5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.2.5. Thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro vốn tín
đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu
Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh thấp hơn mức trung bình của hệ thống, nợ quá hạn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dư nợ nhưng số tuyệt đối lại tăng qua các năm, cho thấy công tác quản trị rủi ro nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong những năm qua, Chi nhánh NHPT Lai Châu đã thực hiện khá tốt công tác giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra hồ sơ giải ngân chặt chẽ, giám sát hiện trường dự án, tuân thủ quy chế chuyển tiền của NHPT (vốn vay chuyển thẳng cho bên thụ hưởng) nên hầu như không có tình trạng sử dụng vốn sai mục đích hoặc cố tình lừa đảo, chiếm dụng vốn.
Nợ quá hạn của Chi nhánh phát sinh tăng chủ yếu do nguyên nhân Chủ đầu tư kinh doanh chưa thực sự hiệu quả. Nguồn doanh thu của dự án không đủ trả nợ cho Chi nhánh, hiện nay Chi nhánh đã tăng cường công tác phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra hiện trường, đánh giá lại dự án, hoàn thiện hồ sơ cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp.
Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, giải ngân đúng khối lượng còn là biện pháp đánh giá đúng tài sản bảo đảm vốn vay. Do đó, hầu hết dư nợ vay tại Chi nhánh đều có tài sản bảo đảm tiền vay với khả năng thanh khoản tốt.
Về thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời đúng quy định: Thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thường xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền xử lý nợ kịp thời để giúp cho chủ đầu tư tháo gỡ được khó khăn, trả được nợ vay
và bước đầu lành mạnh hoá tình hình tín dụng của Chi nhánh.
Biết rằng rủi ro tín dụng không thể hoàn toàn loại trừ, tuy nhiên Chi nhánh luôn nâng cao ý thức ngăn ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của hệ thống NHPT.