2010- 2014
3.2.1. Đối với hoạt động quản lý nợ có vấn đề
a. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát sau cho vay, theo dõi rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản cho vay
Các khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. Giám sát sau cho vay là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của khách hàng, thực trạng của tài sản bảo đảm. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá sơ bộ về hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả của khách hàng, từ đó kịp thời xây dựng biện pháp xử lý nợ phù hợp, hiệu quả khi cần thiết.
b. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
Đối với một ngân hàng, khi chấp nhận cho khách hàng vay là chấp nhận rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ sẽ giúp Ngân hàng đánh giá chính xác nguy cơ gây rủi ro của khách hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp, đồng thời sớm phát hiện được rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn, nhanh chóng xử lý rủi ro từ khi mới chớm xuất hiện, để giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi.
Từ đó, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt các bước quản trị rủi ro tín dụng như sau:
• Tính toán xác định rủi ro
- Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế...
- Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp. • Lượng hóa rủi ro
Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro được thể hiện qua các con số.
• Quản lý, giám sát
Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn. Neu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân.
• Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro
- Không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính
- Không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (Tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng...)
c. Hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng
Có chuyên gia đã nhận định rằng: “Sự an toàn của hệ thống hiện nay nằm ở phạm trù đạo đức nhiều hơn là chuyên môn”. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng là một trong những nhân tố làm phát sinh nợ có vấn đề.
Để hạn chế và phòng ngừa rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh, SHB cần: - Chú trọng vấn đề đạo đức trong công tác tuyển dụng nhân sự
- Giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình, đề cao tinh thần làm việc vì “lợi ích của ngân hàng” thay vì “lợi ích cá nhân”.
Những vụ việc đã xảy ra trong thực tế cho thấy, cán bộ ngân hàng phải luôn có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng như tài sản của mình, không vì “lợi ích cá nhân” mà thông đồng với khách hàng, đưa ra quyết định cho vay không phù hợp, làm phát sinh nợ có vấn đề.
- Áp dụng chế độ đãi ngộ thoả đáng thông qua việc đánh giá chính xác giá trị khác biệt của cán bộ ngân hàng và kết quả phấn đấu để từ đó giúp họ có động lực để phát huy hết tiềm năng của mình.
- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về
cách hiệu quả thực sự tránh tình trạng đua ra hệ thống kiểm soát cho có nhu hiện nay.
d. Thực hiện đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ xử lý nợ
Để nâng cao chất luợng cán bộ xử lý nợ, SHB cần tổ chức định kỳ các khóa đào tạo, huớng dẫn nghiệp vụ về quản lý và xử lý nợ có vấn đề đối với không chỉ cán bộ xử lý nợ mà còn hữu ích đối với cả các cán bộ tín dụng - những nguời thuờng xuyên tiếp xúc và phát hiện dấu hiệu rủi ro nợ xấu đầu tiên từ phía khách hàng. Đây là cơ hội để các cán bộ xử lý nợ, cán bộ tín dụng trao đổi những kinh nghiệm, cùng giải quyết, đua ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vuớng mắc phát sinh trong quá trình xử lý nợ. Đồng thời cũng cần phổ biến, cập nhật cho toàn bộ các nhân sự liên quan tới hoạt động xử lý nợ, hoạt động tín dụng về các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để công tác xử lý nợ của hệ thống đuợc nhất quán tới từng cá nhân, tuân thủ đúng quy định của Pháp luật nhung vẫn đảm bảo hiệu quả.
Bên cạnh các khóa đào tạo huớng dẫn nghiệp vụ nội bộ, SHB cũng nên triển khai các khóa đào tạo chuyên sâu đối với nghiệp vụ xử lý nợ, trong đó đặc biệt chú trọng về kiến thức luật tố tụng dân sự, hình sự. Các khóa đào tạo chuyên sâu này cần sự tham gia của văn phòng luật su có ngành nghề hoạt động xử lý nợ hay các công ty xử lý nợ chuyên nghiệp. Những khóa học này sẽ giúp các cán bộ xử lý nợ nâng cao hơn nữa kiến thức cũng nhu kinh nghiệm xử lý nợ thực tế.