Đối với hoạt động xửlý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu 0434 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 97 - 103)

2010- 2014

3.2.2. Đối với hoạt động xửlý nợ có vấn đề

a. Chú trọng công tác đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ xử lý nợ có vấn đề

Xử lý nợ có vấn đề là một lĩnh vực khá đặc thù và phức tạp, do vậy, công tác đào tạo và huớng dẫn nghiệp vụ xử lý nợ có vấn đề rất cần thiết.

SHB cần ban hành các huớng dẫn nghiệp vụ cụ thể của từng biện pháp xử lý nợ có vấn đề (Huớng dẫn Quy trình thu giữ và xử lý Tài sản bảo đảm; Huớng dẫn quy trình khởi kiện và thi hành án; quy trình tố cáo...). góp phần giúp cho các cán bộ xử lý nợ không còn lúng túng khi xử lý công việc.

SHB cũng nên xây dựng Sổ tay Xử lý nợ, trong này bao gồm những nội dung chính của quy trình xử lý nợ, điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý nợ , kinh nghiệm trong quá trình xử lý nợ, cũng nhu số điện thoại liên lạc trong Hệ thống xử

lý nợ từ cấp Chi nhánh đến Hội sở chính. Sổ tay này sẽ được coi như từ điển bỏ túi trong nghiệp vụ xử lý nợ, hữu ích trong việc trợ giúp cho các cán bộ xử lý nợ trong quá trình tác nghiệp.

Song song với đó, SHB cũng tổ chức các lớp đào tạo, nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ xử lý nợ. Các khóa đào tạo này có thể do nội bộ tự đảm nhiệm hoặc thuê các chuyên gia dạy.

b. Áp dụng các biện pháp xử lý nợ có vấn đề một cách linh hoạt

Khi cho vay, SHB luôn đặt mục tiêu thu hồi đủ gốc và lãi của khoản vay. Tuy nhiên, đối với các khoản nợ có vấn đề, mục tiêu đó là bất khả thi. Do vậy, cán bộ xử lý nợ cần ứng biến linh hoạt khi thực hiện công việc của mình, đánh giá đúng thực trạng khách hàng và tài sản bảo đảm, đảm bảo thu hồi nợ tối đa đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí.

Với phương châm “thu nợ tối đa, tối thiểu chi phí”, SHB có thể nghiên cứu áp dụng hai biện pháp xử lý nợ có vấn đề như sau:

- Thu nợ có chiết khấu

SHB thực hiện giảm một phần gốc khoản vay cho khách hàng. Biện pháp này áp dụng đối với những khách hàng không có khả năng hoàn trả 100% vốn vay, đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ khác nhưng việc thu hồi toàn bộ khoản vay là bất khả thi. Biện pháp này sẽ khách nợ thúc đẩy khách hàng thanh toán dứt điểm khoản nợ, ngân hàng tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này. Tuy nhiên, cán bộ xử lý nợ cần tỉnh táo, đánh giá đúng thực trạng của khách hàng, tránh việc khách hàng lợi dụng chính sách ưu đãi của Ngân hàng để trốn nợ.

- Nhận tài sản để cấn trừ nợ

Biện pháp này áp dụng đối với những khách hàng có tài sản là bất động sản, được SHB đánh giá là sinh lời trong tương lai (vị trí địa lý thuận lợi, có khả năng kinh doanh,...), khi đó, SHB sẽ tiến hành nhận tài sản đó để thay thế cho nghĩa vụ nợ của khách hàng. Khi thực hiện biện pháp này, SHB cần chú ý tính tới tỷ lệ về giá trị Tài sản cố định so với Vốn tự có không vượt quá quy định của Ngân hàng Nhà nước

c. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng quy định

Ở Việt Nam, tình hình thực hiện các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn, phân loại nợ và quản lý rủi ro, trích lập dự phòng tại các TCTD được xem là còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ở SHB, việc phân loại nợ vẫn đang thực hiện theo phương pháp định lượng, dựa trên thời gian quá hạn của khoản nợ. Phương pháp này khá đơn giản và chưa thực sự đánh giá đúng bản chất của khoản nợ.

