NHỮNG ÂM MƯU CỦA KẺ THẮNG VÀ NGƯỜI THUA

Một phần của tài liệu Sự kiện chính biến lịch sử tháng tám tại Liên Xô - Những điều cần biết: Phần 1 (Trang 166 - 183)

VÀ NGƯỜI THUA

Sau sự kiện tháng 8/1991, một năm rưỡi qua, đã có biết bao ý kiến khác nhau về nguyên nhân thất bại của ý đồ của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp muốn cứu vãn sự thống nhất đất nước và chặn đứng sự sụp đổ của nền kinh tế. Biết bao câu hỏi được đặt ra đối với những bước đi hiển nhiên không thực hiện được, đối với những người tham gia, nhưng dù đứng ở trung tâm các sự kiện đó, không phải lúc nào người ta cũng giải thích được thực tế điều gì đã xảy ra.

Nhiều khi ta nghe thấy, đặc biệt từ các phóng viên, họ có cảm tưởng Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp đã tìm cách, nhưng đã “không thể” một lúc ngồi trên hai chiếc ghế. Bởi lẽ, đứng trên quan điểm hiến pháp mà xét, thì hành động của ủy ban hoàn toàn không nằm trong khuôn khổ pháp luật, trong khi nó lại muốn tuân thủ hiến pháp và pháp chế. Một số người cho rằng, phản kháng của nhân dân đối với các hành động của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp là hết sức mờ nhạt nếu không muốn nói là hoàn toàn không có, nhưng các thành

viên của ủy ban thiếu kiên quyết, không thống nhất và đơn giản là không có sự chuẩn bị sơ đẳng.

Chúng ta biết những câu hỏi và những lập luận như vậy nẩy sinh bởi cái giả thiết chính thức về các sự kiện được Goócbachốp và Enxin trình bày như một thực tế, một tiền đề. Trong khuôn khổ giả thiết đó, người ta cố tìm câu giải đáp mà hiển nhiên là không thể có được. Tôi có thể nói, Goócbachốp và Enxin đã kiên trì lập trường nhìn nhận các hành động diễn ra là cuộc bạo loạn, cuộc đảo chính, là âm mưu nhằm cướp chính quyền nhưng đó chỉ là cạm bẫy được ngụy trang không hơn không kém, trước hết nhằm che đậy thực chất những mục đích và vai trò của họ trong tất cả những sự kiện đó. Việc nẩy sinh một số lượng lớn như vậy các câu hỏi không có câu trả lời của những người có suy nghĩ lành mạnh có thể là một bằng chứng cho sự dối trá của giả thiết chính thức đó. Chính vì sự không phù hợp và không tìm thấy bằng chứng của những tình tiết hay những chi tiết vốn không có thực nên nếu xem xét suy nghĩ kỹ thì thấy giả thiết của Goócbachốp và của Enxin, dù nhìn từ phía nào, đều không có cơ sở, không có chỗ dựa vững chắc. Ta hãy xem thành phần của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Đó là tất cả những người, không sót một ai, do chính Goócbachốp giới thiệu vào các chức vụ. Nhiều người trong số họ, ông ta đã hợp tác và biết rõ không phải mới một năm. Nhưng đó không phải là điều chủ yếu. Một điều dễ

8. NHỮNG ÂM MƯU CỦA KẺ THẮNG VÀ NGƯỜI THUA VÀ NGƯỜI THUA

Sau sự kiện tháng 8/1991, một năm rưỡi qua, đã có biết bao ý kiến khác nhau về nguyên nhân thất bại của ý đồ của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp muốn cứu vãn sự thống nhất đất nước và chặn đứng sự sụp đổ của nền kinh tế. Biết bao câu hỏi được đặt ra đối với những bước đi hiển nhiên không thực hiện được, đối với những người tham gia, nhưng dù đứng ở trung tâm các sự kiện đó, không phải lúc nào người ta cũng giải thích được thực tế điều gì đã xảy ra.

Nhiều khi ta nghe thấy, đặc biệt từ các phóng viên, họ có cảm tưởng Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp đã tìm cách, nhưng đã “không thể” một lúc ngồi trên hai chiếc ghế. Bởi lẽ, đứng trên quan điểm hiến pháp mà xét, thì hành động của ủy ban hoàn toàn không nằm trong khuôn khổ pháp luật, trong khi nó lại muốn tuân thủ hiến pháp và pháp chế. Một số người cho rằng, phản kháng của nhân dân đối với các hành động của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp là hết sức mờ nhạt nếu không muốn nói là hoàn toàn không có, nhưng các thành

viên của ủy ban thiếu kiên quyết, không thống nhất và đơn giản là không có sự chuẩn bị sơ đẳng.

