Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0482 giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện ninh giang hải dương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 34)

1.2.4.1. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng

Một là, chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp là sự thể hiện việc cung cấp tiền vay của ngân hàng cho doanh nghiệp, chính sách tín dụng được đưa ra làm nền tảng chỉ đạo hoạt động cho vay đi đúng hướng, đảm bảo an và toàn lành mạnh.

Chính sách tín dụng bao gồm các vấn đề về quy mô các khoản vay, hình thức cho vay,

kỳ hạn vay, tài sản đảm bảo và lãi suất cho vay.

Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, ngân hàng muốn mở rộng quy

mô cho vay thì chính sách cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp phải đảm bảo:

+ Tuân thủ đúng đuờng lối chính sách ngân hàng và quy định của pháp luật; + Xây dựng chính sách đúng đắn, phù hợp với doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn. Bất cứ ngân hàng thuơng mại nào muốn đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiêp đều phải có chính sách cho vay thích hợp với ngân hàng mình và phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, chính sách về lãi suất, phí

- Lãi suất cho vay là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian. Lãi suất cho vay là lãi suất mà nguời đi vay phải trả cho ngân hàng khi vay vốn từ ngân hàng. Lãi suất cho vay gồm các loại:

+ Lãi suất cố định: là mức lãi suất đuợc xác định tại thời điểm cho vay và đuợc áp dụng trong suốt quá trình cho vay, không thay đổi theo sự biến động của lãi suất thị truờng.

+ Lãi suất thả nổi: là lãi suất đuợc điều chỉnh theo sự biến động của lãi suất thị truờng, ngân hàng thoả thuận với khách hàng về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo định kỳ.

- Phí tín dụng là các loại phí mà ngân hàng áp dụng trong quá trình cho vay khách hàng. Tại ngân hàng, có nhiều loại phí tín dụng khác nhau gồm nhu phí duy trì hạn mức tín dụng, phí trả nợ truớc hạn...

Ngân hàng có quy định về chính sách lãi suất, phí riêng cho hoạt động cho vay trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật và ngân hàng nhà nuớc. Theo đó, chính sách lãi suất cho vay, phí mà nới lỏng thì khả năng cạnh tranh trong cho vay của ngân hàng tăng lên, góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN và nguợc lại.

Ba là, khả năng huy động vốn

vụ để làm gia tăng số lượng vốn huy động cho ngân hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

Ngân hàng thương mại có thể gia tang nguồn vốn huy động thông qua các hình thức sau:

- Tăng cường phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Tăng vốn vay từ tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài;

- Tăng vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;

- Vay ngân hàng cấp trên và các hình thức huy động khác.

Khả năng huy động vốn của ngân hàng càng tốt thì ngân hàng càng có ưu thế về

mặt nguồn vốn để cho vay ra đáp ứng nhu cầu của KHDN. Việc ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau lãi suất huy động thấp cũng góp phần tăng khả năng

cạnh tranh trong cho vay với các ngân hàng khác.

Do vậy, khả năng huy động vốn là nhân tố tác động đến khả năng cho vay và ưu

thế trong cho vay KHDN tại ngân hàng thương mại.

Bốn là, phương pháp thu thập, phân tích thông tin

Việc thẩm định cho vay cho vay doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thông tin thẩm định bao gồm thông tin trực tiếp và gián tiếp, thông tin thị trường, thông tin trong nước và thế giới... Thông tin chính là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình thẩm định cho vay của Ngân hàng thương mại. Do đó, số lượng cũng như chất lượng và tính kịp thời của thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động cho vay KHDN. Nếu thông tin không chính xác thì mọi quá trình thẩm định từ đầu cho đến cuối đều không có ý nghĩa cho dù chúng ta sử dụng các phương pháp hiện đại như thế nào, thông tin chính xác là điều kiện để đưa ra những đánh giá đúng. Thông tin thiếu, không đầy đủ dẫn đến chất lượng thẩm định không tốt hoặc không thẩm định được, nhất là những thông tin không cân xứng có thể dẫn tới lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cho Ngân hàng thương mại.

Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn có liên quan đến dự án là rất cần thiết, tuy

nhiên khái niệm đầy đủ chỉ mang nghĩa tương đối. Vấn đề là các nguồn thông tin

phải đảm

bảo độ tin cậy và có ý nghĩa quyết định. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, tính

kịp thời của các nguồn thông tin thu thập được có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng

thẩm định cho vay, sự chậm trễ của thông tin làm ảnh hưởng không tốt trong mối

quan hệ

giữa khách hàng với ngân hàng, nhất là khách hàng truyền thống và có thể làm mất

cơ hội

cho vay doanh nghiệp tiềm năng.