Để có định hướng đúng đắn, SHB cần thực hiện phân loại nợ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ SHB. Thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ để có nguồn lực thực hiện xử lý rủi ro nếu cần thiết mà không làm ảnh hưởng tới hoạt động chung của Đơn vị. Đồng thời SHB cũng cần nghiêm túc thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, đây là cơ sở đánh giá định tính về khách hàng, giúp Chi nhánh có sự đánh giá đầy đủ và sớm đối với các dấu hiệu rủi ro của khách hàng.

d. Mở rộng đối tượng cho phép miễn giảm lãi

Theo quy định hiện tại của Ngân hàng SHB, việc áp dụng biện pháp miễn, giảm lãi vay chỉ áp dụng đối với các khách hàng gặp tổn thất khách quan về tài sản bảo đảm, ví dụ như: thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ... ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dẫn đến không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Điều này không phù hợp trong thực tế, vì nếu quy định như vậy chỉ có rất ít các khách hàng có thể áp dụng biện pháp này mặc dù mục đích áp dụng là hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn và phục hồi hoạt động lại. Quy đinh về biện pháp Miễn, giảm lãi cần thay đổi để có thể áp dụng cho những khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh vì lý do kinh doanh kém hiệu quả do ảnh hưởng của thị trường dẫn đến không có khả năng trả hết nợ gốc, lãi vay cho Ngân hàng.

e. Rà soát, phân loại các khoản nợ xấu thành từng nhóm để có biện pháp phù hợp

Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng/lần, SHB cần thực hiện rà soát tổng hợp các thông tin về từng khách hàng nợ xấu (đánh giá lại tài sản về giá trị , hiện trạng; đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ, các nguồn thu khác của khách hàng.), từ

đó đánh giá khả năng thu hồi nợ của từng khoản nợ. Đồng thời phân loại từng khoản nợ vào các nhóm khác nhau để áp dụng thực hiện theo các biện pháp khác nhau, cụ thể:

- Nhóm các khoản nợ xấu không có hoặc không còn TSĐB, khách hàng vay không còn tồn tại và nợ xấu thuộc nhóm 5, nhóm này có thể xem xét xử lý rủi ro nếu đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

- Nhóm có tài sản đảm bảo, hồ sơ đúng quy định, nhưng khách hàng/chủ tài sản chây ì, không hợp tác với Ngân hàng: nhóm này Ngân hàng xem xét sử dụng biện pháp mạnh

- Nhóm các khoản nợ có khả năng trả nợ dần, khách hàng ý thức tốt: Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ, đôn đốc để khách hàng chủ động trả nợ (cơ cấu lại nợ, xem xét miễn, giảm lãi để giảm bớt khó khăn cho khách hàng hoặc tiếp tục đầu tư cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng có nợ xấu có khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phục hồi và phát triển)

- Nhóm các khoản có tài sản nhưng tài sản không đủ pháp lý (do quá trình duyệt vay không đúng quy định hoặc nguyên nhân khách quan khác): Ngân hàng đề nghị khách hàng phối hợp hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với những TSĐB này hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB khác hợp pháp. Trường hợp cố tình chây ì, thiếu hợp tác có thể xem xét đề nghị cơ quan điều tra hỗ trợ các hành vi sai phạm của khách hàng, cố ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản Ngân hàng.

- Nhóm các khoản nợ có tài sản đảm bảo, khách hàng hợp tác xử lý tài sản hoặc muốn bàn giao tài sản cho Ngân hàng xử lý: đối với nhóm này Ngân hàng ưu tiên tập trung xử lý trước để thu hồi nợ ngay.

f. Xem xét phương án thuê tổ chức thu hồi nợ thay Ngân hàng.