Chúng ta biết những câu hỏi và những lập luận như vậy nẩy sinh bởi cái giả thiết chính thức về các sự kiện được Goócbachốp và Enxin trình bày như một thực tế, một tiền đề. Trong khuôn khổ giả thiết đó, người ta cố tìm câu giải đáp mà hiển nhiên là không thể có được. Tôi có thể nói, Goócbachốp và Enxin đã kiên trì lập trường nhìn nhận các hành động diễn ra là cuộc bạo loạn, cuộc đảo chính, là âm mưu nhằm cướp chính quyền nhưng đó chỉ là cạm bẫy được ngụy trang không hơn không kém, trước hết nhằm che đậy thực chất những mục đích và vai trò của họ trong tất cả những sự kiện đó. Việc nẩy sinh một số lượng lớn như vậy các câu hỏi không có câu trả lời của những người có suy nghĩ lành mạnh có thể là một bằng chứng cho sự dối trá của giả thiết chính thức đó. Chính vì sự không phù hợp và không tìm thấy bằng chứng của những tình tiết hay những chi tiết vốn không có thực nên nếu xem xét suy nghĩ kỹ thì thấy giả thiết của Goócbachốp và của Enxin, dù nhìn từ phía nào, đều không có cơ sở, không có chỗ dựa vững chắc. Ta hãy xem thành phần của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Đó là tất cả những người, không sót một ai, do chính Goócbachốp giới thiệu vào các chức vụ. Nhiều người trong số họ, ông ta đã hợp tác và biết rõ không phải mới một năm. Nhưng đó không phải là điều chủ yếu. Một điều dễ

nhận biết là đa số các thành viên của ủy ban có những quan niệm khác nhau về mục tiêu và phương pháp cải cách nền kinh tế, về thực chất của các vấn đề chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại và hướng giải quyết vấn đề cơ cấu quốc gia nhiều dân tộc, và về nhiều vấn đề khác. Điều đó không cho phép tổ chức bất cứ một âm mưu nào vì việc đó đòi hỏi phải có sự thống nhất trong việc nhận thức những vấn đề cơ bản. Âm mưu loại đó đòi hỏi phải đưa ra một người cầm đầu cụ thể, phân chia nghĩa vụ, kế hoạch hành động trước mắt có tính chất phòng ngừa đối với các địch thủ, trước hết đối với những người đối lập đang nắm chính quyền.

Trong thực tế không hề có âm mưu nào nhưng buộc phải thừa nhận có vì việc điều tra rất thiên vị, hơn nữa chính quyền hợp pháp đang tồn tại. Kết cục, chẳng cần chiếm giữ hay lật đổ ai hết, ngoài chính bản thân mình. Ngược lại, phải cố mà đứng vững. Trong khi đó, kỹ năng hành động của hai bên hoàn toàn khác nhau. Bởi thế yêu cầu cả hai bên cùng ngó vào cuốn từ điển giải nghĩa của V. Đan. Trong đó viết: âm mưu - “là sự thỏa thuận bí mật của nhiều người hành động chống lại chính quyền; là mưu kế chuẩn bị nổi loạn”1.

Làm sao có thể coi là bí mật và là mưu kế tiếm quyền khi mà các nhân vật hành động bắt đầu từ việc chọn

1. V. Đan: Từ điển giải nghĩa tiếng Nga, Mátxcơva, 1978, tập I, tr.569.

một đoàn đại biểu đi gặp Goócbachốp và thảo luận với ông ta về những biện pháp và cách thức tiến hành do họ đề nghị và ngay ngày đầu tiên họ tuyên bố triệu tập khóa họp Xôviết tối cao Liên Xô và tổ chức họp báo, tại đó họ đã cam đoan với những người dự họp báo và với toàn thế giới, rằng Goócbachốp là bạn của họ, rằng ông ta sẽ nhanh chóng trở về và cùng sát cánh với các thành viên Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Không đáng phải tiếp tục nói thêm. Như vậy, mọi bí mật đã rõ. Bây giờ nói về chính quyền và âm mưu tiếm quyền. Nếu cho rằng quyền lực của các thành viên Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp và quyền lực của Tổng thống Liên Xô, chưa rõ là theo pháp luật thì quyền lực của ai cao hơn. Hơn nữa, không ai tự đòi hỏi và muốn có thêm quyền lực. Theo V. Đan thì tiếm quyền có nghĩa là dùng sức mạnh để chiếm lấy quyền của người khác. Đã xảy ra tranh luận ồn ào chung quanh vấn đề: thi hành hay không thi hành tình trạng khẩn cấp và ai sẽ làm việc đó. Thêm nữa, là vấn đề quyền lực và âm mưu. Có lẽ không thừa khi nhớ lại là tổng thống đã ra quyết định thi hành các biện pháp khẩn cấp trong đa số các ngành công nghiệp nặng vào tháng 6/1991. Trong bối cảnh này, thực chất vấn đề là có mở rộng áp dụng các biện pháp đó trong toàn bộ nền kinh tế hay không. Ai sẽ là người thông qua quyết định đó! Cuộc tranh cãi kéo dài không chỉ một năm. Và một lần nữa công việc trước mắt đòi hỏi

nhận biết là đa số các thành viên của ủy ban có những quan niệm khác nhau về mục tiêu và phương pháp cải cách nền kinh tế, về thực chất của các vấn đề chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại và hướng giải quyết vấn đề cơ cấu quốc gia nhiều dân tộc, và về nhiều vấn đề khác. Điều đó không cho phép tổ chức bất cứ một âm mưu nào vì việc đó đòi hỏi phải có sự thống nhất trong việc nhận thức những vấn đề cơ bản. Âm mưu loại đó đòi hỏi phải đưa ra một người cầm đầu cụ thể, phân chia nghĩa vụ, kế hoạch hành động trước mắt có tính chất phòng ngừa đối với các địch thủ, trước hết đối với những người đối lập đang nắm chính quyền.

Trong thực tế không hề có âm mưu nào nhưng buộc phải thừa nhận có vì việc điều tra rất thiên vị, hơn nữa chính quyền hợp pháp đang tồn tại. Kết cục, chẳng cần chiếm giữ hay lật đổ ai hết, ngoài chính bản thân mình. Ngược lại, phải cố mà đứng vững. Trong khi đó, kỹ năng hành động của hai bên hoàn toàn khác nhau. Bởi thế yêu cầu cả hai bên cùng ngó vào cuốn từ điển giải nghĩa của V. Đan. Trong đó viết: âm mưu - “là sự thỏa thuận bí mật của nhiều người hành động chống lại chính quyền; là mưu kế chuẩn bị nổi loạn”1.

Làm sao có thể coi là bí mật và là mưu kế tiếm quyền khi mà các nhân vật hành động bắt đầu từ việc chọn

1. V. Đan: Từ điển giải nghĩa tiếng Nga, Mátxcơva, 1978, tập I, tr.569.

một đoàn đại biểu đi gặp Goócbachốp và thảo luận với ông ta về những biện pháp và cách thức tiến hành do họ đề nghị và ngay ngày đầu tiên họ tuyên bố triệu tập khóa họp Xôviết tối cao Liên Xô và tổ chức họp báo, tại đó họ đã cam đoan với những người dự họp báo và với toàn thế giới, rằng Goócbachốp là bạn của họ, rằng ông ta sẽ nhanh chóng trở về và cùng sát cánh với các thành viên Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Không đáng phải tiếp tục nói thêm. Như vậy, mọi bí mật đã rõ. Bây giờ nói về chính quyền và âm mưu tiếm quyền. Nếu cho rằng quyền lực của các thành viên Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp và quyền lực của Tổng thống Liên Xô, chưa rõ là theo pháp luật thì quyền lực của ai cao hơn. Hơn nữa, không ai tự đòi hỏi và muốn có thêm quyền lực. Theo V. Đan thì tiếm quyền có nghĩa là dùng sức mạnh để chiếm lấy quyền của người khác. Đã xảy ra tranh luận ồn ào chung quanh vấn đề: thi hành hay không thi hành tình trạng khẩn cấp và ai sẽ làm việc đó. Thêm nữa, là vấn đề quyền lực và âm mưu. Có lẽ không thừa khi nhớ lại là tổng thống đã ra quyết định thi hành các biện pháp khẩn cấp trong đa số các ngành công nghiệp nặng vào tháng 6/1991. Trong bối cảnh này, thực chất vấn đề là có mở rộng áp dụng các biện pháp đó trong toàn bộ nền kinh tế hay không. Ai sẽ là người thông qua quyết định đó! Cuộc tranh cãi kéo dài không chỉ một năm. Và một lần nữa công việc trước mắt đòi hỏi

