Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009-2012 đã trải qua những diễn biến phức tạp với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, sàn vàng, và đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008. Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, hầu hết các ngân hàng trên thế giới có chiến lược tập trung vào hoạt động bán lẻ đã trụ vững thì nhiều ngân hàng đầu tư lớn lâm vào khó khăn hoặc phá sản (Merrill Lynch, Lemon Brothers...). Trải qua những biến động về kinh tế vĩ mô, các nhà quản trị đã nhận thức sâu sắc về tính không ổn định của nhóm khách hàng doanh nghiệp khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, và định hướng hoạt động bán lẻ như một thị trường tiềm năng và chiến lược cho hoạt động của toàn ngân hàng. Phát triển ngân hàng bán lẻ là một xu thế tất yếu của ngành ngân hàng Việt Nam khi mà hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tiện ích của người dân ngày càng đa dạng thì các NHTM đều đang cố gắng mở rộng thị phần, tiếp cận một lượng lớn người dân chưa biết đến các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thực tế đem lại nguồn doanh thu ổn định, ít rủi ro cho các ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay đều hướng tới chiến lược này, từ ngân hàng nhà nước lớn có truyền thống bán buôn như Vietinbank, BIDV, các ngân hàng TMCP lớn như ACB, Techcombank, Sacombank... đến các ngân hàng nhỏ mới thành lập như Đại Á, Bắc Á, Bảo Viet bank, Tien phong bank... Từ ngày 1/1/2011, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ cho phép ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ, sản phẩm như ngân hàng trong nước, theo đó các ngân hàng nước ngoài liên tục khai trương các chi nhánh bán lẻ: Citibank Standard Chartered Bank chính thức khai trương dịch vụ bán lẻ tại Hà Nội, HSBC tiếp tục khai trương chi nhánh thứ 5 tại Việt Nam... Tạp chí Asian Banking and Finance nhận định rằng, thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đang trở nên cạnh tranh với các cuộc chạy đua ráo riết về công nghệ, mạng lưới, tiện ích dịch vụ và nguồn lực của mỗi ngân hàng. Bối cảnh này đưa đến một viễn cảnh tích cực rằng, trong vòng 5 năm tới đây, thị trường ngân hàng sẽ chứng kiến mức tăng đột biến về tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh đầu tư phát triển công nghệ, các ngân hàng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng, và phát triển thương hiệu, tăng cường quảng bá hình ảnh đến khách hàng. Thời điểm mà lãi suất và sản phẩm giữa các ngân hàng khá tương đồng nhau thì đây là các yếu tố quan trọng thu hút khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Các ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ qua việc xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử chuẩn áp dụng cho cán bộ nhân viên, thực hiện chương trình “khách hàng bí mật” nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ của các kênh phục vụ khách hàng. Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu ngày càng
được các ngân hàng quan tâm, đặc biệt các ngân hàng quan tâm đến xếp hạng nhận biết thương hiệu theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thực hiện hàng quý. Vietinbank triển khai hình ảnh thương hiệu mới trên toàn quốc đã đem lại hiệu quả tốt, VIB, ACB, Techcombank... là những ngân hàng luôn chú trọng phát triển thương hiệu, hướng đến hình ảnh ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp, hiện đại.
về hoạt động cho vay tiêu dùng, các sản phẩm cho vay tiêu dùng của NHTM Việt Nam ngày càng đa dạng, trở nên đồng đều hơn với việc triển khai của hầu hết các NHTM, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. Các dịch vụ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh cả về danh mục và doanh số, tất cả NHTM của Việt Nam đều có sản phẩm cho vay cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đứng đầu là ACB và Techcombank.
ACB: với danh mục 20 sản phẩm cho vay cá nhân, ACB là ngân hàng cung cấp đa dạng sản phẩm cho vay cá nhân nhất trong hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, ACB còn cung cấp tiện ích kèm theo như cho vay qua mạng (nộp hồ sơ trước qua mạng), tạo cuộc hẹn qua mạng với ACB, giúp khách hàng thuận tiện nhất khi tiếp cận với ngân hàng.
