Thực trạng nợ có vấn đề tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gò n-

Một phần của tài liệu 0434 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 68 - 89)

2010- 2014

2.3.1. Thực trạng nợ có vấn đề tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gò n-

a. Tỷ lệ nợ có vấn đề

Hoạt động tín dụng của SHB liên tục tăng truởng trong giai đoạn 2012 - 2014. Bên cạnh sự tăng truởng của tín dụng, SHB cũng rất chú trọng cải thiện chất luợng tín dụng, đuợc thể hiện qua các chỉ tiêu về nợ quá hạn.

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn/nợxấu của SHB trong giai đoạn 2012-2014

hạn 79 % 37 33 Ngắn hạn 4.331.89 5 %44,99 3 2.619.31 48,01% 2 1.909.46 46,72% Trung hạn 2.505.36 6 26,02 % 1.328.57 1 24,35% 1.170.11 8 28,63% Dài hạn 2.790.81 8 28,99 % 1.508.35 2 27,64% 1.007.45 4 24,65%

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2012 - 2014)

60

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, năm 2012 SHB tỷ lệ nợ quá hạn khá cao, ở mức hai con số, tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 10%. Nguyên nhân của hiện tuợng này là việc sáp nhập giữa SHB và HBB. Thông qua chiến luợc M&A này, SHB đã đạt đuợc mục tiêu mở rộng quy mô, mạng luới, thị truờng khách hàng, vuợt qua nhiều đối thủ trên thị truờng. Tuy nhiên, SHB phải đánh đổi bằng việc nhận lại các khoản nợ quá hạn khổng lồ từ HBB, tại thời điểm sau sáp nhập 30/09/2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB là 13,23%.

Có thể thấy SHB luôn nỗ lực không ngừng trong công tác xử lý nợ có vấn đề, thể hiện bằng việc tỷ lệ nợ có vấn đề từ sau thời điểm sáp nhập đến hết năm 2014 đã giảm đi đáng kể, về mức an toàn. Ngay trong 03 tháng cuối năm 2012, SHB đã hạ tỷ lệ nợ xấu từ 13,23% xuống 8,81%.

b. Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn vay vốn

Bảng 2.5: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay vốn

2 % % 0 NQH của DN Nhà nuớc 1.288.77 3 13,39 % 637.836 11,69% 591.80 2 14.48% NQH của DN tu nhân 271.927 2,82 % 166.287 3,05% 132.82 9 3.25% NQH của CTCP, CTY TNHH 4.208.25 2 43,71 % 3.551.308 65,09 % 2.305.49 5 56.41% NQH của DN có vốn đầu tư

nước ngoài 4 1.371.39 %14,24 - 0,00% - 0.00% Khác 28.10 1 % 0,29 55.516 % 1,02 7 29.42 % 0.72 Tổng cộng 9.628.07 9 100 % 5.456.237 100 % 4.087.03 3 100 %

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2012 - 2014)

Nhận thấy, nợ quá hạn của Ngân hàng SHB chủ yếu tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng gần 50% tổng du nợ quá hạn. Điều này là dễ hiểu vì các khoản du nợ tại SHB chủ yếu là du nợ ngắn hạn (chiếm khoảng 50-60% trong tổng du nợ). Bên cạnh đó, các khoản vay ngắn hạn, thời hạn vay vốn ngắn, khách hàng bị áp lực về thời gian trả nợ. Chỉ cần phát sinh một sơ suất hay biến cố nhỏ trong quá trình hoạt động kinh doanh nhu: hàng hóa không bán đuợc, không thu hồi đuợc công nợ..., nguồn trả nợ của khách hàng bị thâm hụt, kế hoạch trả nợ Ngân hàng bị phá sản, gây ra nợ quá hạn. Do đó, đối với các khoản vay ngắn hạn nói riêng và các khoản vay của Ngân hàng nói chung, SHB cần thẩm định kỹ càng

nguồn trả nợ của khách hàng và xây dựng lịch trả nợ phù hợp với nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Mặc dù vậy, cũng không thể khẳng định các khoản vay trung dài hạn là an toàn. Thời gian đáo hạn dài sẽ kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể gặp các bất trắc, không luờng truớc đuợc, gây ảnh huởng tiêu cực đến nguồn trả nợ của khách hàng, làm phát sinh nợ quá hạn. Do vậy, SHB cần tăng cuờng công tác giám sát sau cho vay để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu xấu trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

c. Phân tích nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng

79 % 37 33 NQH dưới 180 ngày 5.644.43 3 %58,62 7 2.496.83 45,76% 3 2.242.11 %54,86 NQH từ 180 ngày đến 360 ngày 1.774.17 5 18,43 % 434.850 7,97% 356.024 8,71% NQH trên 360 ngày 2.209.47 1 22,95 % 2.524.55 0 46,27% 1.488.89 6 36,43%

