Phương pháp phân tíchtài chính Dupont

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA NỘI BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 31 - 34)

1.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCHTÀI CHÍNH

1.4.3. Phương pháp phân tíchtài chính Dupont

Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008) chỉ ra phương pháp Dupont dựa trên cơ sở kiểm soát các chỉ tiêu phân tích tài chính phức tạp. Mỗi chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tài chính dưới dạng các tỷ số, khi tỷ số tài chính tăng hay giảm tùy thuộc vào mẫu số và tử số của tỷ số đó. Mặt khác, mỗi tỷ số tài chính còn ảnh hưởng bởi các quan hệ tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan và quan hệ nội tại của các hoạt động tài chính mà nó phản ánh. Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ của mỗi tỷ số tài chính với những nhân tố ảnh hưởng đến nó theo một trình tự logic, chặt chẽ và nhìn rõ ràng hơn các hoạt động tài chính của doanh nghiệp để có cách thức tác động vào từng nhân tố một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính: tỷ suất hoạt động và tỷ suất doanh lợi tiêu thụ để xác định khả năng sinh lời của vốn đầu tư.

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu

công thức:

Lợi nhuận trước thuế & lãi

ROA =______._____________________ Tài sản

Hoặc:

Lợi nhuận sau thuế

ROA =______J ______________ Tài sản

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản.

Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont nhằm đánh giá tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách tỷ số ROE:

LN sau thuế Lợi nhuận sau thuế Tài sản

= Vốn CSH = Tài sản x Vốn CSH = x

EM là số nhân vốn. EM có thể được biến đổi thành:

Tài sản Tổng nguồn vốn 1 1

EM = 77' = 77 7 7' = ,M 7 = ^ A. .

Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 1- Tỷ suất nợ Tổng nguồn vốn

giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Còn ROA phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp - khả năng quản lý tài sản của các nhà

quản lý. EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn

từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp

tăng vốn huy động từ bên ngoài. Tách ROA:

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Tài sản Doanh thu Tài sản

PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp.

AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Khi PM tăng thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả.

Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) có thể được biến đổi như sau:

ROE = PM x AU x EM

Có thể tóm tắt các yếu tố cơ bản tác động đến ROE của một doanh nghiệp đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA NỘI BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 31 - 34)