Với vị trí là ngân hàng quản lý các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng, đặc biệt trong việc cung cấp thông tin qua mạng của Trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng CIC. Tuy nhiên, vai trò thực sự của những thông tin này chưa cao do số lượng và chất lượng thông tin chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra ngày càng cao của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, mở rộng phạm vi nội dung và nâng cao chất lượng thông tin của CIC, tăng cường sự điều phối và tổ chức cung cấp thông tin của CIC qua các biện pháp cụ thể như sau:
- Cần nghiên cứu, sửa đổi những quy định về yêu cầu bắt buộc cung cấp thông tin của các ngân hàng thương mại bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần cho NHNN, đồng thời làm rõ những yêu cầu về tính trung thực, tính đầy đủ, tính cập nhật của thông tin được cung cấp, trách nhiệm của các ngân hàng và chế tài áp dụng trong trường hợp thông tin cung cấp không đảm bảo các yêu cầu đề ra. Có như vậy, những thông tin do các ngân hàng cung cấp (thông tin đầu vào) mới đảm bảo độ tin cậy và do đó, chất lượng thông tin khai thác được trong toàn hệ thống (thông tin đầu ra) mới có giá trị, mới phục vụ được các yêu cầu của công tác thẩm định.
- Kiện toàn tổ chức và cơ cấu hoạt động của CIC sao cho thống nhất được thông tin trong phạm vi cả nước đồng thời tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin.
- CIC cần tích cực trao đổi thêm thông tin với các tổ chức thông tin quốc tế và các đầu mối thông tin trong nước như Tổng Cục thống kê, Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây Dựng, Tổng Cục Hải Quan, Văn phòng Chính phủ... để tạo nguồn cung cấp thông tin không chỉ về tín dụng mà cả các thông tin về thị trường, quy hoạch phát triển, định hướng và chính sách trong từng thời kỳ...
Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra tổ chức các hội nghị chuyên đề về tín dụng (trong đó có thẩm định dự án) và mở các lớp tập huấn nghiệp vụ để tăng cường kiến thức về kỹ thuật thẩm định cho các ngân hàng thương mại.
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các khóa tập huấn chuyên đề thẩm định dự án, tổ chức tập huấn, trao dồi kinh nghiệm công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng cho các chi nhánh nhằm nâng cao năng lực thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng trong toàn hệ thống
- Xây dựng mạng lưới thông tin, cơ sở dữ liệu và các ngành nghề, các doanh nghiệp để có hệ thống thông tin đa chiều phục vụ cho công tác thẩm định
- Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần có sự chỉ đạo thống nhất từ hội sở xuống các chi nhánh về việc nghiên cứu, tổng kết các chỉ tiêu tài chính trung bình của từng ngành để tạo thuận lợi cho công tác thẩm định ở mỗi chi nhánh. Bên cạnh đó, cần tích lũy các chỉ tiêu dự án sau khi đã kiểm chứng qua thực tế cùng với việc sưu tầm các chỉ tiêu của các ngân hàng bạn.
- Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên ban hành quy trình mới phù hợp với tình hình hoạt động hiện tại, trong đó nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ, phòng ban, tránh trường hợp ỉ lại cho nhau như hiện nay.
- Đầu tư cho hoạt động thẩm định:
Hiện nay, mỗi cán bộ thẩm định tại Vietinbank Ninh Bình đều được trang bị máy tính nối mạng đầy đủ. Nhưng để có thể phát huy hơn nữa vai trò hàng đầu của
mình cũng như tiến tới hoà nhập với thị trường ngân hàng tài chính khu vực và trên thế giới, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới công nghệ một cách toàn diện đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng.
Hệ thống trang thiết bị thông tin cần được tiếp tục hoàn thiện trong toàn hệ thống để tránh tình trạng chênh lệch giữa các chi nhánh lớn với các chi nhánh nhỏ, tạo điều kiện cung cấp thông tin toàn diện, cập nhật thường xuyên, nhiều chiều.
Những chương trình phần mềm phục vụ đắc lực cho nghiệp vụ thẩm định đặc biệt là việc phân tích tài chính cần được nghiên cứu xây dựng một cách khoa học hoặc đặt mua nếu thực sự cần thiết và cần được cung cấp, cập nhật thường xuyên cho toàn hệ thống.
Đi đôi với việc trang bị những phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, công tác đào tạo cần được triển khai rộng rãi hơn nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ, tăng khả năng thích ứng với các trang thiết bị và công nghệ mới.
- Cần hoàn thiện một số chỉ tiêu, phương pháp thẩm định tài chính dự án
Để bảo đảm độ chính xác trong kết quả tính toán, cần hoàn chỉnh một số nội dung thẩm định tài chính dự án theo hướng sau:
V Việc xác định dòng tiền dự án
Nên bổ sung chi phí cơ hội và chi phí vốn lưu động ròng của dự án để tính toán. Đây là những chi phí có liên quan đến dự án và là chi phí nhà đầu tư phải bỏ ra để thực hiện đầu tư khai thác dự án, nếu không tính vào dòng tiền của dự án dẫn đến kết quả tính toán không có độ chính xác cao.
Cần phải xem xét đến thuế giá trị gia tăng. Đây là khoản vốn tương đối lớn được cơ quan thuế hoàn lại nhưng phải sau một khoảng thời gian nhất định.