Techcombank: danh mục sản phẩm đa dạng, hỗ trợ cho vay cầm cố sổ TK qua mạng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Thời hạn vay các sản phẩm mua nhà, mua ô tô dài (cho vay mua nhà tối đa 25 năm, cho vay mua ô tô tối đa 60 tháng), thời gian phê duyệt hồ sơ vay nhanh và linh hoạt giúp khách hàng dễ dàng quản lý kế hoạch tài chính của mình.
Cho đến nay thì sản phẩm mà các NHTM Việt Nam cung cấp cho khách hàng tập trung vào một số sản phẩm chính như: cho vay mua nhà, sửa chữa, xây dựng nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay khám chữa bệnh, cho vay du lịch... Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của các NHTM có sự khác biệt khá lớn giữa các sản phẩm đang được cung ứng cho
khách hàng. Điều này chủ yếu là do những sản phẩm được khách hàng rất ưa chuộng, đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của họ.
Từ khi NHNN cho phép các NHTM được phép thực hiện lãi suất thoả thuận trong cho vay tiêu dùng, hàng loạt ngân hàng đã nhanh chóng đưa ra các chương trình cho vay tiêu dùng tập trung vào cho vay mua nhà, đất ở, sửa chữa nhà cửa, cho vay mua xe ôtô, mua hàng trả góp, thấu chi qua thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
Chính khả năng kiếm lợi nhuận nhanh từ hình thức cho vay tiêu dùng đã khiến cuộc cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng đang trở nên ồ ạt, vội vã và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển về tỷ trọng và quy mô ở cả khối ngân hàng TMCP và ngân hàng thương mại Nhà nước. Tuy nhiên, Khối ngân hàng TMCP cho vay tiêu dùng với tỷ trọng cao hơn hẳn so với khối Ngân hàng quốc doanh.
2.2.2. Chính sách cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam triển Việt Nam
2.2.2.1. Chính sách tiếp thị khách hàng
BIDV chia làm 2 nhóm khách hàng:
Nhóm 1: Nhóm khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng:
a) Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại BIDV.
b) Tập trung tiếp thị đối với khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VND trở lên, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp.
c) Tập trung tiếp thị đối với khách hàng đang sinh sống tại các Thành phố, Thị xã, Thị trấn.
d) Tập trung tiếp thị và cho vay với các khách hàng trong độ tuổi từ 25 - 55.
Nhóm 2: Khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh:
a) Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại BIDV.
b) Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến lương thực quy mô lớn;
c) Tập trung tiếp thị và cho vay đối với khách hàng đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có khả năng tích tụ và khai thác sử dụng tài nguyên đất.
2.2.2.2. Chính sách về cấp tín dụng
❖ xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
a) Mọi khách hàng là cá nhân được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi quyết định cấp tín dụng.
Các khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng khác nhau: AAA; AA; A; BBB; BB; B; CCC; CC; C; D.
b) BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên (thu nhập hàng tháng tối thiểu từ 5 triệu VND trở lên đối với các khách hàng tại địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu từ 3 triệu VND trở lên đối với các khách hàng ở các địa bàn còn lại).
❖ Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp
luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng
hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.
❖ Mức cho vay cụ thể
a) Đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (Cho vay tiêu dùng tín chấp, thấu chi tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng), nguồn trả nợ từ thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công hàng tháng: mức cho vay không quá 10 lần thu nhập chứng minh được bình quân 3 tháng gần nhất cho một sản phẩm và không quá 15 lần thu nhập chứng minh được bình quân 3 tháng gần nhất
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm đối với 1 khách hàng không vượt quá 500 triệu đồng.
b) Đối với Cho vay sản xuất kinh doanh: mức cho vay thực hiện theo thẩm quyền phán quyết đối với từng cấp điều hành trong từng thời kỳ.
c) Đối với cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV và các tổ chức khác phát hành (danh mục các tổ chức phát hành do Tổng giám đốc quy định từng thời kỳ): mức cho vay tối đa có thể bằng mệnh giá của sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá đảm bảo thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi.
d) Đối với các trường hợp cho vay khác giao Tổng Giám đốc quy định cho từng sản phẩm cụ thể, phù hợp với chính sách cấp tín dụng của BIDV.
