Kiến nghị với các Bộ Ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu 0493 giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87 - 90)

- Kiến nghị với Bộ lao động thương binh xã hội:

Nguồn thu hút kiều hối từ XKLD giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Do đó, bộ lao động thương binh xã hội nên xây dựng kế hoạch mở những trường dạy nghề cho những người Việt Nam muốn làm việc ở nước ngoài. Có như vậy thì người lao động Việt Nam mới có tay nghề phù hợp với yêu cầu và có nhiều cơ hội làm việc ở những quốc gia có thu nhập cao, nâng cao uy tín của lao động Việt Nam trên trường quốc tế để giúp khuyến khích mở rộng quy mô XKLĐ trong tương lai.

Bộ lao động thương binh và xã hội nên chủ động hợp tác với những nước có kinh nghiệm về XKLD như: Ản Độ, Indonesia, Bangladesh, Phil lipines...để phối hợp với các Bộ ngành có liên quan ấn định chính sách chung nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân thuộc nước mình đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

- Kiến nghị với Bộ ngoại giao

Bộ ngoại giao chỉ đạo các Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài tìm hiểu về luật pháp cũng như tình hình thực tế tại các nước sở tại để cung cấp thông tin cho Bộ lao động thương binh và xã hội trước khi ký kết thỏa thuận hợp tác XKLĐ nhằm hỗ trợ tối đa công dân Việt Nam lao động và sinh sống.

- Kiến nghị với Bộ tư pháp

trong đó có cả những hợp đồng mà bọn tội phạm lạm dụng đẩy mạnh các hợp đồng trái phép của mình như : rửa tiền, ma túy.... Hình thức chuyển tiền này chủ yếu được ưa chuộng bởi thói quen chuyển tiền của Việt Kiều - những người có xu hướng duy trì quan điểm cứng rắn và e ngại với chính phủ Việt Nam. Thói quen chuyển tiền của Việt Kiều được hình thành chủ yếu là từ mong muôn được duy trì các quan hệ cá nhân hay kinh doanh ở Việt Nam và từ nhận thức của họ về chính phủ Việt Nam.

Chính vì vậy, Bộ tư pháp cần phải phối kết hợp với các Bộ ngành khác để nghiên cứu về vai trò của hệ thống chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam, đánh giá đặc điểm hoạt động và mặt có lợi , có hại của chúng để xây dựng các biện pháp hữu hiệu để cải thiện sự tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức của các gia đình tại khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, nghiên cứu về mối liên hệ giữa các hệ thống chuyển tiền không chính thức với bọn tội phạm để tăng cường sự hiểu biết và nhận dạng những bất ổn và nguy cơ tiềm tàng của việc dựa vào các hệ thống chuyển tiền này

KẾT LUẬN

Dịch vụ chuyển tiền kiều hối bao gồm chuyển tiền đến và chuyển chuyển tiền đi, nhưng trong luận văn nghiên cứu này chỉ đề cập đến mảng chuyển tiền đến của ngân hàng. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ và có một số đóng góp chính yếu sau:

Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hoạt động của NHTM và dịch vụ chuyển tiền kiều hối của NHTM, ý nghĩa của nguồn tiền kiều hối, các tiêu thức phản ánh mực độ phát triển cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối.

Làm rõ thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, qua đó đánh giá được những thành công, những hạn chế dịch vụ chuyển tiền kiều hối của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến dịch vụ. Đây là cơ sở cho những và giải pháp được đề xuất trong chương tiếp theo.

Luận văn đã trình bày một số giải pháp có tính khả thi để Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có thể đạt được mục tiêu về thị phần, phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Và để có điều kiện thực hiện các giải pháp, luận văn đưa ra một số kiến nghị với CP, với NHNN, trong việc hoạch định những chính sách, ban hành những chính sách nhằm đưa ra những chính sách hiệu quả thúc đẩy phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối không chỉ của Ngân hàng TMCP Việt Nam mà của tất cả các Ngân hàng.

Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại ngân hàng thương mại là vấn đề gần đây được các ngân hàng quan tâm, chú trọng phát triển. Vì vậy, với kiến thức còn hạn chế học viên mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp hơn nữa của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo để luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Mỹ Dung, Kiều hối - dòng tiền bổ sung phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 17/2010.

2. Đỗ Thị Kim Hảo, Đánh giá một số tác động của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 107/2011.

3. Nguyễn Thị Nhàn (2011) , Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn Việt Nam CN Thái Bình. Khóa luận tốt nghiệp.

4. Vũ Thùy Dương (2015) , Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội, luận văn thạc sỹ.

5. Chu Thanh Tú (2016) , Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam, luận văn thạc sỹ.

6. Đặng Thị Thu Hằng, Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh chuyển kiều hối kinh nghiệm nghiên cứu của một số nước và của Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 98/2011.

7. Tô Ngọc Hưng (2010) ,Giáo trình Ngân hàng thương mại, Học viện Ngân hàng.

8. Lương Văn Khôi, Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế thế giới năm 2015 và tác động tới kinh tế Việt Nam, 2/2015.

9. Chính phủ, nghị định số 63/ 1998/NĐ - CP ngày 17/08/1998

10. Chính phủ, quyết định số 170/1999/QĐ-CTg ngày 12/09/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền kiều hối.

11. Cục lãnh sự - Bộ ngoại giao (12/2011), báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài,

12. NHNN, thông tư số 01/1999, TT- NHNN ngày 16/04/1999 về việc hướng dẫn thi hành nghị định số 63/1998/NĐ- CP về quản lý ngoại hối.

13. NHNN, thông tư số 02/2000/ CT -NHNN ngày 24/02/2000 về việc hướng dẫn thực hiện quyết định số 170/1999/QĐ- TTG.

14. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên, 2010, 2011, 2012, 2013,2014,2015,2016.

15. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo hoạt động kiều hối 2010, 2011, 2012, 2013, 2014,2016.

16. Báo điện tử của bộ Văn hoá - thể thao và du lịch, Kênh nào tiêu thụ mạnh kiều

hối năm nay, http://www.toquoc.gov.vn/sites/vi-vn/details/3/kinh-te-viet- nam/126875/kenh-nao-tieu-hoa-manh-kieu-hoi-nam-nay.aspx

17. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng rục rịch lên kế hoạc hút tiền kiều hối cuối năm, http://www.vcci.com.vn/dau-tu-tai-

chinh/20141210042136621/ngan-hang-ruc-rich-len-ke-hoach-hut-tien-kieu- hoi-cuoi-nam.htm

18. MoneyGram, Giới thiệu dịch vụ chuyển tiền,

http://www.moneỵgram.vn/gioi-thieu-dich-vu-chuỵen-tien/ 19. Western Union, Giới thiệu về chúng tôi,

http://www.westernunion.com.vn/vn/aboutus.php

Tài liệu nước ngoài:

20. CPSS/World Bank , Consultative report on remittances, March 2006 21. The World Bank, Migration and Remittances: Recent Developments and

Outlook, October 2014

22. World Bank, Remittances to developing countries to stay robust this year, despite increased deportations of migrant workers

http://www.worldbank.org/en/news/press-release/2014/04/11/remittances- developing-countries-deportations-migrant-workers-wb

23. World Bank, Personal remittances, received (current US$),

Một phần của tài liệu 0493 giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w