Mô hình tổ chức nhân sự tại BIDV

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 49)

Cơ cấu tổ chức hội sở chính cho thấy sự độc lập tương đối giữa các khối và chịu sự kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và hội đồng quản trị.

Khối quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản trị rủi ro, dự báo các thay đổi trong tương lai và đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho ngân hàng.

Khối tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động tín dụng vơi các chi nhánh, trực tiếp cấp tín dụng và quản lý các khoản tín dụng lớn.

Khối dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như dịch vụ thanh toán, dịch vụ phát hành thẻ, dịch vụ bảo lãnh....

Khối tài chính quản lý các hoạt động tài chính và trực tiếp thực hiện việc kinh doanh tiền tệ (tresuary department).

đều có một bộ phận kế toán trực tiếp thực hiện kế toán cho các giao dịch hằng ngày và cuối ngày sẽ tổng hợp số liệu lại tại phòng kế toán chung cho cả hệ thông ngân hàng.

Khối hành chính gồm các phòng văn thư, nhân sự, phòng thương hiệu và quan hệ công chúng....

Riêng với ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ thuộc khối tài chính là một trong những ban quan trọng của ngân hàng bởi hoạt động của ban này luôn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Hơn thế nữa hoạt động của ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngày càng được mở rộng đặc biệt là phòng kinh doanh tiền tệ.

Ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ gồm 3 phòng ban chính:

Phòng huy động vốn: phòng này giữ một vị trí hết sức quan trọng bởi nó thực hiện việc huy động vốn cho ngân hàng. Phòng huy động vốn thực hiện việc đưa ra các sản phẩm như các loại hình tiền gửi tiết kiêm, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng.để thực hiện việc thu hút vốn trên thị trường.

Phòng cân đối tổng hợp giống như một phòng kế toán thực hiện việc điều chuyển, quản lý vốn và thực hiện các nghiệp vụ kế toán.

Phòng kinh doanh tiền tệ: đây là phòng ban vô cùng quan trọng bởi nó là phòng trực tiếp kinh doanh. Nguòn vốn được huy động từ phòng nguồn vốn thông qua phòng cân đối tổng hợp được đưa đến phòng kinh doanh tiền tệ và phòng tín dụng là chủ yếu. Phòng tín dụng sẽ thực hiện việc cho vay còn phòng kinh doanh tiền tệ sẽ thực hiện việc kinh doanh đối với nguồn vốn để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1.3. Ket quả các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV

2.1.3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

Theo báo cáo hợp nhất đã được kiểm toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), kết thúc năm tài chính 2012, tổng tài sản xấp xỉ mốc 500.000 tỷ đồng (Đạt 484.785 tỷ đồng), tăng trưởng 19.5% so với năm trước, giữ vững vị

Chỉ tiêu quy mô trí thứ 3 về quy mô tổng tài sản trên trị trường; dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòng rủi ro đạt 339.924 tỷ đồng, tăng trưởng 15.6%, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,9%; tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 16.677 tỷ, tăng 8.2% ~ 1.263 tỷ so với năm trước; các chỉ số về hiệu quả kinh doanh: ROA 0,74%, ROE 12,9%, hệ số an toàn vốn CAR duy trì ở mức trên 9%. Bên cạnh chức năng ngân hàng thương mại, BIDV bằng kinh nghiệm, bản lĩnh và năng lực của một Định chế tài chính hàng đầu, đã chủ động, tiên phong thực hiện tái cơ cấu hoạt động ngân hàng và tham gia tích cực vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng TMCP theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết trung ương 3 khóa XI.