❖ Hạn chế cho vay
BIDV không cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay đối với các trường hợp sau:
a) Kiểm toán viên đang kiểm toán tại BIDV. b) Thanh tra viên Ngân hàng.
c) Thanh tra viên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra BIDV.
d) Kế toán trưởng của BIDV.
❖ Đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay
BIDV không cho vay đối với những nhu cầu vốn của khách hàng, không cho vay đối với những khách hàng được quy định tại:
a) Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (hiện nay được quy định tại Điều 9, Điều 19 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung);
2.2.2.3. Chính sách về tài sản đảm bảo
❖ Các loại tài sản bảo đảm tiền vay
a) Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác.
b) Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV tại từng thời điểm.
c) Phương tiện vận tải.
d) Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai.
e) Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.
f) Các tài sản khác do BIDV quy định tại từng thời điểm trong từng sản phẩm cụ thể.
❖ Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm
Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng bản lẻ và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.
2.2.2.4. Chính sách định giá tiền vay
❖ Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 % TT BQ/năm 2009- 2012 Số thực hiện +/- %
phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. về nguyên tắc, lãi
suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.
b) Lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng phải cao hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.
c) Chính sách về lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ tại một Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh đó quyết định phù hợp với quy định tại Văn bản này và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.
❖ Cơ chế điều hành lãi suất cho vay
a) Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và của BIDV.
b) Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng/sản phẩm.
2.2.3. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV trong 3 năm qua không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối, cả về số lượng và chất lượng. Đó là kết quả rút ra được theo báo cáo tổng kết 3 năm 2010-2012. Kết quả đó được rút ra trên cơ sở một số chỉ tiêu cơ bản bao gồm các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính
2.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
Quá trình phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV được thể hiện qua qui mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng với các chỉ tiêu sau:
❖ Tong dư nợ cho vay tiêu dùng:
Bảng 2.7: Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng 2009 - 2012
nhân 0 19.71 2 29.83 3 38.39 47.636 3 9.24 24% 35% Dư cho vay cá
nhân bình quân 5 17.83 5 22.03 6 33.04 40.504 8 7.45 23% 32% Tỷ trọng /Tổng dư nợ %10,8 %12,8 %14,2 13,9% Tỷ lệ nợ nhóm 2 %2,50 %1,20 %1,70 2,85% Tỷ lệ nợ xấu 3,53 % 1,78 % 1,99 % 2.07% Tăng trưởng cho vay cá nhân 51% % 29 24.1%
Trong giai đoạn 2009 - 2012, dư nợ cho vay tiêu dùng tại BIDV đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Dư nợ cho vay tiêu dùng tại thời điểm 31/12/2012 đạt 47.636 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2009 (tăng 27.926 tỷ đồng).
Hoạt động cho vay tiêu dùng có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào năm 2010 (tăng 52% so với 2009) và ngày càng có xu hướng tăng trưởng ổn định, thể hiện ở sự chênh lệch giữa chỉ tiêu dư nợ cuối kỳ và dư nợ bình quân ngày càng giảm. So với hoạt động cho vay doanh nghiệp và tổ chức, hoạt động cho vay tiêu dùng có mức độ tăng trưởng cao hơn. Năm 2010, trong khi hoạt đông cho vay DN và tổ chức tăng trưởng âm, dư nợ cho vay cá nhân tăng 51%. Năm 2011, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 29% trong khi dư nợ hoạt động cho vay DN và tổ chức chỉ tăng 20%. Năm 2012, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 24% trong khi dư nợ hoạt động cho vay DN và tổ