Yêu cầu đối với chủ đầutư

Một phần của tài liệu (Trang 123 - 127)

Đối với các chủ đầu tư, đặc biệt là các chủ đầu tư ngoài ngành điện, khi có ý định đầu tư vào lĩnh vực thủy điện cần nghiên cứu một cách chi tiết và cẩn trọng trước khi quyết định lập dự án đầu tư.

Dự án đầu tư mà các chủ đầu tư gửi báo cáo thẩm định có vai trò quan trọng tới việc chấp nhận hoặc từ chối cho vay nên khi tiến hành lập các dự án đầu tư thủy điện, các chủ đầu tư xem xét lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án có năng lực, uy tín và nhiều kinh nghiệm trong việc lập dự án đầu tư. Cần lập

một cách chi tiết, khoa học, cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin về dự án và chủ đầu tu. Đối với những vấn đề không thuộc chuyên môn sâu của chủ đầu tu thì không nên can thiệp vào quá trình tính toán của tu vấn chuyên nghiệp để đảm bảo tính khách quan của chất luợng cũng nhu giai đoạn vận hành dự án sau này.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nguồn điện năng là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của đất nước. Với vai trò là công cụ của Chính phủ trong việc tài trợ vốn đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu của đất nước, trong thời gian qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tài trợ cho nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện. Trên cơ sở nhu cầu thực ti ễ n đó tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam”, với việc kết hợp lý luận và thực tiễn trong công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại Ngân hàng, tác giả đã góp phần sáng tỏ cơ sở lý luận và thực ti ễn công tác thẩm định các dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể:

Chương 1: Hệ thống hóa và tổng hợp được những vấn đề lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm về quy trình thẩm định dự án đầu tư từ các Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Khái quát hoạt động cho vay các dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện, sau đó đi sâu vào phân tích thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tác giả đã chọn một dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện điển hình là dự án “Đầu tư xây dựng công trình thủy điện Nậm Cắn 2” làm ví dụ minh họa, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần phải được giải quyết và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Chương 3: Đóng góp được một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành có liên quan; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng

Phát triển Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy điện để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình thẩm định.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn là hết sức cần thiết, góp phần đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và những người có kinh nghiệm quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học - Học viện Ngân hàng, các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và đặc biệt cám ơn thầy giáo TS.Nguyễn Chí Trang đã tận tình giúp đỡ và góp ý cho em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này.

Một phần của tài liệu (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w