Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ BẮC NINH (Trang 71 - 76)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua

3.2.1. Các giải pháp chung

Trong điều kiện nước ta, nguồn lực tài chính cho phát triển KT- XH còn hạn chế thì vấn đề hiệu quả của chi NS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với một chính sách phân bổ NS được cho là hợp lý thì hiệu quả của chi NS được quyết định bởi cơ chế quản lý chi NS và phải đạt được các mục tiêu và yêu cầu chủ yếu sau đây:

hiện hành, đảm bảo tài chính cho các bộ ngành, địa phương, thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với định hướng phát triển KT-XH trong năm kế hoạch. Thực hiện việc quản lý và điều hành NSNN theo dự toán và phải coi dự toán là một đạo luật và chính phủ, bộ, ngành, cá nhân có trách nhiệm thi hành.

Hai là, thiết lập quy trình chuẩn bị, chấp hành và quyết toán NS tuân thủ

các nguyên tắc và trình tự nghiêm ngặt đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý chi NS cũng như nguyên tắc phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa các chủ thể nhằm nâng cao năng lực hiệu quả quản lý chi ngân sách. Xoá bỏ sự can thiệp quá chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước đối với công việc của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Ba là, thiết lập cơ sở thông tin thống nhất trong lĩnh vực quản lý ngân

sách trên cơ sở nghiên cứu xây dựng một trung tâm tính toán và lưu dữ liệu thống nhất trong ngành tài chính. Trong xu hướng phát triển chung của khu vực và trên thế giới ngày nay, công nghệ thông tin đã, đang và sẽ là một công cụ đắc lực hữu hiệu, không thể thiếu đối với công tác quản lý KT-XH. Quản lý chi NS cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó. Đây vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu và cũng là biện pháp nâng cao chất lượng quản lý NS.

Để đạt được các mục tiêu trên, về nguyên tắc quản lý chi ngân sách sẽ tập trung vào các mặt sau:

> Hoàn thiện quy trình lập, phân bổ dự toán phải quán triệt nguyên tắc

quản lý chi theo dự toán, coi dự toán chi NS đã được Quốc hội, HĐND các cấp phê chuẩn bắt buộc Chính phủ, bộ ngành, ĐP có trách nhiệm tuân thủ. Dự toán chi NS theo MLNS là giới hạn tối đa đã được chi về tổng thể và cơ cấu chi. Nguyên tắc này đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối quy định về MLNS trong cả chu trình NS từ khâu lập, chấp hành và kế toán quyết toán NS. Đồng thời là căn cứ để hoàn thiện các phương thức cấp phát NS hiện hành. Để đạt được

mục tiêu này, BTC cần có nghiên cứu thống nhất định mức xây dựng NS và định mức chi NS. Hiện nay, chúng ta có hai hệ thống định mức, một là định mức phân bổ hay định mức xây dựng NS, hai là định mức chi NS. Thống nhất hai hệ thống định mức này sẽ là điều kiện quan trọng để cho dự toán phù hợp với nhu cầu chi của đơn vị để tổng số cũng như cơ cấu chi theo mục; đồng thời khi dự toán được Quốc hội phê chuẩn thì cũng là lúc dự toán chi tiết của đơn vị được duyệt, đảm bảo ngày 1/1 hàng năm, Kho bạc có dự toán để kiểm soát, đơn vị có dự toán được chi.

> Quán triệt nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc và nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng ngân sách. Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc khẳng định hai nội dung.

Một là KBNN là cơ quan đầu mối duy nhất được nhà nước giao nhiệm

vụ QLNN về quỹ NSNN, do vậy có nhiệm vụ trực tiếp thanh toán mọi khoản chi NS. Khẳng định Kho bạc có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chi NS trước khi xuất quỹ NS và có quyền từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai chế độ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Hai là Nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng NS yêu cầu

các khoản chi NS phải được thanh toán trực tiếp đến đúng đối tượng thụ hưởng là những người cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chính phủ, bao gồm cả công chức, viên chức hưởng lương từ NS nhằm hạn chế tối đa thanh toán qua trung gian.. .Nguyên tắc này thực chất là một phần trong nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN. Nhưng trong điều kiện ở nước ta hiện nay tình trạng chi qua khâu trung gian vẫn còn rất phổ biến như chi hoạt động hành chính. gây tác động tiêu cực đến công tác quản lý tiền mặt và tạo cơ hội cho những hành vi gian lận, biển thủ công quỹ, do vậy cần nhấn mạnh nguyên tắc này.

> Quy trình kiểm soát chi NS phải đảm bảo phân định trách nhiệm giữa chuẩn chi và KBNN. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong quản lý tài chính.

Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia như một thực thể thì trong lĩnh vực chi tiêu, vai trò thủ trưởng đơn vị để thực hiện hành vi chuẩn chi là TTCP, các Bộ trưởng, chủ tịch UBND các cấp và những người được uỷ quyền, còn kho bạc là vai người kế toán có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán của người chuẩn chi khi thực hiện chế độ chi tiêu, kế toán các khoản chi tiêu đó. Do vậy cần phải có nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa chuẩn chi và kế toán để có sự kiểm tra, kiểm soát trong khi chi ngân sách, không đồng nghĩa với cản trở và bất hợp tác

> Cải tiến các phương thức cấp phát NS: để tăng cường tính chủ động của đơn vị thụ hưởng ngân sách, hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết của CQTC vào quá trình chi tiêu của đơn vị, tuân thủ nguyên tắc điều hành NS theo dự toán đã được Quốc hội, HĐND các cấp phê chuẩn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Khi mà chất lượng của công tác lập, duyệt và phân bổ ngân sách được ngày một nâng cao sẽ tạo tiền đề cho việc hoàn thiện các phương thức cấp phát ngân sách cụ thể:

Xoá bỏ dần việc cấp phát NS bằng lệnh chi tiền của CQTC thay đó là phương thức cấp phát bằng dự toán. Trừ những trường hợp chi đặc biệt phải sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền

Thực hiện quản lý và điều hành NS theo dự toán tổng thể, không bó buộc đơn vị chấp hành theo dự toán từng nhóm mục. Khi điều kiện cho phép, có nghĩa là khi công tác này đã ổn định, đi vào nề nếp thì sẽ thực hiện theo dự toán được duyệt.

> Đa dạng các phương thức kiểm soát chi NS: từng bước thực hiện cơ chế tài chính khoán cho các đơn vị SN và các DN công ích, tạo tiền đề để thay dần phương thức kiểm soát chi đầu vào như hiện nay bằng quản lý theo đầu ra.

một khoản tiền nhất định để mua các dịch vụ công cộng do một bộ ngành hoặc đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội, ví dụ như dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch.. .Các bộ trưởng, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước chính phủ và quốc hội về việc sử dụng khoản NS đó đem lại kết quả cam kết ban đầu. Nhà nước không can thiệp sâu vào việc sử dụng khoản NS đó như thế nào, việc đó giao toàn quyền cho thủ trưởng đơn vị quyết định. Nhà nước chỉ quan tâm đến hiệu quả chương trình đó đem lại như thế nào từ nguồn ngân sách đó mà thôi.

> Xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán nhà nước, thành lập trung tâm tính toán và lưu trữ dữ liệu của ngành tài chính: phải sớm giải quyết tình trạng phân tán và manh mún, không đồng bộ, ăn khớp trong công tác kế toán, cần phải lấy kế toán kho bạc làm hạt nhân, để nghiên cứu hàng loạt các vấn đề xoay quanh kế toán nhà nước như đối tượng kế toán, phương pháp kế toán, hệ thống chứng từ, mẫu biểu. Với mục tiêu là KBNN phải là cơ quan duy nhất tham mưu giúp bộ tài chính làm tổng quyết toán NSNN.

> Thực hiện công khai hoá NS, trong đó thực hiện công khai quy trình cấp phát NS và kiểm soát chi NS: nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của nhà nước và bản chất của NS Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi khoản chi NS đều được đáp ứng từ các nguồn đóng góp của dân thông qua thuế, phí và lệ phí, vậy người dân phải có quyền được biết về hoạt động thu-chi của ngân sách nhà nước. Công khai quy trình cấp phát, kiểm soát chi NS trong chừng mực nào đó góp phần xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của bên quản lý và bên được quản lý. Nhờ vậy mà cơ quan quản lý kiểm soát các ĐVSDNS cho các đơn vị sử dụng NS có điều kiện và cơ hội kiểm tra, giám sát ngược trở lại đối với các đơn vị quản lý mình trong việc chấp hành các quy trình quản lý.

được yêu cầu và nhiệm vụ, song đây chỉ là một mặt của vấn đề. Nếu trình độ của cán bộ đã được cải thiện, nhưng tinh thần và thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ chúng ta chưa được xác định đúng vị trí là những người phục vụ hoặc chưa đào tạo phải phục vụ như thế nào thì công cuộc cải cách hành chính của chúng ta có lẽ sẽ bị hạn chế rất nhiều, thậm chí có thể phản tác dụng. Chính vì vậy mà một trong những nội dung cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN thì vấn đề quan tâm đào tạo một đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý chi NS có thái độ phục vụ hoàn toàn mới theo tinh thần “Văn minh giao tiếp”.

Vấn đề này tưởng như nhỏ, nhưng nếu như không có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt thì hậu quả sẽ không phải là nhỏ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ BẮC NINH (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w