NSNN gửi KBNN giấy rút dự toán kèm các hồ sơ chứng từ có liên quan. KBNN kiểm tra, kiểm soát các nội dung hồ sơ, tài liệu, nếu đủ điều kiện thì cấp cho ĐVSDNS hoặc thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

Tạm cấp kinh phí ngân sách nhà nước:

Vào đầu năm NS, khi dự toán NSNN chưa được phân bổ hoặc phương án phân bổ dự toán chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định CQTC và KBNN tạm cấp dự toán cho các nhiệm vụ chi sau: Lương và các khoản có tính chất tiền lương; Chi nghiệp vụ và công vụ phí; Các khoản chi cần thiết để đảm bảo hoạt động của bộ máy trừ các khoản chi mua sắm thiết bị, sửa chữa; Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; Chi bổ sung ngân sách cấp dưới.

Mức cấp tạm ứng hàng tháng tối đa không vượt quá mức chi bình quân một tháng của năm trước. Sau khi có dự toán chính thức, KBNN sẽ thực hiện thu hồi số kinh phí tạm cấp.

Chi ứng trước dự toán cho năm sau:

Được thực hiện đối với những dự án cần chuẩn bị để chi tiêu cho năm tới. Mức ứng trước không vượt quá 20% dự toán chi NSNN theo từng lĩnh vực. KBNN thực hiện thu hồi vốn ứng trước theo quyết định của Bộ trưởng BTC hoặc Chủ tịch UBND tuỳ theo từng cấp ngân sách.

2.3.3. Kiểm soát và lưu giữ chứng từ tại KBNN Thành phố Bắc Ninh

> Đối với những khoản chi KBNN thanh toán trực tiếp:

ĐVSDNS phải gửi KBNN toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan để kiểm soát. KBNN kiểm tra các hồ sơ, chứng từ, đóng dấu “ Đã thanh toán” và trả lại cho đơn vị. KBNN chỉ lưu dự toán NSNN được duyệt; bảng đăng ký biên chế, quỹ lương, học bổng, sinh hoạt phí; hợp đồng mua bán hàng hoá, thiết bị, sửa chữa tài sản; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; quyết định chỉ định

Thu NS Chi NS Tỷ lệ (%) Thu/chi Ghi chú 2015 312.21 6 531.45 1 60,44

NS trung ương 5.590 37.470 149 Không cân đối thu-chi tại thành phố

NS tỉnh 37.321 230.85

1

162 Không cân đối thu-chi tại thành phố

thầu, phiếu giá thanh toán, bảng kê thanh toán. ❖ Đối với những khoản thanh toán tạm ứng:

Trường hợp thanh toán tạm ứng các khoản mua sắm, sửa chữa nhỏ, các ĐVSDNS phải mang toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến KBNN theo quy định đã nêu ở phần 2.3.1. Nguyên tắc kiểm soát và thanh toán các khoản chi qua KBNN Thành phố Bắc Ninh và ở mục “ có đủ hồ sơ chứng từ” ở trên để Kho bạc kiểm soát và lưu giữ chứng từ như trường hợp KBNN thanh toán trực tiếp.

Trường hợp thanh toán tạm ứng đối với những khoản chi thường xuyên khác, ĐVSD NSNN lập 02 liên “bảng kê chứng từ thanh toán” gửi KBNN, KBNN kiểm tra và lưu 01 liên. ĐVSDNS chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của bảng kê chứng từ thanh toán.

Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán qua KBNN thành phố Bắc Ninh (Nguồn: Kho bạc Nhà nước Thành phố Bắc Ninh, 2018)

Ghi chú:

(1) Gửi hồ sơ, chứng từ;

(2) Xử lý chứng từ: Thực hiện kiểm soát đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN giao, đảm bảo có trong dự toán được CQNN có thẩm quyền giao. Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi. kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN. Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi trả theo quy định, KBNN thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị. Trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán, nhưng thuộc đối tượng tạm ứng, KB làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị. Trường hợp không đủ điều kiện chi theo quy định, KB được phép từ chối chi trả, thanh toán và thông báo cho đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định từ chối của mình. Sau khi kế toán thực hiện kiểm soát xong trình kế toán trưởng ký

(3) Trình Giám đốc KBNN duyệt;(4) Chuyển tiền (chuyển khoản), kế toán lựa chọn kênh thanh toán phù hợp để chuyển tiền; (5) Chuyển chứng từ tiền mặt từ Kế toán sang Kho quỹ; (6) Chi hoặc thu tiền, đồng thời thủ quỹ trả chứng từ tiền mặt cho khách hàng; (7) Trả hồ sơ (kiểm soát chi), chứng từ kế toán đã xử lý xong, không phải chứng từ tiền mặt.

2.3.4. Kết quả thực hiện kiểm soát chi thường xuyên giai đoạn 2015-2019

Kết quả thu - chi ngân sách giai đoạn 2015 - 2019 qua KBNN Thành phố Bắc Ninh được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2015-2019

0 7

NS trung ương 8.37 4

45.942 18,2 Không cân đối thu-chi tại thành phố

NS tỉnh 56.941 251.42

0

22,6 Không cân đối thu-chi tại thành phố NS huyện 285.59 0 285.59 0 100 NS xã 89.455 70.895 126,2 2J0V7 531.94 827.62 64 NS trung ương 8.19 8

45.433 18 Không cân đối thu-chi tại thành phố

NS tỉnh 23.343 310.23

7

7,5 Không cân đối thu-chi tại thành phố NS huyện 406.27 1 399.87 3 101,6 NS xã 94.128 71.919 130,9 2018 558.74 8 920.87 1 60,7 NS trung ương 9.92 4

50.606 19,6 Không cân đối thu-chi tại thành phố

NS tỉnh 33.588 393.87

0

8,5 Không cân đối thu-chi tại thành phố NS huyện 414.40 1 396.65 3 104,5 NS xã 100.83 5 79.742 126,5 2019 555.49 5 873.63 1 63,5 NS trung ương 9.08 3

45.165 20,11 Không cân đối thu-chi tại huyện

NS tỉnh 30.194 357.96

4

8,4 Không cân đối thu-chi tại huyện NS huyện 414.58 3 390.68 0 106,1 NS xã 101.63 5 79.822 127,3

Qua thống kê số liệu tình hình thu - chi NSNN trên địa bàn thành phố Bắc

Ninh cho thấy: mặc dù nguồn thu năm 2019 so với năm 2015 tăng 77,9%, tốc độ tăng chi Ngân sách năm 2019 so với năm 2015 tăng 64,4% nhưng chi luôn cao hơn thu. Nguyên nhân chi luôn cao hơn thu là do tổng chi trên bao gồm cả phần chi NS Trung ương và NS Tỉnh thuộc nhiệm vụ chi của Trung ương và Tỉnh phát sinh trên địa bàn (trên địa bàn không thực hiện cân đối thu - chi NS Trung ương và NS Tỉnh mà cân đối tại Tỉnh và trung ương). Đồng thời từ đó có

thể thấy nhu cầu chi tiêu NSNN qua KBNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ngày càng lớn năm sau luôn cao hơn năm trước. Vì vậy đòi hỏi các cấp Chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý Tài chính phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN, KBNN phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN qua KBNN trên địa bàn.

Nếu như giai đoạn trước năm 2004, KBNN thực hiện kiểm soát, cấp phát theo hạn mức kinh phí thì giai đoạn 2004-2007, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên bằng dự toán và theo 4 nhóm mục chi có chia theo quí. Từ năm 2008 đến nay, việc kiểm soát, thanh toán của KBNN thực hiện bằng dự toán được phân bổ và giao hàng năm chi tiết đến loại, khoản (không phân bổ theo 4 nhóm mục và chia theo quí trong năm). Đặc biệt từ sau khi Thông tư 161/2012/TT- BTC có hiệu lực thi hành, công tác chi thường xuyên của KBNN có một sự thay đổi cơ bản mà khuynh hướng chung là chuyển giao quyền tự chủ tài khoản tự chịu trách nhiệm về việc chi tiêu ngân sách tại đơn vị mình.