Bám sát định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu, hoạt động bán lẻ năm 2012 được hệ thống BIDV triển khai toàn diện trên cơ sở quản trị điều hành bán lẻ có cải tiến tích cực, hoàn thiện mô hình bán lẻ tại các đơn vị với thông điệp “Hướng tới khách hàng”; không ngừng mở rộng gắn với nâng cao chất lượng mạng lưới truyền thống và mạng lưới ngân hàng hiện đại và đồng bộ hóa hạ tầng, nền tảng công nghệ thông tin hỗ trợ đắc lực chế hoạt động kinh doanh. Một trong những tiền đề quan trọng tạo sự đột phá trong hoạt động BIDV là công tác tổ chức cán bộ. Bên cạnh nguồn cán bộ trẻ chất lượng cao được tuyển dụng hàng năm, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP BIDV đã được bổ sung thêm những cán bộ trẻ, có năng lực, giàu nhiệt huyết, với tinh thần dám nghĩ dám làm, sẵn sàng cống hiến chế một BIDV đang khẩn trương chuyển mình bước sang giai đoạn mới.

Đánh giá các chỉ tiêu về quy mô hoạt động

Năm 2012, trước những tác động bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới và khu vực, thị trường tài chính tiền tệ trong nước gặp không ít khó khăn thách thức như thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm, thị trường tiền tệ căng thẳng... Mặc dù chịu những tác động bất lợi do biến động của môi trường kinh doanh nhưng với nỗ lực và cố gắng vượt bậc của tập thể cán bộ công nhân viên toàn hệ thống, BIDV đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các mặt hoạt động. Đặc biệt đây cũng là năm đầu tiên BIDV hoạt động theo mô hình cổ phần hóa.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu quy mô hoạt động của BIDV giai đoạn 2010 - 2012

0 4 Tổng dư nợ trước DPRR 2 254.19 7 293.93 4 339.92 Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 4 251.92 8 244.83 6 331.11 Chỉ tiêu chất lượng Tỷ lệ nợ xấu 2,71% 2,96% 2,90 % Tỷ lệ nợ nhóm 2 11,85% 11,82 % % 9,99

Chi tiêu hiệu quả

Tổng thu nhập từ các hoạt động 8 11.48 15.414 7 16.67 Chi phí hoạt động - 5.546 -6.652 6.765 - Chi phí DPRR - 1.317 -4.542 5.587 - Lợi nhuận trước thuế 4.626 4.220 4.325 Lợi nhuận thuần của

từ các hoạt động__________ 11.48 8 100% 15.41 4 100% 100% 1.263 8 %

Thu lãi sau DPRRTD 9.19 1 80 % 12.63 9 82% 13.144 79 % 505 4 % Thu dịch vụ 1.77 7 15 % 2.15 7 14% 2.136 13 % -21 -1% Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

28 9 % 3 4 31 2% 0 33 % 2 16 % 5 Thu chênh lệch góp vốn mua cổ phần___________ 13 5 % 1 5 11 1% 0 68 % 4 565 491% Thu khác_______ 9 6 % 1 9 18 1% 7 38 % 2 198 105%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV ViệtNam các năm 2010, 2011, 2012)

44

Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt đảm bảo theo mục tiêu của hội đồng quản trị

Mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi từ nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng, song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệu nhằm kiểm soát rủi ro như thành lập các tổ kiểm tra đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt, hiệu quả,.. nên chất lượng tín dụng của BIDV trong năm qua đã được kiểm soát tốt, đảm bảo theo mục tiêu của HĐQT (<3%). Tỷ lệ nợ xấu của BIDV trong các năm gần đây luôn được kiểm soát dưới 3%. Tại thời điểm 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu là 2,90% thấp hơn mức thực hiện chung của toàn ngân hàng là 3,39%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 là 9,99% năm 2012 nằm trong mức kiểm soát theo kế hoạch đề ra (<13,5%).

Hiệu quả và an toàn trong hoạt động

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về thu nhập của BIDV giai đoạn 2010 - 2012

45

đồng tương đương tăng trưởng 8,2% so với năm 2011, trong đó thu nhập từ các hoạt động đạt tốc độ tăng trưởng tốt là: thu lãi (tăng 4%), kinh doanh chứng khoán (tăng 680 tỷ),... Thu dịch vụ đạt 2.136 tỷ, vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong ngành ngân hàng về thu dịch vụ ròng.

