năng lực thẩm định tăng, năng suất, khối lượng công việc được giải quyết nhiều hơn.
1.3.3.5 Chi phí và thời gian thẩm định dự án
Chi phí và thời gian thẩm định là tiêu chí có thể định lượng được. Chi phí và thời gian thẩm định giảm chứng tỏ công tác thẩm định được bố trí hợp lý, quy trình khoa học. Tuy nhiên không xem đây là các chỉ tiêu cần phải đạt được với từng dự án riêng biệt, có khi cần phải tăng chi phí và kéo dài thời gian cần thiết để nâng cao chất lượng thẩm định. Ở đây tác giả muốn đề cập đến mức chi phí và khoảng thời gian phù hợp, phải đảm bảo đủ để ngân hàng có thể đánh giá chính xác tính khả thi của dự án.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hoạt động thẩm địnhtài chính dự án đầu tư tài chính dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để có đuợc kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án - cơ sở tin cậy để ra quyết định đầu tư đúng đắn, chúng ta cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng.
1.3.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan
- Nhận thức, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng
Trong thẩm định tài chính dự án, nhận thức của nhân viên thẩm định cũng như lãnh đạo của TCTD có ý nghĩa quan trọng. Neu nhận thức không đúng thì thẩm định chỉ có tính hình thức, một thứ thủ tục để đảm bảo hồ sơ cho vay hợp lệ, song nếu quá tỉ mỉ ở những khâu không cần thiết thì sẽ mất thời gian tiền bạc và cơ hội kinh doanh cho cả khách hàng và TCTD. Nhận thức đúng vai trò của thẩm định mới có đầu tư phù hợp về tổ chức, nhân sự, trang thiết bị.
Trình độ của nhân viên thẩm định cũng là một nhân tố quan trọng. Trước hết, nhân viên thẩm định phải đạt trình độ chuyên môn nhất định để có thể hiểu nội dung, phương pháp và cách thức phân tích, tính toán DAĐT. Thẩm định tài chính dự án đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện những vấn đề liên quan DAĐT, về kinh tế xã hội và xu hướng phát triển của chúng mới nhận diện được các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả tài chính của dự án, đưa ra các phán đoán chính xác về các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Nhân viên thẩm định phải có phương pháp làm việc khoa học, có tầm nhìn tổng quát, sáng tạo dựa trên kinh nghiệm sẵn có của bản thân và có cách thức tiếp cận tốt với các thông tin hổ trợ. Có như vậy, việc thẩm định mới được toàn diện, đúng đắn chính xác và có cơ sở.
Nhân viên thẩm định phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, năng động, trung thực, cẩn thận và khách quan trong nhìn nhận vấn đề. Có như vậy, tính đúng đắn, khách quan, chân thực mới được đảm bảo và loại bỏ được những yếu tố cảm tính, tư lợi, tùy tiện để tránh đưa ra những quyết định sai lầm, vô căn cứ.
- Tổ chức công tác thẩm định
Thẩm định tài chính được thực hiện trước khi tài trợ và có thể ở tất cả các giai đoạn của dự án cho đến khi kết thúc. Vì vậy, khâu tổ chức, bố trí nhân lực phải luôn sẵn sàng và phù hợp. Việc tổ chức thẩm định phải được lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng người, từng đơn vị. Tất cả các khâu, công đoạn
của thẩm định dự án phải được bố trí theo đúng trình tự, đúng chức năng nhiệm vụ nhưng phải linh hoạt. Bộ phận pháp lý, kỹ thuật thực hiện trước, sau đó đến bộ phận tài chính và cuối cùng là cấp quyết định.
Việc thẩm định theo một trình tự hợp lý, khoa học; sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với sở trường của mỗi bộ phận, mỗi người sẽ tạo động lực, phát huy được kiến thức chung, loại bỏ được các rủi ro đạo đức, nghề nghiệp và rút ngắn được thời gian thẩm định. Tổ chức quản lý, điều hành tốt sẽ tạo tính ưu việt, đồng bộ trong toàn hệ thống và qua đó góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Trang thiết bị, công nghệ
Như đã đề cập ở trên, thông tin là một trong những yếu tố quyết định chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Để có được nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy cần có sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại được kết nối với những cơ sở dữ liệu lớn, tiết kiệm thời gian, chi phí thu thập.
Ngoài ra, việc trang bị những phần mềm chuyên dụng còn giúp cho các Nhân viên thẩm định xử lý được một khối lượng thông tin lớn, tính toán, dự báo nhanh được nhiều phương án, giảm được các rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý, tính toán thủ công như trước đây. Qua đó, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
được cải thiện đáng kể.
1.3.4.2. Nhóm nhân tố khách quan
- Tác động của Lạm phát, bất ổn của nền kinh tế
Lạm phát làm tăng giá cả theo thời gian do đó nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng. Các yếu tố đầu vào và kể cả cơ sở tính toán của các chỉ tiêu như NPV, IRR đều chịu tác động của lạm phát, bất ổn. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án dễ dàng hơn, hiệu quả thẩm định tài chính cao hơn. Lạm phát làm tăng TMĐT, nếu không được dự kiến trong giai đoạn thẩm định tài chính dự án thì dự án có thể sẽ hụt vốn, chậm tiến độ, kém chất lượng do tài trợ không đầy đủ và kịp thời.
giảm giá trị tiền tệ trong tương lai.