Luật NSNN đã chuyển hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí sang hình thức rút dự toán tại KBNN. Đây là một nội dung đổi mới theo hướng cải cách, nhằm giảm thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động và trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách; bỏ yêu cầu phân bổ dự toán NSNN theo mục chi và chia theo quí; đồng thời đòi hỏi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá

2015 314.821 290.895 92,4

quản lý sử dụng ngân sách. Thông qua đó, một mặt giảm bớt các thủ tục không cần thiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của các đơn vị dự toán; mặt khác, công tác kiểm soát chi của KBNN cũng được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chi NSNN cũng được quy định rõ ràng hơn đã góp phần năng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Cụ thể, đối với cơ quan tài chính đã tăng cường được tính chủ động trong việc điều hành NSNN. Đặc biệt kể từ năm ngân sách 2012 trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã chính thức đưa hệ thống TABMIS (hệ thống thống tin quản lý NS và Kho bạc) chính thức đi vào hoạt động đã tạo điều kiện chủ động cho cơ quan Tài chính trong việc phân bổ NSNN đến đơn vị thụ hưởng, đã thay đổi hoàn toàn theo phương thức quản lý cấp phát trước đây (cơ quan tài chính thực hiện phân bổ, KBNN thực hiện nhập và quản lý theo dõi tình hình sử dụng). Cơ quan Tài chính và KBNN khai thác trên một bộ sổ thống nhất do Bộ tài chính quản lý vì vậy số liệu đảm bảo chính xác cao, đáp ứng cung cấp kịp thời số liệu phục vụ cho điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền.

Thực hiện công cuộc cải cách hành chính, KBNN Thành phố Bắc Ninh đã thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết. Những cải cách về cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN đã góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, loại bỏ tiêu cực, phòng chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Kết quả thực hiện chi NSNN thường xuyên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Kết quả thực hiện chi ngân sách thường xuyên bằng dự toán qua Kho bạc nhà nước Thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2015-2019

tăng và thực hiện chi chế độ phụ cấp công vụ, đặc thù ngành được bổ sung, điều chỉnh. Chất lượng giao dự toán được nâng cao, dự toán NSNN hằng năm hủy bỏ giảm đi qua các năm; năm 2015 dự toán hủy bỏ bằng 7,6%; năm 2019 dự toán hủy bỏ còn 1,4% so với dự toán cả năm giao (Chủ yếu dự toán hủy bỏ của ngân sách xã). Điều đó chứng tỏ luật NSNN đã có những bước cải tiến phù hợp với thực tế hơn, chặt chẽ hơn và đã dần đi vào đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội.

Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Thành phố Bắc Ninh, một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước quy định. Đặc biệt là các khoản chi trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng... đã dần đi vào nề nếp, theo đúng quy chế đấu thầu và chế độ hoá đơn, chứng từ chứng từ. Tình trạng chi chạy kinh phí cuối năm, rút tiền về quỹ của đơn vị để chi cũng dần được loại bỏ vì đại đa số các khoản chi NSNN được thực hiện thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa - dịch vụ, việc ứng dự toán để chi tiêu rất ít phát sinh, hiệu quả sử dụng vốn NSNN ngày càng được nâng cao. Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN Thành phố Bắc Ninh đã phát hiện hàng trăm khoản chi của hàng chục đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; đã từ chối hàng tỷ đồng chi sai mục đích hoặc không đủ hồ sơ hợp

m xuyên NSNN (triệu đồng) chế độ (Đơn vị) thủ tục (món) (triệu đồng) 2015 451.389 80 122 645

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ BẮC NINH (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w