Đối với một số khoản nợ được xem là khó đòi (quá hạn kéo dài, đã sử dụng nhiều biện pháp nhưng không hiệu quả), SHB có thể xem xét phương án thuê tổ chức thu hồi nợ thay cho Ngân hàng. Khi áp dụng phương án này, khoản nợ cần thu hồi sẽ được xem như một gói thầu, SHB sẽ tiến hành đấu thầu việc thu hồi khoản nợ giữa các công ty, doanh nghiệp, các trung tâm, các văn phòng luật sư có chức năng

thu nợ. Các tổ chức tham gia đấu giá sẽ căn cứ vào đặc điểm khoản nợ, thực trạng tài sản bảo đảm và khách hàng vay vốn để đua ra giá trị và thời gian có thể thu hồi nợ. Trên cơ sở đó, SHB sẽ xem xét giá trị thu hồi đuợc, thời gian và chi phí thu hồi hợp lý nhất để chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị tiến hành thu hồi nợ.

Để có thể áp dụng phuơng án này, SHB cần xây dựng cơ chế tài chính linh hoạt và hỗ trợ tối đa cho công tác xử lý nợ có vấn đề. Bên cạnh đó, các đơn vị thu hồi nợ đuợc thuê hoạt động vì lợi nhuận, vì vậy, nếu không thỏa thuận kỹ, các biện pháp đòi nợ của các đơn vị đuợc thuê có thể làm ảnh huởng đến uy tín cũng nhu hình ảnh của Ngân hàng SHB.

g. Thúc đẩy hoạt động của Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản

Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng SHB (SHAMC) đã ra đời từ năm 2010, với kỳ vọng giúp quản lý và khai thác tài sản của SHB cũng nhu các TCTD nói chung, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của Ngân hàng, tiếp nhận, quản lý các tài sản bảo đảm tiền vay thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng theo giá thị truờng, mua bán nợ tồn đọng của các TCTD khác. Tuy nhiên đến nay Công ty SHAMC chua phát huy đuợc vai trò, nhiệm vụ của mình nhu kỳ vọng ban đầu của Ban Lãnh đạo SHB. Công ty chủ yếu hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ kho hàng, bảo vệ mục tiêu, chua thực sự tiếp nhận và xử lý nợ xấu của Ngân hàng mẹ.

Tiến tới một mô hình xử lý nợ chuyên nghiệp, khi nợ có vấn đề tăng cao, khối luợng tài sản bảo đảm lớn, việc chuyển giao các khoản nợ xấu từ Ngân hàng sang công ty AMC để xử lý là vô cùng cần thiết. Đảm bảo tính chuyên môn hóa do công ty có đầy đủ chức năng, quyền hạn để áp dụng các biện pháp xử lý nợ linh hoạt hơn so với mô hình Ban nghiệp vụ của Ngân hàng. Các khoản chi phí liên quan cũng đuợc hạch toán và kiểm soát đầy đủ giúp đánh giá tốt nhất hiệu quả thu hồi nợ.

Theo đó, mô hình công ty AMC sẽ phải thực hiện chức năng chính nhu sau:

- Tiếp nhận danh sách nợ xấu hàng năm, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ theo danh sách mà Ngân hàng mẹ ủy thác;

- Góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả; Cơ cấu lại nợ, tiếp nhận và quản lý các khoản nợ tồn động của Ngân hàng mẹ bằng các biện pháp: giãn nợ,

miễn giảm lãi suất, đầu tu thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp...