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2012 - 2014)

Từ bảng số liệu cho thấy, trong cơ cấu nợ quá hạn của SHB, nợ quá hạn của các Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là nợ quá hạn của cá nhân và hộ kinh doanh cá thể. Cơ cấu này khá phù hợp với cơ cấu cho vay của SHB. SHB chú trọng cho vay đối tuợng khách hàng là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm khoảng 50% tổng du nợ) và cá nhân, hộ kinh doanh cá thể (chiếm khoảng 20 - 30% tổng du nợ).

Các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là các đối tuợng khách hàng phát sinh nợ quá hạn nhiều nhất cũng là điều dễ hiểu. Hiện nay, Nhà nuớc ta vẫn chua quản lý chặt chẽ việc thành lập các CTCP, Công ty TNHH, dẫn đến nhiều

62

doanh nghiệp hoạt động vốn ảo (vốn vay hay vốn đi chiếm dụng), mở rộng quy mô song lại tách rời khả năng tài chính, không tự chủ được về kinh doanh, chưa kể đến các rủi ro đạo đức. Một khi doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nguồn thu hạn chế thì việc quá hạn là điều tất yếu.Do vậy, SHB cần phải thận trọng hơn nữa trong khâu thẩm định cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay đối với đối tượng khách hàng này.

Tỷ trọng nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhà nước trong tổng nợ quá hạn của SHB không cao, một mặt do SHB quy mô nhỏ, khả năng đáp ứng về vốn còn hạn chế, thiếu sức thu hút đối với các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chủ yếu thiết lập mối quan hệ với các Ngân hàng hàng đầu như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV... Mặt khác là do các doanh nghiệp nhà nước được sự hậu thuẫn về vốn từ Nhà nước, từ đó, khả năng trả nợ được đảm bảo. Tuy nhiên, không vì thế mà các khoản nợ của các doanh nghiệp Nhà nước hoàn toàn an toàn, không thể phát sinh quá hạn. Khoản nợ của các công ty con của Tập đoàn Vinashin là một ví dụ điển hình, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của nhiều Ngân hàng, trong đó có cả SHB.

d. Phân tích nợ quá hạn theo thời gian quá hạn

Bảng 2.7: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian quá hạn

79 % 37 33 NQH bảo đảm bằng BĐS 6.088.79 7 %63.24 3.842.828 70.43% 5 2.677.41 65.51% NQH bảo đảm bằng động sản 2.024.78 5 21.03 % 1.053.59 9 19.31% 1.018.08 0 24.91% NQH không có TSBĐ 1.514.49 7 15.73 % 559.810 10.26% 391.538 9.58%

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2012 - 2014)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian quá hạn là nợ quá hạn dưới 180 ngày và nợ quá hạn trên 360 ngày. Đáng chú ý là dư nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm tỷ trọng ngày càng cao (chiếm 46,27% tổng nợ quá hạn tại cuối năm 2013, đến cuối năm 2014 có giảm nhưng không đáng kể).

63

Cơ cấu nợ quá hạn này thuờng xuyên thay đổi theo thời gian, một khoản nợ nếu không thu hồi đuợc trong năm thì sang năm kế tiếp sẽ bị chuyển lên nhóm cao hơn. Việc tăng lên của chỉ tiêu nợ quá hạn trên 360 ngày chứng tỏ còn tồn tại nhiều khoản nợ quá hạn chua đuợc giải quyết dứt điểm. Đối với những khoản nợ này, Ngân hàng cần có những biện pháp xử lý mạnh tay, có thể nhờ sự can thiệp của các cơ quan Pháp luật để có thể thu nợ nhanh chóng, hiệu quả.

e. Phân tích nợ quá hạn theo tài sản bảo đảm

Bảng 2.8: Cơ cấu nợ quá hạn theo tài sản bảo đảm

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ quá hạn của SHB. Đây cũng là một thuận lợi của SHB trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề. Khi một khoản nợ bị quá hạn, nguồn thu để trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không còn thì tài sản bảo đảm là biện pháp cứu cánh cuối cùng của Ngân hàng. Nếu tài sản bảo đảm thanh khoản khá, giá trị cao thì Ngân hàng sẽ xử lý đuợc khoản nợ quá hạn nhanh chóng và hiệu quả.

