5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.3.5. Thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn
+ Ngăn ngừa nợ quá hạn
Một trong những thành công của việc nâng cao chất lượng tín dụng chính là biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh món vay đầu tiên cho đến khi thu hồi hết nợ (gốc và lãi), cụ thể:
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong mọi hoạt động của Chi nhánh, công tác thu hồi nợ vay phải được lãnh đạo Chi nhánh thường xuyên quan tâm đôn đốc, chỉ đạo.
- Phòng Tín dụng và cán bộ tín dụng chuyên quản trực tiếp là nhân tố quan trọng quyết định kết qủa thu nợ của toàn Chi nhánh.
Cán bộ chuyên quản trực tiếp phải là người nắm rõ nhất tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Muốn như thế, cán bộ tín dụng phải thường xuyên đi cơ sở, một mặt để đôn đốc thu, tận dụng những khoản thu nhập hợp pháp của đơn vị để thu nợ (nhất là những khoản nợ quá hạn); mặt khác cũng có thể giúp đơn vị kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh - qua đó nắm bắt một cách tương đối toàn diện tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị; kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo trong chỉ đạo điều hành xử lý nợ và thu hồi nợ vay.
Lãnh đạo phòng Tín dụng phải tăng cường chỉ đạo, đôn đốc cán bộ, đồng thời thường xuyên đi công tác cơ sở để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh ngoài thẩm quyền xử lý của cán bộ tín dụng.
- Coi công tác thu hồi nợ vay là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của toàn thể cán bộ, viên chức trong Chi nhánh.
đã thành lập các tổ xử lý, thu hồi nợ (do Lãnh đạo chủ chốt của Chi nhánh làm tổ trưởng, trưng dụng cán bộ của các phòng, đoàn viên chi đoàn làm thành viên) để tăng cường công tác thu nợ.
Để nâng cao chất lượng, hiệu qủa hoạt động của các tổ thu nợ, việc thành lập các tổ này phải gắn với cán bộ chuyên quản trực tiếp (kể cả cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định); tổ trưởng phải là những người có mối quan hệ tốt và có uy tín với chính quyền địa phương, có đầy đủ khả năng và thẩm quyền để một mặt có thể giải quyết vấn đề ngay tại chỗ, mặt khác dựa vào mối quan hệ trên để tranh thủ sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương trong công tác xử lý, đôn đốc thu nợ; Đồng thời sau mỗi đợt công tác cần phải tổ chức sơ, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm và phải có những khuyến khích kịp thời cả về vật chất và tinh thần nhằm động viên các cá nhân và tổ công tác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
+ Tăng cường công tác xử lý nợ
Tổ chức phân tích nợ quá hạn theo định kỳ. Việc phân tích các khoản nợ quá hạn có ý nghĩa rất quan trọng giúp Chi nhánh nắm bắt được thực trạng nợ quá hạn chung và thực trạng từng khoản vay, từng nhóm khách hàng cụ thể. Trên cơ sở đó, có những biện pháp xử lý nợ thích hợp và có hiệu quả. Thông qua phân tích nợ, phải đề ra hướng giải quyết và biện pháp xử lý phù hợp đối với từng nhóm khách hàng và từng món vay, cụ thể:
- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp
Song song với việc đôn đốc thu hồi nợ, cần phải thường xuyên tự kiểm tra, rà soát, phân tích tình hình từng trường hợp cụ thể để đề xuất biện pháp xử lý với NHPT Việt Nam. Trước hết, cần xem xét đề xuất các biện lý nợ đối với từng dự án, từng khoản vay. Đây là những biện pháp xử lý nợ được áp dụng nhằm giúp các doanh nghiệp có nợ qúa hạn khắc phục khó khăn về tài
chính, phục hồi sản xuất, duy trì ổn định sản xuất kinh doanh.
Áp dụng tích cực các biện pháp xử lý nợ theo qui định hiện hành và khẩn trương báo cáo NHPT Việt Nam xem xét, báo cáo trình Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét và áp dụng các biện pháp như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc và lãi)... để góp phần làm giảm nợ quá hạn, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của Chi nhánh cũng như NHPT Việt Nam.
- Thực hiện định kỳ việc phân loại nợ vay vốn tín dụng ĐTPT một cách chính xác để áp dụng các biện pháp tận thu và lập hồ sơ xử lý bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lệ, đúng đối tượng đúng thời gian và trình tự quy định.
- Đối với các Chủ đầu tư cố tình chây ỳ trong việc trả nợ, Chi nhánh cần kiên quyết áp dụng biện là xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ kịp thời nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cần phải có biện pháp cụ thể như:
+ Thỏa thuận và phối hợp với Chủ đầu tư tìm khách hàng có khả năng về tài chính nhận lại nợ của khách hàng để tiếp tục khai thác có hiệu quả tài sản đảm bảo khả năng trả nợ hoặc bán tài sản đảm bảo để khấu trừ nợ. Để việc thỏa thuận bán tài sản đảm bảo được nhanh chóng, Chi nhánh cần phối hợp với các Chi nhánh trong toàn hệ thống để hỗ trợ cho Chủ đầu tư trong việc tìm khách hàng bán tài sản đảm bảo.
+ Kiểm tra, đánh giá lại tình hình tài sản đảm bảo, hồ sơ pháp lý để phối hợp với các ban ngành có liên quan tiến hành phát mại tài sản thu hồi vốn.
+ Nếu Chủ đầu tư không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết thì cần đưa vụ việc ra tòa án để
giải quyết. Hiện nay, trong quan hệ tín dụng, việc khởi kiện tòa đối với Chi nhánh NHPT Lai Châu còn khá mới mẻ nhưng không vì thế mà chậm trễ hoặc trì hoãn trong việc khởi kiện Chủ đầu tư ra tòa. Chi nhánh cần khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ để khởi kiện khi Chủ đầu tư vi phạm hợp đồng và thông qua đó tích lũy dần kinh nghiệm, tạo thói quen giải quyết các vụ việc qua tòa án. Mặt khác, việc khởi kiện Chủ đầu tư ra tòa còn có tác dụng răn đe đối với các Chủ đầu tư khác trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Chi nhánh.