Chi phí hoạt động được kiểm soát, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro

Tong chi phí hoạt động năm 2012 là 6.765 tỷ đồng, chỉ tăng hơn so với năm 2011 là 1,7%, sự gia tăng này là do sự gia tăng chủ yếu từ chi phí khác. Điều này thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng trong việc chi lương cho nhân viên đảm bảo mặt bằng thu nhập so với các ngân hàng thương mại cô phần khác. Mặc dù có sự gia tăng về quy mô chi phí hoạt động, song các tỷ lệ về hiệu quả chi phí như chi phí hoạt động/tổng tài sản và chi phí hoạt động/tổng thu nhập ròng vẫn được giữ ôn định so với năm 2011 cho thấy chi phí ho ạt động vẫn được kiểm soát tốt trong điều kiện lạm phát nền kinh tế vẫn ở mức cao.

Trích lập dự phòng rủi ro: Theo chuẩn mực Việt Nam, với việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng, trong năm 2012 Ngân hàng đã thực hiện trích đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo yêu cầu của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN v/v tính toán và trích lập dự phòng rủi ro (BIDV đã phấn đấu trích đủ DPRR ngay từ năm 2008, vượt tiến độ theo quy định cho phép của NHNN). Tại thời điểm 31/12/2012, số dư quỹ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của BIDV là 5.587 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011. Ngoài ra, phản ánh trên báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế, BIDV đã trích đầy đủ DPRR theo chuẩn mực quốc tế.

Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 4.325 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2011, tỷ lệ ROA đạt 0,74%, tỷ lệ ROE đạt 12,9% thấp hơn năm 2011 chủ yếu là do trong năm 2012 BIDV đã trích lập DPRR gia tăng hơn so với năm 2011.

Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo quy định của NHNN. Năm 2011, 46

BIDV cũng luôn đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN về các tỷ lệ an toàn hoạt động, hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR luôn duy trì > 9%. Các chỉ tiêu cơ cấu cũng đảm bảo trong kế hoạch, đặc biệt hoạt động bán lẻ có bước chuyển biến vượt bậc: huy động vốn dân cư tăng trưởng cao 49%, chuyển dịch cơ cấu vốn huy động dân cư/tổng huy động vốn lên 58% so với mức 45% năm 2011 và 37% năm 2010, góp phần nâng cao tính ổn định của tổng nguồn vốn huy động của hệ thống; hoạt động cho vay tiêu dùng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao tăng 24% (năm 2011 tăng 30%; năm 2010 tăng 50%). Như vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh, song BIDV vẫn đảm bảo tăng trưởng về quy mô trên các chỉ tiêu chính, tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động, đồng thời chú trọng đam bảo an toàn trong hoạt động thông qua việc đảm bảo trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, lành mạnh hóa năng lực tài chính, kiểm soát nợ xấu và chi phí hoạt động cũng như tuân thủ các quy định về đảm bao an toàn trong hoạt động NHNN.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu chi phí hoạt động của BIDV giai đoạn 2010 -2012

Chi phí khấu hao 39 7 524 488" Chi phí hoạt động khác 2.07 3 2.35 3 2.50 9 Tổng chi phí hoạt động 5.54 6 2 6.65 5 6.76 Tỷ lệ chi phí QLKD/TTS 1,51% 1,64% 1,40% Tỷ lệ chi phí QLKD/TNR 48% 43,20% 40,56%

ROE 17,96% 13,2% 12,9%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV ViệtNam các năm 2010, 2011, 2012)

47

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Kết quả hoạt động huy động vốn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV ViệtNam các năm 2010, 2011, 2012)

