LÊ QUANG BÍ

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 2 (Trang 30 - 34)

Lê Quang Bí còn gọi là Lê Quang Bôn (vì chữ Bí cũng đọc là Bôn nên có sách chép tên ông là Bôn); tự Thuần Phu, hiệu Hối Trai; sinh năm 1506, quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Ông đỗ Hoàng giáp năm 1526. Năm 1548, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh cầu phong.

Khi đoàn sứ Đại Việt đến Nam Ninh, triều Minh ngờ là quan giả mạo, bắt phải chờ để tra xét minh bạch mới cho dâng lễ phẩm. Phía nhà Minh gửi văn thư đi tra xét, nhưng không thấy có hồi âm, bởi thế, chỉ có Lê Tiến Quy được về còn Lê Quang Bí phải lưu lại sứ quán chờ mệnh lệnh vua nhà Mạc là Mạc Tuyên Tông.

Tình hình trong nước lúc đó rối ren, quân Lê - Trịnh tiến đánh ra Bắc, chiến sự căng thẳng khiến nhà Mạc bê trễ việc cống nạp cho Bắc triều mấy năm liền, nên cũng không dám tâu xin việc của Lê Quang Bí. Năm 1561, Mạc Tuyên Tông mất, con là Mạc Mậu Hợp nối ngôi.

truyền dạy cho dân làng mình và các làng xung quanh. Khi ngành vẽ sơn trang trí được coi trọng; tên tuổi ông nổi tiếng nhờ nghề vẽ sơn.

Khi đi sứ, ông đã làm hai bài thơ, trong đó có bài nói về việc tạ ơn đã học thành nghề. Với tiêu đề: Thơ tạơn học thành nghề vẽ

Dịch nghĩa:

May sao kẻ ngu này lại được lạm đi sứ

Học tập thành tài nỗi mừng càng nhiều. Làm như con kiến dễ thành công, vẻ rồng rực rỡ, Vẽ con chim thêm sáng sủa, màu phượng

càng tăng.

Đội ơn lâu mãi đã truyền cho ngọn bút tinh xảo, Cách trang hoàng càng lộng lẫy, bức hoạđẹp đẽ. Khi về nước, nghề nghiệp ngày một rạng rỡ,

lấy gì báo đáp, Xin khắc xương ghi dạ mãi mãi không phai mòn.

LÊ QUANG BÍ

Lê Quang Bí còn gọi là Lê Quang Bôn (vì chữ Bí cũng đọc là Bôn nên có sách chép tên ông là Bôn); tự Thuần Phu, hiệu Hối Trai; sinh năm 1506, quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Ông đỗ Hoàng giáp năm 1526. Năm 1548, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh cầu phong.

Khi đoàn sứ Đại Việt đến Nam Ninh, triều Minh ngờ là quan giả mạo, bắt phải chờ để tra xét minh bạch mới cho dâng lễ phẩm. Phía nhà Minh gửi văn thư đi tra xét, nhưng không thấy có hồi âm, bởi thế, chỉ có Lê Tiến Quy được về còn Lê Quang Bí phải lưu lại sứ quán chờ mệnh lệnh vua nhà Mạc là Mạc Tuyên Tông.

Tình hình trong nước lúc đó rối ren, quân Lê - Trịnh tiến đánh ra Bắc, chiến sự căng thẳng khiến nhà Mạc bê trễ việc cống nạp cho Bắc triều mấy năm liền, nên cũng không dám tâu xin việc của Lê Quang Bí. Năm 1561, Mạc Tuyên Tông mất, con là Mạc Mậu Hợp nối ngôi.

Năm 1563, quan quân Lưỡng Quảng nhà Minh mới sai người đưa Lê Quang Bí tới Bắc Kinh triều kiến vua Minh. Nhân dịp vua mới là Mạc Mậu Hợp cũng sai hầu mệnh gửi cho ông 25 lạng bạc để thưởng lạo. Khi tới Bắc Kinh, Lê Quang Bí lại bị lưu giữ ở sứ quán thêm vài năm nữa.

Năm 1566, viên Đại học sĩ triều Minh là Lý Xuân Phương thương Lê Quang Bí đã lưu lại sứ quán suốt 18 năm ròng mà vẫn giữ được mệnh chúa, nên tâu lên vua Minh nhận cống phẩm và cho ông về. Vua mới nhà Minh là Mục Tông bằng lòng theo lời tấu trình của Lý Xuân Phương, cho ông trở về nước.