Lạm phát còn ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa. Lạm phát làm giảm giá trị tương lai của các khoản tiền vay, và các khoản thanh toán theo lãi suất cố định. Các bên tài trợ cho dự án sẽ phải tăng lãi suất danh nghĩa đối với các khoản vốn vay để bù đắp thiệt hại do lạm phát gây nên làm chi phí dự án tăng.
Theo quan điểm của tác giả lạm phát phải được đánh giá một cách trực tiếp và cụ thể đối với từng dự án, lạm phát có thể nâng cao hiệu quả của dự án này nhưng lại làm giảm hiệu quả dự án khác tùy thuộc vào tính đặc thù của sản phẩm dự án, cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm và mức độ tác động của lạm phát đến giá cả của từng yếu tố này.
Nền kinh tế thế giới và trong nước trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài luôn bất ổn. Giá cả tăng, lãi suất cao, các khó khăn khác chất chồng lên các doanh nghiệp. Các tính toán của người lập dự án lẫn người thẩm định không lường hết những khó khăn mà doanh nghiệp và dự án vấp phải.
- Đạo đức kinh doanh của khách hàng
Không phải là tất cả, nhưng xã hội chúng ta hiện có quá nhiều doanh nghiệp đủ mọi thành phần kinh tế đang kinh doanh theo kiểu phong trào, cảm tính và liều lĩnh. Phần thì muốn thành công nhanh chóng, phần do tình d tài chính doanh nghiệp khó khăn họ sẵn sàng làm mọi cách để đạt được mục tiêu thu lợi nhuận cao, bất chấp rủi ro. Khi doanh nghiệp đã bất chấp rủi ro bản thân thì việc ngân hàng bị lừa dối là dễ hiểu. Thời gian qua, có quá nhiều dự án lập ra mục đích để giữ đất, chiếm dụng vốn, nuôi các dự án khác..vv. Cùng với việc pháp luật sơ hở, thiếu nghiêm minh nên việc gian dối, móc ngoặc, lừa đảo vẫn xảy ra triền miên.
- Cạnh tranh giữa các TCTD
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD cũng có tác động đến việc hoàn thiện thẩm định tài chính DAĐT. TCTD thẩm định chặt chẽ làm giảm bớt rủi ro cho bản thân nhưng lại gây nên sự xa lánh của khách hàng. Vì mục tiêu mở rộng thị phần, giữ chân khách hàng nên các TCTD đôi khi cũng phải có một số châm chước với khách hàng dù vẫn biết có thể mang lại rủi ro.
Nhân tố này đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu chung của xã hội. Những khiếm khuyết trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính công minh của các chính sách quản lý Nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như thẩm định tài chính của doanh nghiệp và của dự án đầu tư.
Với các dự án đầu tư liên quan đến nhiều chính sách chưa được hoàn thiện hoặc đầy đủ, hoặc thay đổi liên tục dẫn đến những kết quả thẩm định bị lạc hậu rất nhanh trong quá trình thực hiện dự án.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện còn làm phát sinh những rủi ro và hạn chế nguồn thông tin chính xác đến doanh nghiệp và TCTD.
Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản làm nền tảng để xem xét và đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính DAĐT tại Vietinbank nói chung và Vietinbank Ninh Bình nói riêng trong thời gian qua.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn gồm có 3 phần
Phần 1.1 giới thiệu một cách tổng quan về dự án đầu tư và các giai đoạn của dự án đầu tư.
Phần 1.2 giới thiệu một cách tổng quan về thẩm định tài chính dự án đầu tư. Phần này trình bày những kiến thức cơ bản nhất về tài chính dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án đầu tư. Trong phần này cũng trình bày rõ sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án. Những nội dung cơ bản của thẩm định dự án đầu tư cũng được trình bày đầy đủ và có hệ thống trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết đã có trong các giáo trình bao gồm các nội dung:
- Thẩm định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư.
- Thẩm định nguồn vốn đầu tư cho dự án gồm thẩm định vốn đối ứng của chủ đầu tư, khả năng tài chính của chủ đầu tư; thẩm định các khoản vay và khả năng tiếp cận các khoản vay của chủ đầu tư.
- Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư như NPV, IRR...
- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của dự án đầu tư: điểm hòa vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư, thỉ tiêu thời gian hoàn vốn vay.
- Phân tích rủi ro của dự án đầu tư đề cập đến các lý thuyết phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, phân tích mô phỏng.
Phần 1.3 trình bày khái niệm và những nội dung cơ bản của việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư . Những nội dung đó là:
- Hoàn thiện công tác thu thập thông tin thẩm định: nguồn cung cấp; phương pháp và công nghệ thu thập, lưu trữ, phân tích, sử dụng thông tin.
- Hoàn thiện quy trình thẩm định - Hoàn thiện phương pháp thẩm định
Theo những nội dung này, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư như sau:
- Độ chính xác, toàn diện của nội dung và kết luận báo cáo thẩm định - Tỷ lệ các dự án hoạt động có hiệu quả.
- Tỷ lệ nợ xấu của các dự án đầu tư
-Tăng trưởng số lượng và quy mô dự án đầu tư đã được thẩm định - Chi phí và thời gian thẩm định dự án đầu tư
Phần cuối chương 1 phân tích những nhân tố tác động đến việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Bao gồm:
- Nhóm các nhân tố chủ quan. - Nhóm các nhân tố khách quan.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẢM ĐỊNH TÀI CHÍNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN