ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XỬLÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 0434 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 89)

2010- 2014

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XỬLÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI

2.4.1. Những kết quả đạt được

- SHB đã tiến hành xây dựng và ban hành khá nhiều văn bản, quy trình, quy chế về hoạt động quản lý và xử lý nợ có vấn đề, có thể kể đến như: Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề, quy chế miễn giảm lãi vốn vay, quy trình thu giữ tài sản bảo đảm... Với hệ thống văn bản đầy đủ, lô gic và chặt chẽ làm kim chỉ nam, hoạt động quản lý và xử lý nợ có vấn đề của SHB được tiến hành khoa học, hiệu quả.

- Công tác quản lý đối với toàn bộ các khoản nợ có vấn đề được chú trọng.Định kỳ hàng tháng, SHB thực hiện phân tích chất lượng tín dụng, đánh giá các khoản nợ, trên cơ sở đó cảnh báo những rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của toàn hệ thống, từ đó góp phần làm cho hoạt động tín dụng của SHB trở nên an toàn và hiệu quả.

- Công tác giám sát, theo dõi và thông báo tình trạng các khoản nợ có vấn đề mới phát sinh được thực hiện thường xuyên. Tiến hành kiểm tra và làm việc thực tế với khách hàng mới phát sinh nợ quá hạn để tìm hiểu nguyên nhân quá hạn, những khó khăn, vướng mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nợ với SHB, từ đó đưa ra phương án quản lý và xử lý phù hợp với tính chất từng khoản nợ quá hạn, đảm bảo tất cả các khoản nợ có vấn đề mới phát sinh đều được kiểm soát và xây dựng phương án xử lý phù hợp.

- SHB thường xuyên triển khai hoạt động kiểm tra thực tế tình trạng các Tài sản bảo đảm của các khoản nợ có vấn đề và định giá lại giá trị các tài sản này, thực hiện so sánh với dư nợ của khoản vay tương ứng tại cùng thời điểm, từ đó đánh giá khả năng mất vốn của từng khoản nợ thông qua biện pháp xử lý tài sản bảo đảm.

- Thường xuyên đôn đốc, bám sát khách hàng trong quá trình xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề. Tạo sức ép để khách hàng tập trung đẩy nhanh tiến độ trả nợ cho Ngân hàng.

- Phương án xử lý đưa ra đối với từng khoản nợ được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, khá đa đạng, đảm bảo phù hợp với bản chất của mỗi khoản nợ, với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng.

- Thường xuyên xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng trong thời kỳ khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản nợ có vấn đề.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

- Công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề chưa quyết liệt, việc giải quyết còn thiên về xử lý vụ việc mà chưa xây dựng được phương án tổng thể hiệu quả.

- Công tác triển khai thực hiện các phương án xử lý nợ có vấn đề đã được phê duyệt đôi khi còn bị động và chậm trễ so với tiến độ theo phê duyệt.

- Bộ máy xử lý nợ còn nhiều bất cập: Đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, hăng hái học hỏi nhưng còn thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu rõ về thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đôi khi quá cứng nhắc và chặt chẽ trong việc xem xét phương án xử lý nợ đối với các khoản nợ có vấn đề, đôi khi lại không lường hết được các rủi ro tiềm ẩn của các phương án đó.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay còn chưa tốt, không bám sát tình hình kinh doanh, tài chính và việc sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời có biện pháp ngăn chặn các khoản nợ có vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh. Khi phát sinh nợ quá hạn chưa kịp thời bám sát dòng tiền của khách hàng, chưa chủ động kiểm tra lại Tài sản bảo đảm đặc biệt là Tài sản bảo đảm là hàng hóa, hầu hết các khoản nợ xấu có thế chấp bằng hàng hóa đều bị thiếu hụt.

thật sự chặt chẽ, dẫn tới những bất lợi trong quá trình khởi kiện hay đề nghị điều tra.

- Hoạt động kém hiệu quả của Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng SHB (SHAMC)

Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng SHB (SHAMC) đã ra đời từ năm 2010, với kỳ vọng giúp quản lý và khai thác tài sản của SHB cũng nhu các TCTD nói chung, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của Ngân hàng, tiếp nhận, quản lý các tài sản bảo đảm tiền vay thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng theo giá thị truờng, mua bán nợ tồn đọng của các TCTD khác. Tuy nhiên đến nay Công ty SHAMC chua phát huy đuợc vai trò, nhiệm vụ của mình nhu kỳ vọng ban đầu của Ban Lãnh đạo SHB. Công ty chủ yếu hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ kho hàng, bảo vệ mục tiêu, chua thực sự tiếp nhận và xử lý nợ xấu của Ngân hàng mẹ.

- Vấn đề nhân sự Xử lý nợ

Hiện tại nhân sự Xử lý nợ chuyên trách trực thuộc Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề còn thiếu nhiều, không thể bao quát hết toàn bộ các khoản nợ có vấn đề của Ngân hàng.

Hơn nữa, công tác tuyển dụng nhân sự xử lý nợ chuyên trách gặp nhiều khó khăn. Điều này khá dễ hiểu, do công việc xử lý nợ từ truớc đến nay chua có sức thu hút nhu các vị trí công việc khác, cách nhìn của xã hội về nghề này không có thiện cảm. Bên cạnh đó, mặc dù công việc rất vất vả nhungNgân hàng SHB vẫn chua có chế độ đãi ngộphù hợp đối với các nhân sự làm xử lý nợ.

- Công tác đào tạo, huớng dẫn nghiệp vụ chua đuợc thực hiện thuờng xuyên

Công việc xử lý nợ khá đặc thù, phức tạp, đòi hỏi cán bộ xử lý nợ không những phải hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội,... mà còn phải có nhiều kĩ năng trong việc xử lý các tình huống. Do vậy, công tác đào tạo, huớng dẫn nghiệp vụ là rất cần thiết. Tuy nhiên, do khối luợng công việc cần xử lý quá nhiều nên công tác đào tạo chua đuợcchú trọng, dẫn đến nhiều cán bộ xử lý nợ còn lúng túng trong quá trình xử lý công việc. Từ đó làm cho hiệu quả công tác xử lý nợ chua đuợc cao nhu mong đợi.

- Khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu nợ

Hiện tại, Ngân hàng SHB thu hồi các khoản nợ có vấn đề chủ yếu bằng biện pháp xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc xử lý tài sản thế chấp để thu nợ không được thuận lợi, tiến độ chậm chạp, giá bán không cao, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thu hồi nợ. Chẳng hạn:

+ Tài sản thế chấp là bất động sản, trong khi thị trường bất động sản thời gian gần đây đóng băng, ít giao dịch, tài sản giảm giá, gây khó khăn trong việc chuyển nhượng tài sản.

+ Tài sản thế chấp là máy móc thiết bị chuyên dùng hoặc đã quá cũ kĩ, việc tìm người mua rất khó khăn, mức giá bán thấp hơn nhiều so với kì vọng.

+ Tài sản thế chấp là hàng hóa, nhanh hỏng, khó tiêu thụ...

- Hệ thống các văn bản quy định pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến công tác xử lý nợ có vấn đề chưa hoàn thiện.

Chẳng hạn, trường hợp xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ có vấn đề. Một tài sản thế chấp cho khoản nợ có vấn đề đã được hoàn thiện thủ tục thế chấp theo đúng quy định của pháp luật và Ngân hàng luôn giữ giấy tờ sở hữu chính. Tuy nhiên, khi tiến hành xử lý tài sản để thu hồi nợ thì Ngân hàng gần như không có bất cứ quyền gì, vẫn phải phụ thuộc vào bên chủ tài sản. Nếu bên chủ tài sản không hợp tác, Ngân hàng sẽ khó thu giữ được tài sản, không thể phát mại tài sản để thu nợ.

- Tiến độ xử lý nợ có vấn đề bằng các biện pháp có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng như Tòa án, Công an,... chậm trễ

Một số khoản nợ có vấn đề cần sự can thiệp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý thu hồi nợ như: có dấu hiệu hình sự, tài sản bị tranh chấp, khách hàng không hợp tác...Tuy nhiên, biện pháp này tốn khá nhiều thời gian cũng như chi phí của Ngân hàng.

Hiện tại, hệ thống tòa án đang quá tải với các vụ việc tranh tụng, số lượng các vụ việc tồn đọng ngày một nhiều, thời gian thu hồi đối với một khoản nợ có vấn đề thường kéo dài 3-5 năm. Do thời gian kéo dài làm cho tài sản bị giảm giá trị, lãi phát sinh tăng dẫn đến tài sản phát mãi có khả năng không thu hồi đủ nợ. Hơn nữa,

việc thi hành án chậm trễ, không có sự thống nhất mà tùy từng địa phương dẫn tới cơ chế xin - cho, gây tiêu cực và tốn thêm các chi phí cho Ngân hàng.

- Thiện chí trả nợ của khách hàng

Trong nhiều trường hợp các khách hàng nợ mặc dù vẫn còn có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ì, dây dưa, không hợp tác với Ngân hàng. Điều này làm cho quá trình xử lý nợ có vấn đề gặp nhiều khó khăn, tiến độ chậm trễ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích thực trạng hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, bằng những số liệu thực tế, những biện pháp mà Ngân hàng sử dụng để xử lý nợ có vấn đề, những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, những nhân tố tác động đến công tác xử lý nợ có vấn đề của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã được làm rõ.

Việc đánh giá về những mặt thành công và những mặt hạn chếtrong công tác xử lý nợ có vấn đề của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội có ýnghĩa hết sứcquan trọng, là cơ sở để đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác xử lý nợ có vấn đề được trình bày tại chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN-HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI

Năm 2014 đã chứng kiến đà khởi sắc của kinh tế Việt Nam. Tuy kinh tế vĩ mô đã ổn định nhưng chưa thực sự thoát khỏi khó khăn với các thách thức cơ bản phải đối mặt trong năm 2015. Đối với các Tổ chức tín dụng nói chung và SHB nói riêngrủi ro chủ yếu đến từ nguy cơ nợ xấu vẫn ở mức cao.

Với mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ có vấn đề ở mức an toàn (tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp hơn 3%), SHB cần phải thực hiện một số công việc như sau:

- Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng. Tập trung cho vay ưu đãi các ngành; lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ.

- Ưu tiên phát triển tín dụng cho các khách hàng uy tín; Xây dựng danh sách quản lý và phát triển danh mục khách hàng mục tiêu/tiềm năng cho cả hệ thống.

- Đẩy mạnh công tác xử lý nợ có vấn đề bằng cách sử dụng linh hoạt các biện pháp xử lý nợ có vấn đề.

- Củng cố và nâng cao chất lượng phê duyệt tín dụng để hạn chế phát sinh nợ xấu. Rà soát khách hàng có khả năng chuyển nhóm nợ để có biện pháp xử lý kịp thời. Hoàn thiện các công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng để kiểm soát chất lượng nợ. Đặc biệt sớm đưa vào thử nghiệm công tác phân loại nợ dựa trên kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam; với những quyết sách đúng đắn của Chính Phủ, NHNN và các Bộ ngành; với sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng, đối tác và quý vị cổ đông; với sự năng động, sáng tạo, nỗ lực quyết tâm của đội ngũ cán bộ

nhân viên, SHB sẽ không ngừng nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội, tiếp tục phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ CÓ VẤNĐỀ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI

3.2.1. Đối với hoạt động quản lý nợ có vấn đề

a. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát sau cho vay, theo dõi rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản cho vay

Các khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. Giám sát sau cho vay là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của khách hàng, thực trạng của tài sản bảo đảm. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá sơ bộ về hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả của khách hàng, từ đó kịp thời xây dựng biện pháp xử lý nợ phù hợp, hiệu quả khi cần thiết.

b. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Đối với một ngân hàng, khi chấp nhận cho khách hàng vay là chấp nhận rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ sẽ giúp Ngân hàng đánh giá chính xác nguy cơ gây rủi ro của khách hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp, đồng thời sớm phát hiện được rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn, nhanh chóng xử lý rủi ro từ khi mới chớm xuất hiện, để giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi.

Từ đó, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt các bước quản trị rủi ro tín dụng như sau:

• Tính toán xác định rủi ro

- Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế...

- Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp. • Lượng hóa rủi ro

Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro được thể hiện qua các con số.

• Quản lý, giám sát

Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn. Neu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân.

• Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro

- Không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính

- Không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (Tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng...)

c. Hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng

Có chuyên gia đã nhận định rằng: “Sự an toàn của hệ thống hiện nay nằm ở phạm trù đạo đức nhiều hơn là chuyên môn”. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng là một trong những nhân tố làm phát sinh nợ có vấn đề.

Để hạn chế và phòng ngừa rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh, SHB cần: - Chú trọng vấn đề đạo đức trong công tác tuyển dụng nhân sự

- Giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình, đề cao tinh thần làm việc vì “lợi ích của ngân hàng” thay vì “lợi ích cá nhân”.

Một phần của tài liệu 0434 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w