Qua 20 năm hình thành và phát triển, Vietinbank Ninh Bình đã không ngừng phát triển và trưởng thành, liên tục là một trong các chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tháng 4 năm 2015, toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tiếp tục thay đổi mô hình. Theo đó, tách biệt giữa chức năng thẩm định của cán bộ phân tích và chức năng bán hàng của cán bộ quan hệ khách hàng. Việc thẩm định hồ sơ cho vay được chuyên môn hóa, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, đồng thời khách quan hơn so với mô hình cũ.
Thứ nhất: Đã thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định dự án đầu tư.
Quy trình đã giúp Nhân viên thẩm định trong toàn hệ thống thực hiện tuân thủ đúng theo các bước và trình tự thẩm định, xem xét đánh giá đầy đủ những nội dung yêu cầu thẩm định. Quy trình thẩm định đã phát huy được tính tích cực.
Các yêu cầu về hồ sơ dự án rõ ràng, giúp khách hàng thuận lợi trong quá trình cung cấp hồ sơ phục vụ thẩm định.
Thời gian thẩm định được bảo đảm theo quy định, không kéo dài gây phiền hà cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư và tiến độ thực hiện của các dự án.
Bên cạnh đó việc áp dụng thực hiện chuyển đổi mô hình mới cùng với việc đầu tư phần mềm luân chuyển hồ sơ tín dụng giữa phòng khách hàng, phòng giao dịch với ban giám đốc, với các phòng ban trụ sở chính giúp cho quá trình thẩm định dự án cho vay nói chung và thẩm định tài chính nói riêng được nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ phân tích có nhiều thời gian hơn vào tập trung tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định hiệu quả tài chính dự án cho vay. (Việc luân chuyển hồ sơ được thực hiện qua chương trình LOS)
Thứ 2: Mức độ chính xác, toàn diện của nội dung và kết luận thẩm định tài chính của phần lớn tờ trình thẩm định đã được nâng cao
dung thẩm định theo quy định về thẩm định tài chính dự án, có kết luận và đưa ra quan điểm rõ ràng về tài trợ dự án. Phần lớn các kết luận kiến nghị và đề xuất đưa ra trong báo cáo thẩm định đã có những căn cứ khách quan. Việc phân tích đánh giá các nội dung dự án xác thực, các nhận xét đánh giá về nội dung thẩm định ngày càng có chiều sâu.
Thẩm định tài chính dự án có nhiều tiến bộ, các chỉ tiêu tài chính đã được tính toán, phân tích kỹ lưỡng, các kết luận thẩm định đi vào bản chất của các chỉ tiêu tài chính, dần khắc phục được tình trạng đưa ra nhận xét và kết luận thiếu căn cứ.
Thứ ba: Công tác thẩm định đã góp phần giảm thiểu tỷ lệ các dự án hoạt động kém hiệu quả, hạn chế tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng
Như đã đề cập ở trên số lượng và quy mô các dự án do bộ phận thẩm định thực hiện tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 2012 (20 dự án - tổng dư nợ 1.620 tỷ đồng) đến năm 2014 (35 dự án - tổng dư nợ trung dài hạn đạt 2.295 tỷ đồng). Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh tương đối tốt, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu ở mức thấp so với tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Đồng thời, trong 84 dự án chấp thuận cho vay có 77 dự án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, chiếm 91,7% tổng số dự án; có 3 dự án hoạt động kém hiệu quả,trả nợ không đúng hạn chiếm 3,5% và có 4 dự án tồn tại nợ xấu chiếm 4,8%.
Giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động khó khăn, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản, nâng cao chất lượng công tác thẩm định đã giúp Chi nhánh sàng lọc, lựa chọn được các dự án tốt, hạn chế được rủi ro tín dụng.