Đối với các tài sản bảo đảm là động sản, thuờng là hàng hóa tồn kho, máy móc thiết bị, phuơng tiện vận tải, quyền đòi nợ..., rất dễ tẩu tán, giá trị thu hồi thấp. Nếu Ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến hiện tuợng tranh chấp, tài sản mất mát, không đủ để bù đắp cho du nợ của khách hàng. Khi đó, xử lý loại tài sản bảo đảm này, giá trị thu nợ không đuợc nhu mong đợi.

Đối với các tài sản bảo đảm là bất động sản, giá trị tài sản suy giảm không nhiều, có khả năng thu hồi tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nền kinh tế khủng hoảng, thị truờng bất động sản đóng băng nên giá bất động sản giảm mạnh, việc

mua bán chuyển nhuợng đối với bất động sản diễn ra chậm chạp, làm cho tiến độ xử lý các khoản nợ có vấn đề bị gián đoạn.

2.3.2. Thực trạng về hoạt động quản lý và xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

2.3.2.1. Quy trình hoạt động xử lý nợ có vấn đề

Sơ đồ 2.2: Quy trình hoạt động xử lý nợ có vấn đề SHB

Các thành phần tham gia hoạt động quản lý và xử lý nợ có vấn đề tại SHB bao gồm:

- Đơn vị kinh doanh: nơi phát sinh, trực tiếp quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề: bộ phận chuyên trách, hỗ trợ, giám sát các Đơn vị kinh doanh trong việc quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Ban Tái thẩm định: thẩm định phương án cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay duy trì hoạt động đối với các khoản nợ có vấn đề.

- Cấp thẩm quyền: phê duyệt phương án xử lý nợ có vấn đề, giám sát vĩ mô đối với công tác quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Tùy theo nội dung công việc, SHB thành lập một số Hội đồng để việc đưa ra quyết định được đúng đắn và phù hợp với thực tế. Cụ thể như sau:

+ Hội đồng Tín dụng: xem xét và phê duyệt đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay duy trì hoạt động đối với các khoản nợ có vấn đề.

+ Hội đồng Đầu tư: xem xét và phê duyệt đề xuất chuyển nợ thành vốn góp đối với các khoản nợ có vấn đề.

+ Hội đồng Miễn giảm lãi vốn vay: xem xét và phê duyệt đề xuất miễn giảm lãi vốn vay đối với các khoản nợ có vấn đề.

+ Hội đồng Xử lý rủi ro: xem xét và phê duyệt đề xuất xử lý rủi ro đối với các khoản nợ có vấn đề.

+ Hội đồng Quản trị: xem xét và phê duyệt đề xuất bán nợ đối với các khoản nợ có vấn đề.

+ Hội đồng Xử lý nợ: xem xét và phê duyệt các phương án quản lý và xử lý còn lại đối với các khoản nợ có vấn đề

2.3.2.2. Hoạt động của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề tại SHB

Ngoài việc phát triển kinh doanh, tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cũng rất chú trọng công tác quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Bộ phận quản lý và xử lý nợ có vấn đề tại SHB đã được hình thành từ lâu nhưng hoạt động còn manh mún, kém hiệu quả do chủ yếu tập hợp các nhân sự là cán bộ tín dụng làm phát sinh nợ quá hạn tại các đơn vị kinh doanh (sau đây gọi là nhân sự xử lý nợ không chuyên trách). Nhận thức được tính bất cập của mô hình quản lý và xử lý nợ

Tổng nợ quá hạn 9.628.07 9 5.456.237 4.087.03 3 Số tiền thu nợ 4.680.72 4 3.579.072 2.347.85 2

có vấn đề hiện tại, Ban Lãnh đạo SHB đã chỉ đạo thành lập một bộ phận quản lý và xử lý nợ có vấn đề chuyên biệt, khách quan.