- Góp phần cải tiến quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng toàn hàng;

- Từng buớc phát triển hoạt động mua bán nợ; quản lý, kinh doanh tài sản (cho thuê, mua bán, khai thác);

h. Áp dụng thử nghiệm phân loại nợ dựa trên chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ đánh giá sớm về rủi ro tín dụng của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với bên thứ ba. Trong thời gian tới Ngân hàng SHB cần sớm triển khai việc phân loại nợ căn cứ vào kết quả xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và tình trạng khoản nợ của khách hàng tại thời điểm phân loại nợ thay vì dựa hoàn toàn vào định luợng thời gian quá hạn nhu hiện tại để có sự phân loại chính xác hơn, trung thực hơn đối với từng khoản nợ, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro để kịp thời xử lý ngay từ đầu.

i. Xây dựng cơ chế đãi ngộ phù hợp với cán bộ xử lý nợ

Mặt tích cực của Ngân hàng là đã thànhlập đuợc một đội ngũ xửlý nợ chuyên trách, đuợc tuyển dụng từ các cán bộ đã có kinh nghiệm là tín dụngtại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đặc biệt uu tiên cán bộ đã từng côngtácxử lý nợ tại Ngân hàng. Công tác xử lý nợ không còn phụ thuộc vào các nhânsự là cán bộ tín

dụng kiêm nhiệm hoặc có liên quan tới các khoản nợ xấu nhu truớc đây. Điều này giúp công tác xử lý nợ chuyên môn hóa và hiệu quả hơn.

Công việc xử lý nợ có vấn đề khá vất vả, cho nên để tạo động lực cho các cán bộ xử lý nợ SHB cần xây dựng một cơ chế đãi ngộ phù hợp.

- Cơ chế khen thuởng:trên thực tế, kết quả thu hồi nợ cũng chính là lợi nhuận của Ngân hàng, do đó, cần có cơ chế đánh giá kết quả thu hồi gắn với khen thuởng đối với các cá nhân, đơn vị có thành tích thu nợ tốt giống nhu việc khen thuởng đối với công tác phát triển kinh doanh.

- Cơ chế bổ nhiệm: SHB cần có chính sách uu tiên phát triển nguồn nhân sự nội bộ thay vì tuyển dụng nguồn bên ngoài nhu hiện nay. Việc phát triển nguồn

nhân lực nội bộ, xem xét bổ nhiệm các chức danh quản lý cho cán bộ xử lý nợ đạt thành tích tốt trong công tác thu hồi nợ sẽ tạo động lực cho cán bộ xử lý nợ phấn đấu hơn nữa trong công việc, giúp họ thêm niềm tin gắn bó lâu dài cùng sự phát triển của Ngân hàng.

Cơ chế đãi ngộ phù hợp sẽ tạo động lực cho các cán bộ xử lý nợ vượt qua các khó khăn, trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ thu hồi nợ cho Ngân hàng. Đồng thời cũng xóa đi định kiến về nghề xử lý nợ trong xã hội hiện nay, giúp thu hút được nhân sự giỏi tham gia cống hiến.

j. Sửa đổi, bổ sung cơ chế tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý nợ

Theo quy chế tài chính hiện tại, Ngân hàng SHB chưa có cơ chế riêng để hỗ trợ kinh phí cho công tác xử lý nợ có vấn đề. Điều này làm cho hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng SHB có phần kém linh hoạt và chủ động.

SHB nên xây dựng cơ chế chi phí riêng hỗ trợ cho hoạt động xử lý nợ có vấn đề:

- Chi phí xử lý nợ: bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trinh xử lý khoản nợ có vấn đề. Khoản chi phí này cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động xử lý nợ có vấn đề. Các chi nhánh được chủ động sử dụng chi phí trong công tác xử lý nợ, nhưng phải phù hợp với dư nợ có vấn đề và quy mô của chi nhánh. Các chi phí này sau này sẽ được tổng hợp, báo cáo thành một trong những chỉ tiêu hoạt động kinh doanh để có thể đánh giá và tổng kết.

- Dùng quỹ khen thưởng của Ngân hàng SHB để khen thưởng trực tiếp cho việc thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng DPRR. Mức khen thưởng nằm trong khoảng 1- 3% tính trên doanh số nợ thu hồi được. Mức khen thưởng này một phần có thể được dùng để bù vào chi phí xử lý nợ và sẽ tạo thêm động lực để các cán bộ xử lý nợ dành thời gian, công sức và tâm huyết với công việc hơn.

Một phần của tài liệu 0434 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w