Phương pháp thu thập, phân tích thông tin có vai trò quan trọng trong việc giảm thấp rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhờ có thông tin người quản lý có thể đưa ra quyết định đúng đắn hoặc sai lầm, vì thế sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng các khoản vay. Chẳng hạn một ngân hàng chọn nhầm thông tin không đánh giá đích thực khả năng tài chính của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể yếu kém thua lỗ mà ngân hàng không biết do vậy sẽ gây ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ. Mặt khác, khách hàng cũng có thể cung cấp thông tin không đầy đủ, sai sự thật cho ngân hàng. Cả hai trường hợp trên đều dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Vậy việc tổng hợp, phân tích thông tin về doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp có triển vọng tốt, loại trừ doanh nghiệp xấu là một yêu cầu quan trọng đối với mọi ngân hàng.

Năm là, công tác tổ chức, quản trị của ngân hàng

Cho vay KHDN là nghiệp vụ đòi hỏi tập hợp nhiều hoạt động khác nhau, liên kết chặt chẽ với nhau nên cần có sự phân công, sắp xếp, quy định quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận tham gia vào quy trình cho vay KHDN, trình tự tiến hành cũng như mối liên hệ giữa các cá nhân và các bộ phận đó. Việc tổ chức của ngân hàng điều hành công tác cho vay KHDN nếu được xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy được năng lực, sức sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành một hệ thống đồng bộ sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN. Ngược lại, nếu công tác tổ chức của ngân hàng thiếu tính khoa học, đồng bộ và sơ sài, lỏng lẻo có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thẩm định cho vay và làm giảm chất lượng hoạt động cho vay của của ngân hàng thương mại.

Việc triển khai xây dựng kế hoạch phát triển của ngân hàng đúng hướng và phù hợp có tác dụng rất lớn trong việc định hướng hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHDN nói riêng, tạo động lực cho cán bộ các Phòng liên quan trong việc đẩy mạnh phát triển khách hàng, dư nợ cho vay để hoàn thành chỉ tiêu động lực đề ra.

Sáu là, chất lượng của công tác thẩm định

Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan".

Chất lượng công tác thẩm định cũng mang bản chất của chất lượng nói chung

đó là

mức độ công tác thẩm định đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với mục đích của ngân hàng

thương mại trong hoạt động cho vay giúp ngân hàng thương mại có thể đưa ra các quyết

định về cho vay chính xác và kịp thời với phương châm sinh lời và an toàn của ngân hàng

đồng thời thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

Đối với ngân hàng thương mại, trên giác độ là một nhà tài trợ vốn không trực tiếp thực hiện dự án/phương án sản xuất kinh doanh, do đó công tác thẩm định là nghiệp vụ quan trọng nhất trong quá trình cho vay để hỗ trợ ngân hàng thương mại trong việc ra quyết định cho vay. Nếu chất lượng thẩm định yếu kém sẽ cho ra các kết quả thẩm định sai lệch khiến ngân hàng thương mại đưa ra các quyết định cho vay sai và ngân hàng thương mại có thể mất vốn hoặc từ chối cho vay các dự án tốt. Nếu chất lượng thẩm định tốt sẽ giúp ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn và đẩy mạnh hoạt động cho vay, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảy là, trình độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ tín dụng

Trình độ, năng lực cán bộ tín dụng thể hiện ở trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề

nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Việc quyết định cho vay đúng đắn hoặc sai sót của cán

bộ tín dụng có ảnh hưởng lớn đến việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng đầy đủ năng lực, trình độ, đạo đức

nghề nghiệp thì trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong việc đẩy

mạnh hoạt động cho vay đối với các doanh nghiêp nói riêng sẽ có nhiều thuận lợi và thu

được kết quả cao. Ngược lại, cán bộ tín dụng quan liêu, xét duyệt cho vay không vô tư,

thiếu hiểu biết pháp luật, thậm chí thoái hoá biến chất, báo cáo sai sự thật với cấp

trên, đề

xuất cho vay sai lầm, không chung thực sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho

vay và

rất dễ để lại một hình ảnh xấu về ngân hàng mình trong các doanh nghiệp và như

vậy sẽ

hạn chế việc các doanh nghiệp đến ngân hàng vay vốn.