Ngày 10/09/2012, Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề đuợc thành lập. Với định huớng xử lý các khoản nợ có vấn đề một cách độc lập, khách quan, các nhân sự của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề đều không liên quan đến các khoản nợ quá hạn (sau đây gọi là nhân sự xử lý nợ chuyên trách).

a. Mô hình tổ chức của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề SHB

Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng số nhân sự của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề là 53 nhân sự, bao gồm:

- Lãnh đạo Ban: 2 nhân sự

- Phòng Quản lý nợ có vấn đề: 3 nhân sự - Phòng Xử lý nợ có vấn đề: 15 nhân sự - Phòng Tố tụng: 8 nhân sự

- Phòng Xử lý nợ có vấn đề chuyên trách tại đơn vị kinh doanh: 25 nhân sự

b. Chức năng của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề SHB

Ban Quản lý & Xử lý nợ có vấn đề có chức năng tham muu, giúp việc cho Ban Lãnh đạo SHB trong công tác quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Phối hợp, hỗ trợ, giám sát các Đơn vị kinh doanh trong công tác quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Trực tiếp xử lý các khoản nợ có vấn đề theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo SHB.

c. Nhiệm vụ của Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề SHB

• Hoạt động quản lý nợ có vấn đề

- Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy chế, quy trình liên quan đến hoạt động Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề.

- Thực hiện quản lý đối với toàn bộ các khoản nợ có vấn đề của SHB nhằm phân tích chất luợng tín dụng, đánh giá các khoản nợ, cảnh báo những rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn có thể ảnh huởng đến hoạt động tín dụng của toàn hệ thống SHB. Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc quản lý danh mục các khoản nợ có vấn đề.

- Xây dựng cơ chế phát hiện các khoản nợ có vấn đề; Giám sát, theo dõi và thông báo tình trạng các khoản nợ có vấn đề mới phát sinh đối với các đơn vị kinh

doanh và đưa ra phương án quản lý phù hợp.

- Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ có vấn đề, xây dựng hệ thống báo cáo, giám sát thực trạng nợ có vấn đề của toàn hệ thống SHB, đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản nợ có vấn đề, phục vụ cho các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo SHB

- Tổng hợp kết quả định giá và kết quả định giá lại các tài sản bảo đảm so với dư nợ đối với các khoản nợ có vấn đề, từ đó đánh giá khả năng mất vốn của từng khoản nợ và tổng các khoản nợ có vấn đề thông qua biện pháp xử lý tài sản bảo đảm.

• Hoạt động xử lý nợ có vấn đề

- Nghiên cứu, đề xuất định hướng, giải pháp xử lý nợ có vấn đề trình Ban Lãnh đạo SHB phê duyệt, đồng thời đôn đốc các đơn vị kinh doanh thực hiện các phương án xử lý nợ có vấn đề đã được phê duyệt đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả.

- Theo dõi, báo cáo về tiến độ triển khai thực hiện các phương án xử lý nợ tại các Đơn vị kinh doanh đã được Ban Lãnh đạo phê duyệt. Làm đầu mối giải đáp các vướng mắc cụ thể liên quan đến việc thực hiện các phương án xử lý nợ.

- Hướng dẫn các Đơn vị kinh doanh tham gia tố tụng, thi hành án trong quá trình xử lý nợ, trực tiếp đại diện SHB tham gia tố tụng, thi hành án đối với các vụ việc phức tạp theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo SHB.

2.3.2.3. Kết quả xử lý nợ của SHB trong giai đoạn 2012 - 2014

Công tác quản lý và xử lý nợ có vấn đề luôn được SHB chú trọng, do vậy, kết quả xử lý nợ trong giai đoạn 2012 - 2014 của SHB khá tốt.

Bảng 2.9: Kết quả thu nợ của SHB trong giai đoạn 2012 - 2014

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ 2.112.843 316.92 6 636.72 9 286.52 8 640.34 4 352.18 9

Cho vay bổ sung duy trì hoạt động 765.24 5 168.35 4 302.97 8 106.04 2 384.48 0 115.34 4 Chuyển nợ thành vốn góp 891.33 6 133.70

Một phần của tài liệu 0434 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 68 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w