và dưới tác động của hoàn cảnh khách quan. Goócbachốp lại tự mình đưa ra quyết định có tính chất cục bộ. Ông ta luôn luôn trì hoãn việc thông qua các quyết định. Nhiều khi gây ra ấn tượng nặng nề rằng ông ta không bao giờ tự mình làm một điều gì để ngăn chặn sự đổ vỡ hay thi hành các biện pháp để ngăn chặn sự đổ vỡ, trong khi đó lại tích cực ngăn cản bất cứ ai muốn hành động bất chấp sự sợ hãi và mạo hiểm sẽ đến với mình. Chẳng hạn như tôi, trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân, tôi cho rằng tiến hành các cuộc cải cách giá cả và tiền tệ trong điều kiện những năm 1988-1989 có khả năng thành công một trăm phần trăm. Nhưng chính Goócbachốp đã phá tan cuộc cải cách đó. Đến tháng 8/1991, đỉnh tháp Pida1 của nền kinh tế đã bị đổ nghiêng nguy hiểm. Nếu không chống đỡ nó sẽ sụp đổ hoàn toàn. Chính điều đó đã xảy ra với nền kinh tế sau này. Lúc đó, vấn đề đặt ra là nguyên thủ quốc gia cần chấm dứt lang thang khắp nơi và cần chuyển từ lời nói về công việc thành việc làm thực sự, cần phải tự mình làm việc và có khả năng ra mệnh lệnh làm việc.

Về tính hợp hiến của các hành động của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp thì toàn bộ các hành động

1. Tháp Pida: Tháp cao 54,5m nằm trong quần thể kiến trúc của thành phố Pida (Italia) được xây dựng từ thế kỷ XI - XIV. Đỉnh tháp hiện đang bị nghiêng 4,8m so với trục thẳng đứng (ND).

đến những chi tiết nhỏ nhất đều phù hợp với pháp luật của Liên Xô. Chính tại cuộc thẩm vấn, Goócbachốp đã xác nhận điều đó. Còn việc Phó Tổng thống thực hiện nghĩa vụ của Tổng thống Liên Xô có hợp hiến không. Đây là vấn đề tồn tại đang được tranh cãi. Quy chế và các trường hợp khi Phó Tổng thống Liên Xô thực hiện nghĩa vụ của Tổng thống Liên Xô, cũng như các quyền và nghĩa vụ của Phó Tổng thống chưa có một đạo luật nào chính thức quy định. Trong thực tế, phó tổng thống được thừa ủy quyền của tổng thống, thay tổng thống, trong thời gian tổng thống đi thăm các nơi trong nước và ra nước ngoài mà không cần có những quyền hành bổ sung đặc biệt nào.

Không thể áp dụng đối với phó tổng thống cái trật tự pháp lý mà theo đó, người phó (thường là phó thứ nhất) của người lãnh đạo các xí nghiệp, các tổ chức cơ quan nhà nước được quyền đại diện cho cơ quan đó ở mọi nơi và về mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của người đó và không cần những chỉ thị và những quyết định bổ sung vẫn đương nhiên thay thế người lãnh đạo khi người đó vắng mặt. Trong cuộc sống thực tế có không ít trường hợp như vậy. Có khi cả nhiều tháng, có khi hàng năm, một nhà máy, ủy ban hành chính hay bộ, v.v. do những người phó lãnh đạo khi mà người đứng đầu chưa được bổ nhiệm. Việc đó thường được làm với mục đích để kiểm tra khả năng của người phó hoặc do các lý do

và dưới tác động của hoàn cảnh khách quan. Goócbachốp lại tự mình đưa ra quyết định có tính chất cục bộ. Ông ta luôn luôn trì hoãn việc thông qua các quyết định. Nhiều khi gây ra ấn tượng nặng nề rằng ông ta không bao giờ tự mình làm một điều gì để ngăn chặn sự đổ vỡ hay thi hành các biện pháp để ngăn chặn sự đổ vỡ, trong khi đó lại tích cực ngăn cản bất cứ ai muốn hành động bất chấp sự sợ hãi và mạo hiểm sẽ đến với mình. Chẳng hạn như tôi, trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân, tôi cho

Một phần của tài liệu Sự kiện chính biến lịch sử tháng tám tại Liên Xô - Những điều cần biết: Phần 1 (Trang 166 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)