Người Minh ví ông như Tô Vũ, đi sứ đến lúc bạc đầu mới được trở về. Năm 1566, ông trở về nước. Mạc Mậu Hợp sai Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ Kế Khê bá Giáp Hải và Đông các hiệu thư Phạm Duy Quyết lên tận đầu địa giới Lạng Sơn nghênh đón ông. Lúc được cử đi sứ, Lê Quang Bí mới 42 tuổi, khi trở về nước, ông đã 61 tuổi, đầu tóc đã bạc trắng.

Suốt 18 năm đi sứ bị giam giữ, Lê Quang Bí vẫn luôn giữ gìn phẩm hạnh và kỷ cương phép nước, không làm ô danh nước Đại Việt.

* * *

Chuyện kể rằng, năm 1548, Lê Quang Bí được cử sang sứ Trung Quốc. Vì sự hạch sách của

triều thần nhà Minh, ông bị giam giữ, bịt mắt lại và ra điều kiện khi nào ngựa mọc sừng thì mới cho về nước.

Tuy bị cầm tù nhưng Quang Bí vẫn không hề nao núng. Một ngày mùa đông gặp trời nắng ráo, ông ra nằm ngửa, phơi bụng dưới ánh mặt trời. Thấy vậy quan lại nhà Minh hỏi tại sao? Ông tự hào đáp:

- Lâu ngày sách vở dồn chứa trong bụng bị ẩm. Nay có nắng phải phơi cho khô.

Cho rằng ông tự phụ, quan lại nhà Minh muốn bắt bí ông, liền bảo ông thử đọc một vài quyển kinh xem sao? Lê Quang Bí đọc vanh vách một hồi, chẳng sót chữ nào, khiến những kẻ thách đố ông phải nể sợ.

Năm 1563, quan quân Lưỡng Quảng nhà Minh mới sai người đưa Lê Quang Bí tới Bắc Kinh triều kiến vua Minh. Nhân dịp vua mới là Mạc Mậu Hợp cũng sai hầu mệnh gửi cho ông 25 lạng bạc để thưởng lạo. Khi tới Bắc Kinh, Lê Quang Bí lại bị lưu giữ ở sứ quán thêm vài năm nữa.

Năm 1566, viên Đại học sĩ triều Minh là Lý Xuân Phương thương Lê Quang Bí đã lưu lại sứ quán suốt 18 năm ròng mà vẫn giữ được mệnh chúa, nên tâu lên vua Minh nhận cống phẩm và cho ông về. Vua mới nhà Minh là Mục Tông bằng lòng theo lời tấu trình của Lý Xuân Phương, cho ông trở về nước.

Người Minh ví ông như Tô Vũ, đi sứ đến lúc bạc đầu mới được trở về. Năm 1566, ông trở về nước. Mạc Mậu Hợp sai Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ Kế Khê bá Giáp Hải và Đông các hiệu thư Phạm Duy Quyết lên tận đầu địa giới Lạng Sơn nghênh đón ông. Lúc được cử đi sứ, Lê Quang Bí mới 42 tuổi, khi trở về nước, ông đã 61 tuổi, đầu tóc đã bạc trắng.

Suốt 18 năm đi sứ bị giam giữ, Lê Quang Bí vẫn luôn giữ gìn phẩm hạnh và kỷ cương phép nước, không làm ô danh nước Đại Việt.

* * *

Chuyện kể rằng, năm 1548, Lê Quang Bí được cử sang sứ Trung Quốc. Vì sự hạch sách của

triều thần nhà Minh, ông bị giam giữ, bịt mắt lại và ra điều kiện khi nào ngựa mọc sừng thì mới cho về nước.

Tuy bị cầm tù nhưng Quang Bí vẫn không hề nao núng. Một ngày mùa đông gặp trời nắng ráo, ông ra nằm ngửa, phơi bụng dưới ánh mặt trời. Thấy vậy quan lại nhà Minh hỏi tại sao? Ông tự hào đáp:

- Lâu ngày sách vở dồn chứa trong bụng bị ẩm. Nay có nắng phải phơi cho khô.

Cho rằng ông tự phụ, quan lại nhà Minh muốn bắt bí ông, liền bảo ông thử đọc một vài quyển kinh xem sao? Lê Quang Bí đọc vanh vách một hồi, chẳng sót chữ nào, khiến những kẻ thách đố ông phải nể sợ.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 2 (Trang 30 - 34)