Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu (Trang 108 - 112)

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư thủy điện, điều quan trọng nhất là nội dung thẩm định phải không ngừng được hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế. Các nội dung thẩm định về các khía cạnh kỹ thuật, tài chính, KT-XH phải dựa trên tính chất đặc điểm của các chủ đầu tư và dự án trong lĩnh vực thủy điện. Các giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định phải dựa trên cơ sở khả năng, đặc điểm của hệ thống Ngân hàng Phát triển và tham khảo những nội dung, phương pháp đang áp dụng tại các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, từ đó xây dựng lên nội dung thẩm định cho các dự án thủy điện hợp lý nhất.

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện nói riêng, Ngân hàng Phát riển Việt Nam cần hoàn thiện một số nội dung sau:

> về thẩm định thị trường

Sau 2 năm kể từ ngày mô hình thị trường phát điện cạnh tranh được vận hành chính thức (1/7/2012), với 50 nhà máy tham gia chào giá trực tiếp, thị trường ngày càng trở nên sôi động hơn, cạnh tranh hơn, tạo điều kiện cho các đơn vị phát điện có cơ hội nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo mô hình này thị trường bán điện sẽ gồm 2 thành phần: Thị trường bán điện theo hợp đồng (áp dụng giá theo hợp đồng) với sản lượng tối thiểu chiếm 60% sản lượng hợp đồng và thị trường giao ngay (áp dụng mô hình thị trường điều độ tập trung giá chào theo từng giờ).

Đây là một điểm mới mà CBTĐ cần phải đổi mới nội dung thẩm định thị trường. Bên cạnh việc tiếp tục kiểm tra các điều kiện về mua bán điện như đã phân tích, CBTĐ phải dự kiến được sản lượng điện dự án có thể chiếm lĩnh được trên thị trường giao ngay trên cơ sở phân tích về khả năng chào giá giao ngay của dự án và giá chào của các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất điện; khả năng huy động công suất trong từng thời điểm trên cơ sở phân tích khả năng huy động công suất dự án phù hợp với quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt.

Kết hợp việc phân tích giữa thị trường theo hợp đồng và thị trường giao ngay để đánh giá khả năng về huy động công suất theo từng thời điểm của dự án để có đánh giá chính xác về hiệu quả tài chính của dự án.

> về thẩm định khía cạnh kỹ thuật

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật các dự án thủy điện là vấn đề vô cùng phức tạp. Điều này đòi hỏi đội ngũ CBTĐ phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành thủy điện, nhưng trên thực tế không phải CBTĐ dự án

thủy điện nào cũng đáp ứng được điều kiện này. Hướng giải quyết cho vấn đề này thuê các chuyên gia hoặc tham vấn ý kiến của các chuyên gia về thủy điện sẽ giúp nâng cao chất lượng thẩm định khía cạnh kỹ thuật của các dự án thủy điện. Bên cạnh đó, bản thân các CBTĐ phải nghiên cứu, tìm hiểu sâu về lĩnh vực thủy điện để nắm bắt những giải pháp trong thiết kế xây dựng, thi công xây lắp công trình; các đặc điểm kỹ thuật về thiết bị... để đảm bảo nội dung thẩm định có chất lượng.

> về thẩm định khía cạnh tài chính

- Thẩm định tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư: Các dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài và rất nhiều hạng mục công việc, dàn trải trên địa bàn khá rộng lớn nên việc đánh giá chính xác tổng mức đầu tư đòi hỏi CBTĐ phải sử dụng nhiều phương pháp từ phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu để xây dựng được tổng mức đầu tư sát đúng với thực tế.

Để làm được điều này, CBTĐ cần phải nắm vững về định mức, đơn giá, chế độ về xây dựng cơ bản hiện hành để kiểm tra so sánh đối chiếu với tính toán của chủ đầu tư. Bên cạnh đó CBTĐ phải kiểm tra phân tích một số khối lượng hạng mục chủ yếu từ đó đưa ra nhận xét cơ bản về quá trình xác định khối lượng công trình.

CBTĐ cần kiểm tra tiến độ giải ngân phải phù hợp với tiến độ thực hiện công việc. Do giá trị khoản vay cho từng năm rất lớn nên cần phải phân tích chi tiết tiến độ giải ngân vốn vay cho từng quý thay vì theo từng năm kế hoạch điều đó sẽ giúp giảm lãi vay thi công so với tính toán hiện nay của đa số chủ đầu tư cũng như của CBTĐ.

Hiện nay, văn bản hướng dẫn về xây dựng tổng mức đầu tư của Bộ Xây dựng thường xuyên thay đổi, CBTĐ phải bảm sát hướng dẫn để xác định đúng và đủ tổng mức đầu tư theo hướng dẫn, việc tính toán chi phí dự phòng

cho dự án phải tính toán đủ và hợp lý trên cơ sở thời gian thi công công trình. Chi phí dự phòng cho yếu tố công việc phát sinh phải xác định bằng 10% thay vì 5%.

- Thẩm định doanh thu, chi phí, và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án: Để tính toán doanh thu của dự án thủy điện đảm bảo chính xác đòi hỏi phải xác định được giá bán điện và điện lượng của dự án, trong thực tế việc xác định giá bán điện trong tương lai là khó chính xác do dự án chưa ký được hợp

đồng mua bán điện. Để khắc phục tình huống này, CBTĐ cần phải tìm hiểu về giá bán điện của các dự án có quy mô và điều kiện tương tự đã đi vào vận hành kết hợp tham khảo các số liệu thống kê về giá bán điện của các dự án trong khu vực. Cần tìm hiểu về chính sách của Chính phủ đối với thị trường mua bán điện để có các phương án tính toán giá bán điện trong tương lai. - Phân tích độ nhạy của dự án: Để phân tích độ nhạy của dự án, CBTĐ

cần phân tích và lựa chọn những yếu tố có thể tác động trực tiếp và nhiều nhất đến hiệu quả tài chính của dự án. Việc tìm ra quy luật biến đổi sẽ lựa chọn được phương pháp phân tích độ nhạy hiệu quả.

Trong quá trình phân tích độ nhạy, CBTĐ mới chỉ phân tích được một chiều thay đổi của yếu tố đầu vào, để xem xét một cách toàn diện hơn cần xem xét sự tác động nhiều chiều lên hiệu quả tài chính của dự án. Trên cơ sở bản phân tích đó xem xét các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra đối với hiệu quả kinh tế của dự án.

- Phân tích rủi ro của dự án: Dựa trên cơ sở đặc điểm của dự án thủy điện, CBTĐ cần nêu ra được các rủi ro chung nhất mà các dự án thường gặp và rủi ro đặc trưng của dự án thủy điện và chỉ rõ rủi ro mà thủy điện thường phải đối mặt và đưa ra các giải pháp phòng tránh.

Ngoài việc phân tích một số chỉ tiêu định tính và định lượng như đóng góp cho ngân sách địa phương, dịch chuyển cơ cấu kinh tế... CBTĐ cần nêu ra các tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến KT-XH, từ những tác động trên cần phải lượng hóa được những lợi ích mang lại và chi phí xã hội phải bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Hiệu quả KT-XH được thể hiện qua chỉ tiêu giá trị

hiện tại ròng kinh tế NPVE. Để tính toán được chỉ tiêu tế NPVE đối với các dự

án thủy điện, cần xây dựng được một khung chỉ tiêu để lượng hóa các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực lên KT-XH.

Một phần của tài liệu (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w