Hơn nữa, nếu cán bộ cho vay không có trình độ sẽ không phân tích được kinh tế

tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ gặp phải những sai lầm

trong các quyết định cho vay. Vì vậy, hiện nay các ngân hàng rất coi trọng khâu tổ chức

đề bạt, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tuyển dụng đúng đắn trình độ cán bộ trên các mặt:

kiến thức kinh tế - xã hội, kiến thức phân tích tài chính, kiến thức pháp luật, kiến

thức tin

học, công nghệ hiện đại.

Tám là, hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng

Hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tạo dựng được thương hiệu và mở rộng khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Chính sách marketing, chăm sóc khách hàng có hiệu quả sẽ tác động làm đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN tại ngân hàng và ngược lại.

1.2.4.2. Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô

Một là, môi trường kinh tế xã hội

Một nền kinh tế của một quốc gia phát triển thiếu đồng bộ, không ổn định, chưa phát triển sẽ hạn chế trong việc cung cấp những thông tin chính xác phục vụ cho việc cho vay khách hàng.

Đồng thời những định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, lãnh thổ, ngành... chưa được xây dựng cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một

yếu tố gây rủi ro trong phân tích, đánh giá và đi đến chấp nhận dự án.

Hai là, môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý với những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều tác động xấu đến hoạt động cho vay doanh nghiệp. Việc cho vay doanh nghiệp thường liên quan

đến nhiều văn bản luật, duới luật về các lĩnh vực nhu các văn bản về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp, các văn bản về thuế, luật doanh nghiệp...

Dó đó, nếu các văn bản luật này không có tính ổn định, không rõ ràng, minh bạch... sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng nhu gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, dự báo rủi ro, làm đảo lộn mọi con số tính toán ảnh huởng lợi nhuận của ngân hàng và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Ba là, chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp và ngân hàng

Đây là yếu tố rất quan trọng bởi vì sự can thiệp của Đảng và Nhà nuớc đối với

nền kinh tế là một tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, từ đó ảnh huởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng. Sự điều tiết của Nhà nuớc đối với

nền kinh tế bằng những công cụ pháp luật để làm cơ sở và hành lang pháp lý cho nền

kinh tế phát triển lành mạnh. Có thể nói rằng một hệ thống pháp luật tốt, thông thoáng sẽ bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, ngăn chặn đuợc những tiêu cực xảy ra trong xã hội nhu tham nhũng, buôn lậu, hụi họ, số đề, cờ bạc... và sẽ khuyến khích đuợc sự phát triển của các doanh nghiệp và

ngân hàng. Từ đó đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các quan hệ pháp luật của NHTM với

các pháp nhân, thể nhân rất phong phú, đa dạng, phức tạp. Vì vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của hệ thống pháp luật hiện hành đặc biệt là các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Bốn là, môi trường công nghệ

Công nghệ là nền tảng phục vụ cho quá trình thẩm định cho vay, quá trình thẩm định cho vay sẽ đuợc rút ngắn về thời gian, đồng thời tăng độ chính xác trong phân tích, đánh giá hiệu quả dự án nếu có sự giúp đỡ của các trang thiết bị, công nghệ hiện đại nhu máy vi tính, máy chuyên dụng, mạng internet, mạng intranet, kho thông tin điện tử. Nếu sử dụng các phuơng tiện và công nghệ thẩm định hiện đại, thì

việc thu thập xử lý thông tin chính xác để đưa ra kết luận kịp thời phục vụ cho nhà quản lý ra quyết định đầu tư và không bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt. Ngược lại, với các trang thiết bị và công nghệ lạc hậu thì với bất kỳ công tác nào cũng sẽ tạo nên những hạn chế nhất định.

1.2.4.3. Nhóm nhân tố từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Một là, nhân tố từ khách hàng

Để đánh giá tầm vóc hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của một ngân hàng có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau, song yếu tố thuộc về doanh nghiệp là

yếu tố chủ yếu phản ánh bức tranh hoạt động của một NHTM, đặc biệt chất lượng và số lượng doanh nghiệp đến vay vốn ngân hàng.

Chất lượng và quy mô doanh nghiệp vay vốn luôn là mối quan tâm của những nhà quản lý kinh doanh trên lĩnh vực ngân hàng. Chính vì vậy các NHTM thường xuyên

“sàng lọc” doanh nghiệp để đạt mục tiêu lựa chọn những doanh nghiệp là khách

hàng có

triển vọng, loại trừ những doanh nghiệp xấu ra khỏi hệ thống khách hàng vốn có.

Thực tế

hoạt động kinh doanh đã chỉ rõ hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp

không thể tốt được nếu như không có một hệ thống KHDN tốt. Doanh nghiệp kinh

Một phần của tài liệu 0482 giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện ninh giang hải dương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 34)