5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.3.2. Chú trọng công tác kế hoạch hóa nguồn vốn và sử dụng vốn;
mạnh công tác huy động vốn
Công tác kế hoạch hóa nguồn vốn và sử dụng vốn phải được quan tâm thường xuyên hơn. Kế hoạch huy động vốn phải gắn với chỉ tiêu do NHPT Việt Nam giao.
+ Công tác xây dựng kế hoạch sử dụng vốn
Chúng ta đã gia nhập WTO, trong thời gian tới những khoản ưu đãi từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT đang bị thu hẹp dần, nhất là về lãi suất cho vay, sẽ tiếp cận với lãi suất thị trường thì vấn đề đặt ra đối với NHPT là phải tạo sự thu hút các Chủ đầu tư bằng chất lượng dịch vụ tín dụng, bằng sự nỗ lực của bản thân Chi nhánh trong việc tìm kiếm dự án. Để làm được điều này cần phải:
- Tăng cường phối hợp công tác với các cơ quan chức năng của địa phương để nắm bắt kịp thời những thông tin về định hướng phát triển từng ngành nghề, từng lĩnh vực. từ đó mà chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn dự án đầu tư đảm bảo mang lại hiệu qủa.
- Đào tạo và lựa chọn đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, tín dụng có đủ nhiệt tình và trình độ chuyên môn.
Đội ngũ cán bộ này một mặt sẽ tư vấn cho các Chủ đầu tư trong việc tìm kiếm, lựa chọn những lĩnh vực, ngành nghề đầu tư hiệu qủa; mặt khác và
quan trọng hơn là giúp lãnh đạo Chi nhánh xây dựng được kế hoạch đầu tư hợp lý và hiệu qủa.
+ Công tác huy động vốn
Có thể nói đây là một nhiệm vụ đầy khó khăn và thử thách đối với Chi nhánh trong tình hình thực tế hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh còn thấp, hầu hết các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn về vốn, khả năng huy động vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu như là không có. Mặt khác, NHPT lại không được phép huy động vốn từ dân cư.
Trong thời gian tới, để công tác huy động vốn đạt hiệu qủa cao, số vốn huy động đáp ứng ngày càng cao nhu cầu cho vay của cả hệ thống NHPT. Cần tập trung chỉ đạo huy động theo hướng sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Trong ngắn hạn đây vẫn là đối tượng có nhiều tiềm năng để Chi nhánh khai thác và huy động vốn. Cần phải có những chính sách ưu đãi và khuyến khích huy động từ những đối tượng này. Tuy nhiên, cần phải làm tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, khuyến khích huy động từ các khoản tạm thời nhàn rỗi như: khấu hao cơ bản, vốn bảo hành công trình...
- Tranh thủ tối đa từ nguồn vốn bảo hành công trình, chờ duyệt quyết toán của các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Đây là nguồn vốn tương đối ổn định và lớn, hiện do kho bạc Nhà nước, Chi nhánh và các Ban QLDA quản lý. Để huy động được nguồn vốn này, Chi nhánh cần phải tăng cường công tác ngoại giao với các cơ quan chức năng liên quan, đặc biệt là UBND tỉnh và Kho bạc Nhà nước.
Đây cũng là đối tượng có nhiều tiềm năng. Để tranh thủ tốt nhất nguồn vốn này, Chi nhánh cũng cần phải tiếp cận theo nguyên tắc “có qua, có lại” giữa Chi nhánh và các công ty bảo hiểm trong việc huy động tiền gửi và mua bảo hiểm công trình, bảo hiểm hàng hóa... từ các dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh trên cơ sở đảm bảo lợi ích kinh tế giữa các bên.
- Làm tốt hơn nữa công tác cấp vốn uỷ thác để tận dụng nguồn tiền gửi thanh toán hộ các công trình.
Thời gian qua, Chi nhánh chỉ cấp uỷ thác cho các đơn vị: công ty điện lực, công ty bảo hiểm xã hội, tập đoàn điện lực Việt Nam nhưng việc huy động vốn từ tiền gửi thanh toán hộ của các đơn vị này là chưa thực sự hiệu quả. Để khai thác tối đa nguồn vốn vày, Chi nhánh cần phải thực hiện tốt hơn nữa nghiệp vụ thanh toán, cấp uỷ thác để tranh thủ tối đa được nguồn tiền gửi thanh toán của các đơn vị hiện Chi nhánh đang cấp uỷ thác (Tập đoàn điện lực Việt Nam).