Hoàn thiện phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu (Trang 104 - 107)

Lý thuyết về thẩm định dự án cũng đã cung cấp rất nhiều phương pháp để thẩm định dự án, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Khi thẩm định phải biết được ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp để áp dụng vào từng nội dung thẩm định cho hiệu quả.

Hiện nay, tại Vietinbank Ninh Bình thông thường chỉ áp dụng các phương pháp truyền thống, việc áp dụng các phương pháp mới khác hầu như là không có hoặc còn sơ sài, kết quả phân tích chưa sâu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thẩm định. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính cần hoàn thiện phương pháp thẩm định theo hướng:

3.2.1.1 Lựa chọn phương pháp thẩm định hợp lý

Với những ưu thế của những phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư được áp dụng trong các tổ chức kinh tế, tài chính ngân hàng trên thế giới, Vietinbank Ninh Bình nên nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế tại Vietinbank Ninh Bình. Điều này hết sức cần thiết bởi vì trong thời điểm mở cửa nền kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực như hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế đang du nhập vào Việt Nam với những phương pháp thẩm định ở các giác độ khác nhau, góc nhìn khác nhau. Do đó, Vietinbank Ninh Bình cần chủ động lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính có hiệu quả nhất, hợp lý nhất và phù hợp nhất với toàn cảnh thực tế để ứng dụng công tác thẩm định vào thực tiễn, tuy nhiên phải phù hợp với quy định chung của Vietinbank. Vietinbank Ninh Bình cần tiến hành kiểm tra và ra soát lại toàn bộ cách tính toán các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích nhằm tìm ra những thiếu sót, bất hợp lý để bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Việc này phải được tiến hành bởi những người trực tiếp tham gia thẩm định và tiến hành song song với việc tăng cường tham khảo các phương pháp hiện đại, và vấn đề chỉ còn là ứng dụng đến đâu, ứng dụng như thế nào cho phù hợp với Vietinbank Ninh Bình, bởi mỗi dự án đều có đặc

thù riêng. Do đó, cách thẩm định ở mỗi dự án là khác nhau, cán bộ thẩm định cần phải lựa chọn phương pháp thẩm định cho phù hợp với từng dự án.

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như các chỉ tiêu hiệu quả khác, bản chất không chỉ được thể hiện ở một mặt nào đó mà trên nhiều khía cạnh khác nhau, do vậy hệ thống chỉ tiêu thẩm định doanh nghiệp và các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư phải vừa đủ và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như phản ánh hiệu quả đầu tư được đầy đủ, toàn diện và chính xác.

Các chỉ tiêu thẩm định, xét về mặt nội dung chủ yếu được xây dựng từ các thành phần có liên quan đến hai nội dung: doanh thu và chi phí của dự án. Khi doanh thu và chi phí được xác định chính xác thì mới dẫn đến các chỉ tiêu khác và từ đó việc đánh giá hiệu quả của dự án mang tính chính xác cao, vì vậy khi xác định doanh thu và chi phí cần phải tổng hợp tất cả các loại doanh thu và chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, cố gắng tránh không bỏ sót bất kỳ một loại doanh thu hay chi phí nào.

Đối với các dự án này không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn mang tính chất xã hội. Vì vậy, chi nhánh cần chú trọng hơn nữa khi xem xét một số chỉ tiêu sau trong quá trình thẩm định:

Đối với dự án có tính chất xã hội như thế này, nên áp dụng chỉ tiêu BCR ( chỉ tiêu BCR là chi tiêu phản ánh tỷ số giữa lợi ích và chi phí).

Tỷ số B/C >1: dự án khả thi. Để xác định được tỷ số B/C thì cần phải liệt kê toàn bộ chi phí và lợi ích của dự án đó. Chi phí và lợi ích của dự án đó bao gồm: trực tiếp và gián tiếp.

Có những lợi ích và chi phí được biểu hiện giá trị bằng tiền ví dụ như giá mua điện; nhưng cũng có những lợi ích và chi phí không được biểu hiện trực tiếp bằng tiền, do đó khi tính toán phải lượng hóa chúng, ví dụ như: giải phóng hành lang đường điện thì lợi ích gián tiếp là tăng tốc độ đô thị hóa, chi phí gián tiếp là tăng thời gian thực hiện dự án...Tất cả những chi phí và lợi ích đó cần được lượng hóa bằng tiền. Để tăng độ chính xác về mặt giá trị của lợi ích, chi phí nên đưa ra những phương pháp so sánh một cách hợp lý nhất với lợi ích và chi phí cần lượng hóa.

