Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Trang 87 - 98)

Thứ nhất, quy trình thẩm định đã quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa các phòng ban, các cán bộ tham gia vào quá trình thẩm định, hạn chế sự chồng chéo, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thứ hai, các phương pháp thẩm định được sử dụng khá đầy đủ và có hiệu quả.

So với các NHTM thì những phương pháp thẩm định mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam sử dụng khá đầy đủ và hiệu quả, đều là những phương pháp đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và cho kết quả chính xác về hiệu quả cho vay của dự án xin vay vốn. CBTĐ và cán bộ tín dụng của Ngân hàng Phát triển đã triển khai áp dụng tất cả các phương pháp thẩm định trên trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn. Những phương pháp thẩm định được áp dụng xen kẽ trong quá trình thẩm định dự án để có thể khắc phục bổ sung cho nhau, từ đó cho kết quả thẩm định tốt nhất.

Thứ ba, nội dung thẩm định đã tương đối hoàn thiện.

Trong quá trình thẩm định các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển nói chung và đối với những dự án đầu tư ngành thủy điện nói riêng, CBTĐ đã thực hiện thẩm định tương đối đầy đủ các nội dung theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Bên cạnh đó, tùy vào từng dự án cụ thể mà CBTĐ sẽ xác định những nội dung nào cần được ưu tiên thẩm định và thực hiện thẩm định kỹ lưỡng hơn. Đối với hầu hết các dự án đầu tư thủy điện, do tính chất quan trọng của các công trình đầu tư này mà CBTĐ thường tập trung đi sâu vào phân tích các khía cạnh: kỹ thuật, hiệu quả tài chính, hiệu quả KT-XH trong đó đặc biệt nhất là khâu thẩm định hiệu quả tài chính của dự án.

Kết thúc quá trình thẩm định CBTĐ đã đưa ra được nhận xét đầy đủ các nội dung thẩm định theo quy định, có kết luận và đưa ra quan điểm rõ ràng về tài trợ. Phần lớn các kết luận kiến nghị và đề xuất đưa ra trong báo

cáo thẩm định đã có những căn cứ khách quan không mang tính chủ quan áp đặt của nguời thẩm định, các nhận xét đánh giá về nội dung thẩm định ngày càng có chiều sâu.

Đặc điểm cho vay đối với các dự án thủy điện là thời gian cho vay dài từ 8 - 12 năm, thời gian ân hạn từ 2 - 4 năm, mức cho vay lớn do đó kết quả thẩm định đã giúp cho việc ra quyết định cho vay về mức vốn cho vay, thời gian cho vay, kế hoạch trả nợ... phù hợp với yêu cầu và tính chất của dự án thủy điện.

Nhìn chung nội dung thẩm định đảm bảo phục vụ cho nguời có thẩm quyền của Ngân hàng ra quyết định và có đánh giá tuơng đối sát với thực tế trong giai đoạn xây dựng và vận hành.

Thứ tư, đội ngũ CBTĐ của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam là đội ngũ giàu kinh nghiệm làm việc và có năng lực trong công tác thẩm định dự án.

Đội ngũ CBTĐ đều đuợc tuyển dụng từ các truờng đại học nhu ĐH Kinh tế quốc dân, học viện Tài chính, học viện Ngân hàng, ĐH Ngoại thuơng... nên đều là những nguời có năng lực trong công việc và làm việc đúng ngành đúng nghề đã học.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt đuợc, trong công tác thẩm định dự án đầu tu vào lĩnh vực thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế nhất định, cần đuợc quan tâm khắc phục.

a. về quy trình thẩm định

Thứ nhất, chua có một quy trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện. Mỗi một loại dự án đều có những tính chất, đặc điểm riêng biêt, đặc trung khác nhau tuy nhiên tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện chua có

một quy trình thẩm định riêng dành cho các dự án thủy điện. Chính vì vậy nên trong quá trình thẩm định CBTĐ vẫn còn lúng túng trong việc giải quyết một số vấn đề như đối với dự án thủy điện thì cần phải xem xét văn bản thỏa thuận phương án đấu nối giữa chủ đầu tư và EVN trước khi tiến hành thẩm định, bởi vì đây là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như kinh tế xã hội của dự án ngành thủy điện.

Với tốc độ phát triển như hiện nay, ngành thủy điện đã có nhiều nét đổi mới khác hơn so với trước nên quy trình thẩm định cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của ngành. Tuy nhiên để xây dựng được một quy trình thẩm định riêng cho mỗi ngành nghề là vấn đề phức tạp và lâu dài. Ngân hàng cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm ra đặc trưng riêng có của tất cả các ngành nghề và kết hợp với các nghiên cứu của những Ngân hàng khác cùng ý kiến của cơ quan có thẩm quyền thì mới có thể đưa ra được quy trình thẩm định riêng cho các ngành nghề nói chung và thủy điện nói riêng.

Thứ hai, chưa có hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng.

Hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng nội bộ, chủ động nghiên cứu triển khai trong hoạt động tín dụng. Về cơ bản việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM đều đã tính đến yếu tố định tính và định lượng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ tại một số Ngân hàng đã được sử dụng để đề xuất cấp tín dụng và đưa ra chính sách lãi suất với khách hàng (trên cơ sở chấm điểm tín dụng dựa trên tính chất tài sản bảo đảm, mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng, mức độ rủi ro của ngành hàng). Nhờ đó việc thẩm định dự án hiệu quả hơn, khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng được cải thiện.

Thứ ba, quy trình thẩm định dự án vẫn nằm trong quy trình tín dụng, dẫn đến các nội dung hướng dẫn thẩm định dự án chưa được đầy đủ, chi tiết.

Thứ tư, chưa có sự phân tách rõ ràng giữa bộ phận tín dụng và quản trị rủi ro, dẫn đến kết quả thẩm định giữa các bộ phận chưa độc lập.

b. về nội dung thẩm định

Mặc dù công tác thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được chú trọng thực hiện đầy đủ trên tất cả các nội dung, nhưng đối với một số nội dung vẫn chưa đạt yêu cầu và còn nhiều hạn chế, cụ thể:

- Về thẩm định thị trường

Thứ nhất, CBTĐ chưa quan tâm đến việc phân tích thị trường điện về mặt dài hạn.

Do đặc điểm thị trường mua bán điện của Việt Nam chỉ có một đơn vị duy nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua nên CBTĐ thường không quan tâm phân tích đến thị trường mà chỉ xem xét dự án đã có tài liệu thỏa thuận đấu nối và thỏa thuận mua bán điện với EVN hay chưa. Thông qua ví dụ minh họa, có thể thấy CBTĐ chưa quan tâm đến thị trường về mặt dài hạn, do đặc điểm của dự án là thời gian vận hành rất dài (30 năm) nên cần tham khảo đến quy hoạch phát triển của ngành điện lực và lộ trình hình thành thị trường phát điện cạnh tranh mà Chính phủ đã xây dựng và đang thí điểm áp dụng.

Theo quan điểm của tác giả, CBTĐ cần phải tham khảo thông tin về lộ trình hình thành phát triển của thị trường phát điện cạnh tranh trong nước cũng như thị trường mua bán điện của các nước mà Việt Nam đang vận dụng, sử dụng thêm phương pháp dự báo và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để có đánh giá chính xác về thị trường trong dài hạn.

Trong thực tế, hiện nay Chính phủ đã thí điểm thực hiện cơ chế thị trường phát điện cạnh tranh và tiến tới thực hiện cơ chế này trong thời gian tới. Điều này yêu cầu khi thẩm định dự án, CBTĐ phải xem xét cân đối về nhu cầu điện năng và khả năng huy động công suất của toàn bộ hệ thống điện,

từ đó xây dựng khả năng chào giá bán điện và công suất phát điện của dự án theo các thời điểm của cơ quan mua điện.

Thứ hai, CBTĐ gặp khó khăn trong việc xác định khả năng của chủ đầu tu về việc đàm phán giá bán điện, chốt giá bán điện.

Các điều khoản về giá bán điện dự án chỉ đuợc xác định khi hợp đồng mua bán điện đuợc ký kết, trong khi đó giá mua điện của EVN sẽ thay đổi theo lộ trình giá điện do Chính phủ phê duyệt nên tại thời điểm thẩm định dự án sẽ rất khó xác định hiệu quả của dự án thông qua giá bán điện.

- Về thẩm định kỹ thuật

Có thể nói, đây là một khía cạnh khá khó khăn đối với CBTĐ, bởi lẽ các dự án đầu tu thủy điện đều là những dự án có tính chất kỹ thuật phức tạp, trong khi đó đội ngũ CBTĐ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị hạn chế bởi trình độ, kinh nghiệm về lĩnh vực thủy điện. Mặc dù Bộ Công nghiệp đã có quyết định về huớng dẫn thẩm định đối với các dự án đầu tu thủy điện nhung đó chỉ là những huớng dẫn về mặt tài chính nên vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Hiện tại, việc thẩm định kỹ thuật của dự án chỉ đuợc thực hiện chủ yếu bằng cách nghiên cứu hồ sơ dự án và báo cáo thẩm định của các Bộ, ngành có liên quan.

Việc kiểm tra điện luợng của dự án cũng là một công việc hết sức khó khăn ngoài chuyên môn của CBTĐ, đây là yếu tố rất quan trọng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên CBTĐ chỉ dựa theo kết quả của tu vấn thẩm tra do chủ đầu tu thuê nên kết quả tính toán chua đảm bảo khách quan.

Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định cũng chua luờng hết đuợc những khó khăn trong việc thực hiện các dự án thủy điện có thể làm ảnh huởng tới hiệu quả của dự án nhu các điều kiện tự nhiên ảnh huởng đến công trình thủy điện, đặc điểm về địa chất - địa hình ảnh huởng đến kết cấu và độ

an toàn của công trình, hay như đặc điểm khí hậu thủy văn có ảnh hưởng tới việc vận hành đúng công suất thiết kế của nhà máy sau khi hoàn thành. Ngoài ra, CBTĐ cũng chưa lường hết được khả năng chậm tiến độ ở một số dự án, bởi lẽ, việc thi công các dự án thủy điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như thời gian giải phóng mặt bằng, điều kiện thời tiết - khí hậu... và các yếu tố khách quan như khả năng huy động máy móc, nhân công để thi công công trình không phải lúc nào cũng thực hiện được vì xây dựng và thi công các công trình thủy điện, nhất là công trình lớn thì chỉ một số ít đơn vị có thể đảm nhiệm chứ không phải bất cứ nhà thầu nào cũng làm được. Do đó, việc yêu cầu có cam kết từ phía nhà thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Ngân hàng sẽ đảm bảo cho dự án được đưa vào vận hành đúng thời hạn.

- Về thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án

Nhìn chung chất lượng thẩm định tài chính dự án còn thấp so với yêu cầu, mức độ chính xác của thẩm định tài chính dự án thủy điện chưa tốt.

Thứ nhất, về thẩm định tổng mức đầu tư của dự án, CBTĐ đã đưa được đầy đủ các khoản mục chi phí cần thiết của dự án, nhưng quá trình tính toán định mức chi phí còn thiếu và phân tích các khoản mục chi phí chưa sâu nên dẫn đến tổng mức đầu tư còn thiếu so với yêu cầu.

Đối với dự án thủy điện giá trị xây dựng phát sinh rất lớn do 2 nguyên nhân cơ bản là phát sinh khối lượng do không lường hết được trong quá trình thiết kế (nguyên nhân địa chất, dẫn dòng thi công, thay đổi biện pháp thi công...) và nguyên nhân tăng giá (do thời gian thi công kéo dài, đột biến giá do lạm phát...). Điều này thể hiện rõ qua ví dụ minh họa, cụ thể:

+ Theo Tổng mức đầu tư dự án, chi phí dự phòng của dự án được xác định là 10,4% (bao gồm cả dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng trượt giá).

+ Theo quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010, chi phí dự phòng được xác định bằng tổng chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá. Hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 10% đối với công trình lập dự án. Do đó, việc tính toán chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh là 5% là chưa phù hợp với quy định nêu trên (hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh = 5% áp dụng đối với trường hợp chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật).

- Nếu giả định dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh của dự án được tính = 10% thì mức dự phòng cho yếu tố trượt giá chỉ = 0,4%. Đối chiếu với quy định của Bộ xây dựng về phương pháp tính tổng mức đầu tư, do thời gian thi công là 2 năm nên cần điều chỉnh chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá = 5%.

Từ nguyên nhân trên dẫn đến trong quá trình thu xếp vốn do việc tăng tổng mức đầu tư khó khăn, tiến độ thực hiện dự án bị đình trệ, hiệu quả dự án thấp hơn so với tính toán. Có nhiều dự án phải thẩm định lại để vay vốn bổ sung do tổng mức đầu tư tăng thêm, điển hình như thủy điện Bản Vẽ phải cho vay bổ sung thêm 200 tỷ đồng.

Thứ hai, trong phần tính toán, phân tích các chỉ tiêu tài chính, CBTĐ vẫn còn nhiều sai sót trong việc tính toán các khoản mục chi phí, doanh thu làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đánh giá, thẩm định hiệu quả tài chính của dự án.

Qua ví dụ minh họa ta thấy CBTĐ đã xác định chi phí và doanh thu của dự án được tính trên cơ sở các thông tư hướng dẫn của các bộ tương đối hợp lý và đầy đủ. Tuy nhiên, thuế tài nguyên nước CBTĐ tính toán bằng 2% doanh thu bán điện là chưa hợp lý. Theo Quyết định số 284/QĐ-BTC ngày 14/02/2012 của Bộ Tài chính về việc công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tạm tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy

điện đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện áp dụng từ ngày 20/12/2011 là 1.304 đ/kWh. Ngoài ra, CBTĐ còn tính toán thiếu chi phí bảo vệ tài nguyên rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về việc chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, phí dịch vụ môi trường rừng phải nộp là 20đ/KWh*sản lượng điện thương phẩm, điều này tác động không nhỏ đến kết quả tính toán hiệu quả dự án.

Ngoài ra, những căn cứ để tính toán doanh thu còn thiếu hoặc không có cơ sở tin cậy, thể hiện ở CBTĐ không tính được khả năng phát điện của dự án, không dự báo được giá bán, mức độ phát huy công suất hàng năm, quá trình tính hao hụt điện năng chưa chính xác... để đưa ra những kết quả tính toán về doanh thu hợp lý.

Thứ ba, về thẩm định rủi ro, dự án thủy điện đối mặt với rất nhiều rủi ro nhưng CBTĐ phân tích rủi ro còn sơ sài, mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện những yếu tổ rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án mà chưa đưa ra được giải pháp để phòng tránh. Việc phân tích độ nhạy của dự án mới chỉ phân tích được 1 chiều trong lúc đó có nhiều yếu tố cùng tác động nên kết quả

Một phần của tài liệu (Trang 87 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w