2010- 2014
3.3.1. Với Chính Phủ và các cơ quan ban ngành chức năng liên quan
a. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng
là Ngân hàng không thể chủ động xử lý tài sản mặc dù việc đăng ký thế chấp đối với tài sản được thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Do đó, hệ thống pháp luật phải thay đổi theo hướng khẳng định quyền định đoạt của Ngân hàng đối với tài sản bảo đảm. Khi đó, căn cứ trên các Hợp đồng thế chấp, hồ sơ tài sản gốc mà Ngân hàng đang nắm giữ, ngân hàng sẽ gửi Giấy thông báo tới khách hàng/chủ tài sản cụ thể việc sẽ thực hiện đấu giá công khai tài sản. Ngân hàng bán tài sản đó cho người có nhu cầu mua hoặc tự ngân hàng thu hồi tài sản để cấn trừ nợ.Trong trường hợp tài sản bảo đảm không đủ để trả khoản nợ vay và khách hàng còn có những tài sản khác thì Ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện đối với khách hàng để tiếp tục thu nợ. Quy định như trên mới đảm bảo quyền lợi cho các Ngân hàng khi thực hiện giao kết bảo đảm, đồng thời gián tiếp tạo tính thanh khoản cho thị trường mua bán nợ phát triển.
Ngoài ra, kiến nghị Bộ Tư pháp cần chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan hoàn thiện, sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ, trong đó hướng dẫn cụ thể các vấn đề sau:
- Xử lý tài sản bảo đảm của chủ tài sản là cá nhân đang chấp hành hình phạt tù giam hoặc bỏ trốn khỏi địa phương; chủ tài sản là tổ chức bị tổ chức lại mà chưa có tổ chức mới nhận nợ thay hoặc chưa có người đại diện theo pháp luật;
- Xử lý tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai mà chưa được hình thành trên thực tế hoặc còn dở dang tại thời điểm xử lý; tài sản bảo đảm ở nước ngoài;
- Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm; đặc biệt là thủ tục và hồ sơ liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm;
- Xử lý tài sản bảo đảm gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm hoặc tài sản thế chấp gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh không chấp thuận cho bên mua tài sản được tiếp tục sử dụng đất theo hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và bên thế chấp vì Ủy ban nhân dân tỉnh cho rằng, quy hoạch của tỉnh đã thay đổi so với quy hoạch trước đây (không phù hợp với quy định của pháp luật đất đai và quy định tại khoản 2 Điều 68
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006, khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ);
- Xử lý các chi phí mà ngân hàng đã tạm ứng thanh toán để trả tiền thuê bảo vệ hoặc đầu tư thêm vào tài sản bảo đảm nhằm bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp tài sản bảo đảm hoặc khai thác tài sản bảo đảm trong khi chưa bán được tài sản bảo đảm nhận bàn giao từ khách hàng để xử lý, thu nợ...
b. Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ
Thị trường mua bán nợ đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế. Nó góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng như Ngân hàng thương mại. Vì vậy, phát triển thị trường mua bán nợ là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Ở Việt Nam, thị trường mua bán nợ đã manh nha hình thành với sự ra đời của các Công ty quản lý tài sản thuộc các Ngân hàng và Công ty mua bán nợ - DATC thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường này chưa sôi động, chưa mang lại hiệu quả cho hoạt động xử lý nợ.
Để thị trường mua bán nợ phát huy hiệu quả, Nhà nước cần phải có giải pháp:
- Cần phát triển thị trường trái phiếu để công ty mua bán nợ quốc gia mua nợ rồi bán cho nước ngoài, hoặc tổ chức đầu tư khác để tổ chức đầu tư đó dùng tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu ra thị trường, hay là chứng khoán hoá tài sản xấu.
- Để thị trường mua bán nợ sôi động, có tính thanh khoản cao, hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán nợ, Chính phủ cần thiết phải cho phép thành lập thêm các công ty mua bán nợ theo hướng xã hội hoá. Theo đó, không chỉ doanh nghiệp nhà nước mới được tham gia vào thị trường này mà sẽ mở rộng hơn, tư nhân cũng có thể tham gia được. Đi kèm đó là cần thay đổi khung pháp lý để cho những chủ thể mua nợ có thể thanh lý được nợ, xử lý được các tài sản đảm bảo để thu nợ, nhất là với TSBĐ là bất động sản - vấn đề mà các NHTM trong nước đều ngại mỗi khi bán nợ. Thực hiện chính sách miễn các loại thuế (GTGT, thuế thu nhập.) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm giảm tổn thất về nợ xấu, thúc đấy các nhà đầu tư tư nhân tham gia.