Khi xác định lợi ích và chi phí ở các năm khác nhau. Nên quy đổi về hiện tại và do đó, điều cần quan tâm đến tỷ lệ chiết khấu R, khi xác định tỷ lệ chiết khấu: nên lấy là lãi suất thị trường hiện tại.

Khi thực hiện lượng hóa chi phí và lợi ích đòi hỏi phải tính toán trọng số và tách các lợi ích ròng theo các tiêu thức khác nhau nằm nâng cao tính chính xác cho việc lượng hóa chi phí, lợi ích.

Thực hiện kiểm soát và loại trừ yếu tố lạm phát:

+ Sử dụng chi phí, lợi ích theo các giá trị doanh nghiệp nên phải cộng thêm tỷ lệ lạm phát ước tính, làm cho chi phí lợi ích tăng. Từ đó tỷ lệ chiết khấu được sử dụng là tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa hoặc lãi suất danh nghĩa tại thời điểm hiện tại.

+ Sử dụng dòng chi phí lợi ích được đo theo các chỉ tiêu thực tế dẫn đến tỷ lệ chiết khấu được sử dụng phải là mức lãi suất thực tế.

3.2.1.2 Kết hợp sử dụng các phương pháp

Các phương pháp truyền thống giản đơn đang áp dụng như hiện nay tuy dễ thực hiện nhưng hiệu quả tạo nên chưa cao. Trong công tác thẩm định tài chính dự án yêu cầu ngoài phương pháp thẩm định theo tuần tự và phương pháp so sánh, còn phải kết hợp sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo để đưa ra dự báo từ đó có cách đánh giá tổng thể về tài chính dự án và những nhân tố ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả tài chính dự án để đề xuất biện pháp hạn chế rủi ro.

Trong thẩm định rủi ro không nên chỉ nhất nhất sử dụng một phương pháp phân tích độ nhạy, cần phải áp dụng thêm phân tích tình huống, phân tích mô phỏng. Mặc dù hai phương pháp phân tích tình huống và mô phỏng yêu cầu phải tính toán phức tạp và cần có nguồn dữ liệu điều tra khảo sát kỹ lưỡng mới áp dụng đuợc, theo tác giả cũng cần quan tâm đến nội dung trên vào phân tích rủi ro. Với công nghệ và phương tiện hiện nay những phức tạp trên sẽ được giải quyết.

Cán bộ thẩm định phải mở rộng các chỉ tiêu phân tích hơn nữa, đặc biệt là đối với các dự án có hiệu quả không cao hẳn nên kết hợp nhiều chỉ tiêu khi phân tích nhằm hạn chế rủi ro, đưa ra nhận xét chắc chắn, chính xác và toàn diện.

hợp để giảm bớt tác động của biến động lãi suất. Có thể dùng chi phí sử dụng vốn (lãi suất) trung bình trong một khoảng thời gian thích hợp của các nguồn vốn để tính tỷ suất chiết khấu thay vì áp dụng chi phí vốn tại thời điểm thẩm định.

Khi xác định chi phí sử dụng vốn tự có nên tiếp cận theo hướng chi phí sử dụng vốn tự có là lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư để xác định phần bù rủi ro thích hợp với rủi ro đặc thù của từng dự án.

Nên lưu ý đến các yếu tố bất ổn như lạm phát, lãi suất để đưa các yếu tố này vào phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả và rủi ro nhằm đưa kết quả thẩm định sát với thực tế hơn.

Mặt khác, Vietinbank Ninh Bình nên tiến hành kiểm tra và rà soát lại toàn bộ cách tính toán các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích nhằm tìm ra những thiếu sót, bât hợp lý để sửa đổi bổ sung, thay đổi cho phù hợp và cũng để áp dụng một cách thành thạo, không lúng túng khi thẩm định dự án cho vay. Việc này phải được tiến hành bởi những người trực tiếp tham gia thẩm định và tiến hành song song với việc tăng cường tham khảo các phương pháp hiện đạ và ứng dụng cho phù hợp với từng dự án của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w