Biểu 2.1: Số liệu huy động vốn cuối kỳ 2010 - 2012

Với những bất ổn kinh tế đặc biệt diễn ra trong suốt năm 2012, hoạt động huy động vốn của BIDV cũng nằm trong tình trạng chung của ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên bằng việc áp dụng đồng bộ chính sách hợp lý trên cơ sở vẫn đảm bảo đúng quy định của NHNN, xây dựng, triển khai các cơ chế động lức trong huy động vốn..., đến cuối năm 2012, tổng huy động của BIDV (tiền gửi của khách hang, tiền gửi Bộ tài chính, KBNN, tiền vay từ bảo hiểm xã hội.) đạt 331.116 tỷ đồng,

tăng trưởng 9% so với năm 2011. Đặc biệt phải kể đến là sự tăng trưởng của huy động vốn từ khách hàng dân cư đạt 191.566 tỷ đồng, tăng 49% (bình quân 5.254 tỷ/tháng)

Cơ cấu huy động vốn

Năm 2012, cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và vươn lên dẫn đầu, thay thế vị trí trước đây của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế. Cuối năm 2012, tỷ trọng tiền gửi dân cư đạt 58%, tiền gửi tổ chức kinh tế là 27% và định chế tài chính là 15%.

Dân cư: với chiến lược phát triển chuyển hướng sang ngân hàng bán lẻ, ổn định nền khách hang, khối khách hàng dân cư trở thành nhóm khách hàng tăng trưởng tốt nhất trong 3 khối khách hàng, đạt mức 191.566 tỷ đồng, tăng trưởng 49%.

Tổ chức kinh tế (TCKT): trong điều kiện lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp có xu hướng tối ưu hóa nguồn vốn. Theo đó, tiền gửi của khối TCKT có tăng trong năm 2012 nhưng tỷ lệ tăng không cao, đến cuối năm huy động vốn khối TCKT đạt 90.609 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2011.

Định chế tài chính (ĐCTC): Tiền gửi của khối ĐCTC cũng có sự sụ giảm mạnh trong năm 2012. Đến 31/12/2012, huy động vốn ĐCTC đạt 48.941 tỷ đồng, giảm 36% so với năm 2011.

Cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn từ các nguồn khác như nguồn vốn ủy thác, nguồn tiền vay từ định chế tài chính trong và ngoài nuo`e,.. tổng nguồn vốn huy động của BIDV đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của NHNN, góp phần tăng trưởng tổng tài sản và đảm bảo định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ.

293,937 254,191

ST

T Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ 1 Ngắn hạn 133.583 53% 161.960 55% 190.03 5 56% 22% 37% 41% 2010 15% □ Dân cư □ Tổ chức kinh tế □ Định chế tài chính

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV ViệtNam các năm 2010, 2011, 2012)

Biểu 2.2: Cơ cấu huy động vốn 2010 - 2012 2.1.3.3. Hoạt động tín dụng

về tăng trưởng tín dụng

Hoạt động tín dụng của BIDV trong năm 2012 được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời vừa thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của hệ thống.

Dư nợ tín dụng đến ngày 31/12/2012 là 339.924 tỷ đồng, tăng trưởng 15,6% so với năm 2011, được kiểm soát theo đúng chỉ đạo kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Hội đồng quản trị BIDV và đảm bảo tuân thủ chỉ đạo của NHNN. Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, tập trung ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất và xuất khẩu, các công trình trọng điểm quốc gia, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đơn vị tính: Tỷ đồng 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 2010 2011 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV ViệtNam các năm 2010, 2011, 2012)

Biểu 2.3: Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2010 - 2012

về cơ cấu tín dụng

Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn năm 2012 chiếm 44%, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 56%, không có thay đổi nhiều so với năm 2011.

Dư nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng đã có mức tăng trưởng tốt trong năm 2012 (tăng trưởng 24%) và có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng dư nợ - ghi nhận bước chuyển quan trọng trong chặng đường phát triển hoạt động bán lẻ của BIDV

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng 2010 - 2012

2

Tổng 254.191 100% 293.937 100% 339.92 4

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu ròng Tỷ trọng Thu ròng Tỷ trọng

Một phần của tài liệu 0489 giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w