Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (Trang 117 - 119)

thẩm định

Hệ thống thông tin có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng, trong đó có công tác thẩm định các dự án đầu tư. Khi thẩm định dự án thủy điện, một trong những yếu tố tác động tới chất

lượng thẩm định đó chính là thông tin, nhưng trên thực tế vấn đề thu thập, xử lý để làm cơ sở cho hoạt động thẩm định các dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa phát huy được hiệu quả và nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định còn nhiều hạn chế. Điều này, khiến cho CBTĐ gặp phải những khó khăn nhất định khi tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường của dự án và thẩm định năng lực của chủ đầu tư. Với những bất cập là hiện nay việc đánh giá khía cạnh thị trường của dự án thủy điện đều chỉ có thể dựa vào những thông tin chung chung của ngành điện, quy hoạch ngành điện theo từng giai đoạn nhưng những thông tin này thì đôi khi là quá cũ, không được cập nhật kịp thời. Còn đối với những thông tin về năng lực của chủ đầu tư thì chủ yếu được cung cấp bởi chính chủ đầu tư nên nguồn thông tin thiếu tính khách quan và không đáng tin cậy.

Để đảm bảo nguồn thông tin cần thiết trong quá trình thẩm định dự án, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần đa dạng hóa các kênh cung cấp thông tin về dự án cũng như lưu trữ và xử lý các nguồn thông tin đó để có thể chắt lọc được những thông tin có giá trị trong quá trình thẩm định dự án.

Để có được nguồn thông tin cần thiết các CBTĐ phải tự xây dựng cho mình những kênh thu thập thông tin đa dạng. Cần triệt để khai thác nguồn thông tin lưu trữ sẵn có tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, từ các đơn vị này các bộ thẩm định có thể thu thập được những thông tin vĩ mô quan trọng lên quan đến sự phát triển của ngành điện cũng như của từng dự án mà mình thẩm định. Bên cạnh đó để thu thập các thông tin cụ thể về dự án thì CBTĐ có thể tiếp cận với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi dự kiến đặt dự án để được cung cấp những thông tin cụ thể và đầy đủ hơn. Đối với các thông tin tín dụng và độ tin cậy trong quan hệ tín dụng của chủ đầu tư thì CBTĐ cũng có thể khai thác nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

hoặc thông tin từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngoài ra, đối với loại thông tin tín dụng thì CBTĐ có thể khai thác từ nguồn thông tin liên Ngân hàng. Các Ngân hàng khác thường xuyên có quan hệ với các khách hàng trong ngành điện có thể có được thông tin cần thiết khi muốn thẩm định các dự án thuỷ điện. Với việc thẩm định khách hàng trước khi cho vay vốn mà khách hàng đó chưa từng có quan hệ với Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì việc khai thác thông tin từ các Ngân hàng đã từng có quan hệ với các khách hàng đó cũng giúp CBTĐ đánh giá chính xác hơn về khả năng tài chính, khả năng kinh doanh của chủ đầu tư. Từ đó chất lượng thẩm định được nâng cao, rủi ro của việc cho vay vốn sẽ giảm.

Tạo lập nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định từ các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng. Đây là nguồn thông tin nếu biết cách khai thác sẽ là nguồn thông tin khách quan và chính xác. Việc sử dụng những thông tin này một cách hiệu quả, kết hợp với một phương pháp phân tích, đánh giá tốt sẽ giảm được yếu tố chủ quan trong thẩm định khách hàng, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Nhưng đối với những nguồn thông tin này cần đánh giá sự chính xác của các thông tin trước khi sử dụng.

Bên cạnh việc khai thác các nguồn thông tin từ bên ngoài thì để chủ động nguồn thông tin thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng cần phải thiết kế, thu thập và xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu thông tin nội bộ về hoạt động của Ngân hàng và khách hàng. Đặc biệt là xây dựng thành công hệ thống cơ sở dữ liệu riêng của Ngân hàng về ngành điện nhằm hướng tới hoạt động thẩm định chất lượng và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w