- Bộ Tư pháp, Tòa án tối cao có các văn bản hướng dẫn chi tiết để thống nhất chung, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình tố tụng đối với các khoản nợ được mua bán qua lại giữa các chủ thể Mua bán nợ. Tránh tâm lý e ngại khi tham gia thị trường này do việc vướng mắc khi xử lý nợ sau khi mua/bán..
c. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động của VAMC
Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.
Tính đến ngày 1/9/2014, VAMC đã thực hiện mua được 3.591 khoản nợ tương ứng với 59.511 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng với giá mua là 49.378 tỷ đồng của 35 tổ chức tín dụng, trong đó có cả những ngân hàng không thuộc diện phải bán nợ xấu.
Có thể thấy VAMC đã và đang là công cụ hữu hiệu trong quá trình xử lý nợ xấu không sử dụng vốn ngân sách của Việt Nam, mà kết quả là đưa nợ xấu ra ngoại bảng gần 60.000 tỷ, tháo gỡ khó khăn cho hàng trăm doanh nghiệp được cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, thậm chí còn tiếp cận được vốn vay của TCTD. Tuy nhiên, so với thực trạng nợ xấu, kết quả mua nợ xấu còn chậm, kết quả bán nợ, tài sản đảm bảo còn rất khiêm tốn, chưa bán được khoản nợ, tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài ... Nguyên nhân là do một số vướng mắc về mặt pháp lý mà VAMC gặp phải trong quá trình xử lý nợ có vấn đề, cụ thể như sau:
- Việc bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài gặp một số vướng mắc vì theo quy định pháp luật hiện hành, việc nhận thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất ... đối với nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế và do vậy các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn khi mua nợ xấu của VAMC, nhất là trong lĩnh vực bất động sản.
hành định giá phát mại tài sản hoặc đấu giá. TCTD cho rằng VAMC có quyền rất lớn nhung trên thực tế quyền hạn của VAMC đối với khoản nợ còn rất hạn chế vì mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Chính những khó khăn vuớng mắc này làm cho quá trình xử lý nợ có vấn đề của VAMC chậm trễ, kém hiệu quả. Từ đó, để hoạt động của VAMC đuợc thuận lợi, Chính phủ và các cơ quan ban ngành cần:
- Xem xét bổ xung Luật đất đai cho phép các nhà đầu tu nuớc ngoài mua nợ đuợc nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất
- Hỗ trợ VAMC xử lý nợ xấu nhất là trong việc hoàn tất thủ tục pháp lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, thu giữ tài sản, phát mại tài sản, hạn chế hình sự hóa trong vấn đề dân sự, đặc biệt trong việc bán nợ, tài sản thấp hơn giá trị gốc, có nhu vậy mới đẩy nhanh đuợc tốc độ xử lý nợ xấu đuợc triệt để.
- Xem xét chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ cán bộ khi thực hiện xử lý nợ trong việc mua bán nợ xấu, cần xác định rõ trách nhiệm tại thời điểm mua bán và xử lý nợ xấu, do vậy kiến nghị thành lập cơ quan thẩm định giá độc lập với VAMC.
- Hỗ trợ VAMC hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản đảm bảo chua hoàn chỉnh và quá trình thu hồi nợ, thu giữ tài sản cũng nhu phát mại tài sản đảm bảo.
- Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố các cấp tạo điều kiện hỗ trợ VAMC hoàn thành thủ tục pháp lý TSBĐ tại địa phuơng để bán nợ/tài sản đuợc nhanh chóng.
d. Giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Các Sở, ngành cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị truờng, giảm luợng hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, kích thích đầu tu và tiêu dùng trong nuớc, cụ thể:
- Sở Kế hoạch và Đầu tu phối hợp với các Sở, ngành trên địa bàn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nuớc.
khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp xúc tiến thuơng mại, đẩy mạnh xuất khẩu; tổ chức, quản lý và phát triển có hiệu quả thị truờng tiêu thụ hàng hoá trong nuớc; triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng sản xuất trong nuớc trên thị truờng nội địa, đua hàng về nông thôn.
