Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu 0424 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 103 - 105)

Nếu một ngân hàng ch quan tâm đến việc mở rộng cho vay mà không quan tâm đ y đủ đến công tác kiểm tra, kiểm soát thì cũng không đảm bảo được chất lượng cho vay, không ngăn chặn và hạn chế được nợ quá hạn và nợ khó đòi, dễ dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh nói chung và giảm hiệu quả hoạt động cho vay nói riêng. Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát là một nghiệp v quan trọng để đảm bảo hiệu quả cho vay. o đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay thì vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được nâng cao ở mức tương xứng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát được đề cập không chỉ đơn thuần nhằm kiểm tra khách hàng mà quan trọng hơn là phải kiểm tra, giám sát được các thao tác nghiệp v của cán bộ tín d ng cũng như ban l nh đạo nhằm gi p họ tuân thủ đ y đủ theo đúng quy trình, quy chế nghiệp vụ, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và theo đúng pháp luật.

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhưng trong một số trường hợp nhất định Ngân hàng còn tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát mang tính chiếu lệ, chỉ thực hiện khi có chỉ thị của cấp trên, tiến hành không đều đặn, thường xuyên, thiếu năng động, thiếu tính chủ động, tích cực, kết quả thường để sửa sai đối với các tình huống trong quá khứ nhiều hơn là ngăn chặn kịp thời các sai sót, rủi ro sắp xảy ra. Vì vậy nhanh chóng tổ chức tốt bộ máy kiểm tra nội bộ là vấn đề hết sức cấp bách của ngân hàng và được xem là một biện pháp hữu hiệu để tự bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của ngân hàng.

Đ ể công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được phát huy hiệu quả khẳng định được t m quan trọng của mình, thì công tác này phải được tiến hành các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh, thực hiện và kết th c các nghiệp v của ngân hàng. Các giai đoạn này bao gồm:

- Kiểm tra, kiểm soát giai đoạn 1 (kiểm tra giai đoạn trước khi cho vay): Các công việc kiểm soát viên phải thực hiện trong giai đoạn này là kiểm tra việc thu thập thông tin, chứng từ và một số nghiệp vụ phát sinh khác mà cán bộ tín dụng c ần

phải làm trước khi cho vay. Đ ó là tính xác thực của thông tin, chứng từ do khác hàng cung cấp, các nguồn thông tin ngoài đối tác, đối thủ cạnh tranh, các phương tiện thông tin đại chúng...). Các thông tin này cũng cho biết cán bộ tín dụng có thực

hiện theo đ ng quy trình cho vay của ngân hàng hay không. ây là những thông tin quan trọng h trợ cho quyết đ nh cho vay.

- Kiểm tra, kiểm soát giai đoạn 2 (kiểm tra giai đoạn trong cho vay): Chính là việc kiểm tra quy trình và các thủ t c c n phải thực hiện để giải ngân như công chứng tài sản thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, ký hợp đồng tín dụng, giấy nhận

nợ, giải ngân chuyển khoản cho đối tác theo đúng hợp đồng đã ký.. .Giai đoạn này

rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tính chính xác của khoản vay và chất lượng cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả khoản vay đó.

kiểm tra sẽ chỉ ra những biện pháp c ần thực hiện để khắc phục những sai sót đã xảy ra cũng như dự báo những tình huống không tốt và biện pháp ngăn chặn.

về vấn đề nhân sự tham gia kiểm tra, kiểm soát nội bộ: bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ phải là những người luôn đặt lợi ích của ngân hàng lên hàng đầu trong mọi trường hợp, có bản lĩnh vững vàng, có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động ngân hàng, kế toán, tài chính, hiểu biết pháp luật, có trình độ học vấn, có thâm niên công tác, liêm khiết, trung thực, độc lập trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, khách quan trong khi thực hiện nghiệp vụ.

B an giám đốc ngân hàng phải quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, chỉ đạo giám sát phòng kiểm soát thực thi nhiệm vụ theo chương trình Tổng giám đốc đ ã phê duyệt. Ngoài ra còn phải yêu c ầu phòng kiểm soát tiến hành kiểm tra, kiểm soát những nghiệp v c n thiết ngoài chương trình kiểm tra chung của Tổng giám đốc. Chỉ đạo các phòng, ban và đối tượng được kiểm tra cung cấp tài liệu, báo cáo ph c v công tác kiểm tra. Tạo môi trường lành mạnh, ổn đ nh để kiểm tra viên yên tâm công tác, dám đấu tranh với những sai trái, kịp thời khen thưởng vật chất khi phòng kiểm soát có những biện pháp đề xuất tốt cho ngân hàng ho c phát hiện vi phạm.

Tăng cường và hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. Tất cả cán bộ nhân viên cũng như cán bộ l nh đạo ngân hàng phải nhận thức đ y đủ và quan tâm đến công tác này thì hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng mới thực sự được nâng cao.

Một phần của tài liệu 0424 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w