Dòng tiền phải được tính trên cơ sở các thu nhập bằng tiền, việc đánh giá bằng lợi nhuận sau thuế và khấu hao chưa tính đến tác động của chính sách tiêu thụ sản phẩm của dự án như bán chịu, tồn kho nên chưa đảm bảo độ chính xác vì các khoản thu nhập này chưa chắc đã chuyển thành tiền trong năm dự tính.
V Cách tính lãi suất chiết khấu
theo hướng hạn chế tác động của sự biến động lãi suất ngân hàng như áp dụng lãi suất trung bình, lãi suất dự báo. Các phương pháp này cũng cần hoàn thiện để phù hợp chính xác hơn. Việc tính toán tỷ suất chiết khấu cho cả vòng đời dự án hoặc thời gian thu hồi vốn mà căn cứ trên lãi suất thời điểm thẩm định như hiện nay của Vietinbank và hầu hết các tổ chức tín dụng ở Việt Nam mà tác giả có tìm hiểu là không phù hợp. Nó mâu thuẫn trước mắt với hợp đồng tín dụng lãi suất thả nổi.
V Cách tính chi phí sử dụng vốn tự có
Hiện nay ngân hàng Công Thương Việt Nam chưa có quy định cụ thể về cách xác định và để nhân viên thẩm định tự quyết định, họ thường lấy lãi suất huy động cùng kỳ hạn của các Ngân hàng thương mại để tính chi phí sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư. Việc tính toán này có ưu điểm là đơn giản nhưng độ chính xác chưa cao bởi lẽ chưa tính đến phần bù rủi ro của chủ đầu tư. Ở đây tác giả đề xuất có thể áp dụng phương pháp tính chi phí sử dụng vốn tự có theo mô hình CAPM.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 được chia thành 3 mục với những nội dung cơ bản sau:
Mục 3.1 trình bày hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của Vietinbank Ninh Bình đến năm 2018.
Mục 3.2 trình bày một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tại Vietinbank Ninh Bình, cụ thể như:
- Hoàn thiện phương pháp thẩm định
- Cải tiến công tác tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định - Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin thẩm định
- Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên thẩm định
- Tổ chức đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay sau tài trợ vốn
- Nâng cao nhận thức về vai trò hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay Mục 3.3 trình bày về một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank Ninh Bình đối với:
- Kiến nghị với Chính Phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương - Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
KẾT LUẬN•
Sự kiện Việt Nam trở thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 07/11/2006, đã đánh dấu một bước ngoặt rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và thị trường tài chính tiền tệ nước ta nói riêng. Gần 10 năm thực hiện cam kết theo lộ trình mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng nước ngoài sẽ là đối thủ của các ngân hàng trong nước. Đồng thời, họ cũng là kênh truyền dẫn vốn và công nghệ cho các đối tác trong nước. Không chỉ có các ngân hàng nước ngoài với vốn lớn, công nghệ hiện đại mà các ngân hàng trong nước còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác như các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm, bưu điện, các quỹ đầu tư,...Đây cũng chính là thời điểm các ngân hàng trong nước có được một thời gian quá độ cần thiết để thích nghi với điều kiện mới. Và đặc biệt, hiện nay khi nền kinh tế càng phát triển, khi các doanh nghiệp càng chú trọng tới hoạt động đầu tư thì đồng nghĩa với việc hoạt động tín dụng càng diễn ra mạnh mẽ và phức tạp hơn. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại là vừa phát triển kinh doanh, gia tăng lợi nhuận nhưng cũng phải đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng. Vì vậy, nâng cao chất lượng và hoàn thiện hoạt động đối với công tác thẩm định tài chính là sự đầu tư cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một công việc rất khó khăn vì đối với mỗi dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau lại có một đặc điểm riêng, nên khi tiến hành thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định phải vận dụng linh hoạt các phương pháp. Mặt khác, khi thẩm định cần phải vận dụng rất nhiều kiến thức thực tế không thể chỉ dựa nguyên vào lý thuyết, kết quả của thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của Ban lãnh đạo. Chính vì tầm quan trọng của công tác thẩm định nên việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư là rất cần thiết.
Từ những yêu cầu đó, luận văn này đã đề cập và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Ninh Bình. Việc hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư
tại Chi nhánh một mặt giúp chi nhánh có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanh mặt khác giúp chi nhánh tiết kiệm được chi phí và có được sự phát triển bền vững.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại Học - Trường Học Viện Ngân hàng và đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thanh Phương và các đồng nghiệp trong Vietinbank Ninh Bình trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề và hoàn thành luận văn.
Tôi rất mong muốn có dịp nghiên cứu sâu hơn về đề tài này và có những phân tích mang tính khoa học và có ý nghĩa thực tiễn hơn nữa đối với hoạt động của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Ninh Bình.
Hà Nội, tháng 03 năm 2016 Học viên
Vũ Minh Ngọc
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nhà xuất bản tài chính - Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Kiều (2006) Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản tài chính (2006).
3. Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Báo cáo thường niên
4. Ngân hàng Công Thương Việt Nam: Báo cáo hoạt động chi nhánh Ninh Bình từ năm 2011 đến năm 2014
5. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
6. Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc trang, Nguyễn Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê.
7. Quốc hội (2004), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
8. Quốc hội (2005), Luật đầu tư, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
9. Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng (2006), Lập thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nhà xuất bản thống kê.