Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án

Một phần của tài liệu 0415 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh NH phát triển lai châu luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 84 - 87)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án

Xu hướng hiện nay, các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT là những dự án rất phức tạp, nhất là đối với các dự án thuộc những ngành nghề mới, những nghề đỏi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao. Mặt khác, thị trường luôn diễn biến thất thường, giá cả hàng hóa đầu ra không những chỉ phụ thuộc vào yếu tố trong nước mà còn phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài. Do đó, công tác thẩm định trước khi cho vay có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn nguồn vốn cho vay mà còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế xã hội và uy tín của đơn vị quản lý.

Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án cần phải thực hiện các biện pháp sau:

việc thẩm định dự án.

+ Áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó đưa ra kết quả chính xác và nhanh chóng.

+ Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu thông tin dự án có cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác.

+ Cần thu thập thêm thông tin về khách hàng và thị trường. Những thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro. Do đó, ngoài các thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định cần thu thập thêm thông tin khách hàng từ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN... và thu thập thêm thông tin về thị trường sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh. Trên cơ sở các thông tin đã thu thập cán bộ thẩm định phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án một cách tối ưu nhất.

+ Để đánh giá hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án để xem xét quyết định cho vay.

+ Thẩm định dự án không chỉ thẩm định cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.

+ Phải tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định đã ban hành.

+ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ.

3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển

Giám sát tín dụng là quá trình kiểm tra, theo dõi, phân tích các thông tin có liên quan đến tình hình sử dụng tiền vay, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ và mức trả nợ của khách hàng, tăng cường công tác giám sát nhằm sớm phát hiện rủi ro, phân tích nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời từ đó giảm thấp những khoản nợ tồn đọng, bảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay. Trong công tác giám sát tín dụng cần chú ý đến các vấn đề sau:

+ Phân tích tình hình tài chính: Hàng năm, cán bộ tín dụng phải yêu cầu Chủ đầu tư gửi báo cáo tình hình tài chính đã qua kiểm toán và báo cáo quyết toán thuế để làm căn cứ đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn.

+ Phải xuống địa bàn hoạt động của khách hàng: Việc phân tích thông tin tài chính chỉ có thể đưa ra những đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng. Hơn nữa, bản thân bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ cho biết rất ít về kế hoạch kinh doanh của khách hàng. Do đó, để có bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống địa bàn hoạt động của khách hàng. Mặt khác, việc xuống địa bàn là cơ sở để xác định sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc thiết bị cũng như các tài sản đảm bảo khác. Hơn nữa, những thông tin thu thập được từ thực tế sẽ là cơ sở để kiểm chứng lại chất lượng, tính chính xác của các phân tích tài chính.

+ Trong quá trình giám sát, nếu Chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ, bản thân cán bộ tín dụng cần phải phân tích rõ nguyên nhân cụ thể và đề xuất biện pháp xử lý. Mặt khác, cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát địa bàn hoạt động của chủ đầu tư để có hướng xử lý cho phù hợp.

Một phần của tài liệu 0415 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh NH phát triển lai châu luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w