- Các Sở, ngành chủ trì phối hợp với các cơ quan trên địa bàn và hiệp hội ngành nghề phân tích, đánh giá thực trạng hoạt đồng và hàng tồn kho của các ngành, lĩnh vực, địa phuơng để xây dựng, triển khai các chuơng trình, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho và hỗ trợ tín dụng phù hợp thông qua các chuơng truờng cho vay nông nghiệp, nông thôn, chuơng trình hỗ trợ chăn nuôi....; giải phóng hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực.
Chính phủ cần ban hành các gói giải pháp hỗ trợ phá băng thị truờng bất động sản. Trong giai đoạn hiện nay vẫn còn hàng triệu nguời chua có khả năng mua nhà, nếu giá nhà chỉ ở mức vài trăm triệu đồng một căn thì nhu cầu thực tế là rất lớn. Vì thế, nhà nuớc cần nhanh chóng biến sáng kiến căn hộ nhỏ tối thiểu 25 m2 thành hiện thực.
- Các cục thuế có chính sách gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đầu tu kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, dệt may, linh kiện điện tử.... Đồng thời, giảm 50% thuế GTGT trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn nhu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, sửa chữa tàu biền, vận tải biển nội địa, cơ khí.
- Các Sở, ngành trên địa bàn triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 27/CT- TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tuớng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục nợ đọng trong xây dựng cơ bản tại các địa phuơng. Tập trung huy động mọi nguồn vốn để xử lý nhanh nợ đọng trong xây dựng cơ bản và sớm hoàn thành các công trình sắp hoàn thành, đua vào sử dụng, đồng thời kiên quyết dừng hoặc chuyển đổi các dự án đầu tu kém hiệu quả. Các khoản thanh toán nợ đọng trong xây dựng cơ bản phải đuợc uu tiên sử dụng để trả các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng sau
khi đã thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền công cho cán bộ.
3.3.2. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a. Đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính.
Trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, tái cấu trúc toàn bộ hệ thống Ngân hàng - Tài chính là một trong ba trụ cột của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Việc cụ thể hóa chủ trương trên đã được thực hiện thông qua đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/3/2012.
Trên cơ sở mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và trung hạn của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho công tác tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới là xử lý 4 vấn đề cốt lõi, bên cạnh hoạt động sáp nhập ngân hàng.
• Cơ cấu lại vốn tự có của các ngân hàng và cải thiện tính thanh khoản hệ thống
Một trong những yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là quy mô vốn tự có thấp. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ có thể thực hiện biện pháp đầu tư vào cổ phần của các ngân hàng này, bán lại cho tư nhân sau khi ngân hàng đó dần đi vào ổn định. Với vai trò là cổ đông chính sở hữu phần lớn vốn cổ phần, Chính phủ sẽ yêu cầu các ngân hàng bị quốc hữu hóa thực hiện các chương trình tái cấu trúc tài sản và nguồn vốn. Phương pháp thứ hai, số vốn mà Chính phủ phải bỏ ra khiêm tốn hơn là hình thức đồng tài trợ. Theo đó, khi nhà đầu tư bỏ vốn tài trợ cho một ngân hàng gặp khó khăn thì Chính phủ cũng cam kết góp vốn vào ngân hàng đó theo một tỷ lệ nhất định dưới vai trò nhà đầu tư thứ hai, từ đó góp phần tạo niềm tin cho nhà đầu tư về khả năng vực dậy của ngân hàng.
Hai giải pháp trong đó Chính phủ góp vốn mặc dù được đánh giá có thể đạt mức hiệu quả cao, nhưng đồng thời có thể gây ra những ảnh hưởng lớn hơn tới chính sách tài khóa, tiền tệ, làm tăng lượng nắm giữ của Nhà nước đối với ngân hàng và có thể dẫn đến rủi ro đạo đức. Để tránh tình trạng này, Chính phủ cũng có
thể áp dụng việc nâng hạn mức sở hữu nước ngoài lên một mức cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định, kèm theo điều kiện bán lại cổ phần trong tương lai nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như mức quy định về tỷ lệ nắm giữ của cổ đông nước ngoài.
• Cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng
Cải thiện lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng là một trong 3 mục tiêu của tái cấu trúc ngân hàng do IMF đưa ra (IMF, 1999). Trên thực tế, cải thiện niềm tin vào hệ thống ngân hàng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là nhiệm vụ khó khăn nhất của quá trình tái cấu trúc. Trước hết để tăng niềm tin của công chúng vào hệ thống, NHNN cần đảm bảo tính minh bạch của các