GIANG VĂN MINH

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 2 (Trang 34 - 38)

Giang Văn Minh tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung; sinh năm 1573, người làng Mông Phụ, huyện Thượng Phúc, nay là làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Ông đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Thám hoa đời vua Lê Thần Tông. Năm Đinh Sửu niên hiệu Dương Hòa (1637), ông giữ chức Tự khanh và được cử đi sứ nhà Minh.

Ông được mệnh danh là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.

* * *

Tương truyền khi nói tới nước Nam, quan lại nhà Minh luôn nhắc tới việc nước ta bị thiên triều đô hộ và khi tiếp kiến với sứ thần người Việt, đã cố ý nêu ra một vế đối:

- Đồng trụ chí kim đài dĩ lục.

Nghĩa là:

- Cột đồng trụ (do Mã Viện trồng) đến nay rêu đã mọc xanh.

Giang Văn Minh đã ung dung đối lại:

- Đằng giang tự cổ huyết do hồng.

Nghĩa là:

- Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ.

Ý của ông nhằm nhắc nhà Minh nên nhớ cho kỹ chiến thắng lừng lẫy của người Nam, đánh tan quân thiên triều dưới sự chỉ huy mưu trí và tài tình của Ngô Quyền và thời Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng.

Người Minh căm tức vì ông đã nói đến hai lần thua trận nhục nhã của họ nên sai người đầu độc ông, mổ bụng lấy ruột và đổ thủy ngân vào bụng rồi chở thi hài ông về nước.

Sau này, ông được truy tặng chức Thị lang tước Vinh quận công.

Lại có chuyện kể ông chính là người đòi xóa bỏ nợ cống người vàng mà dân gian gọi là nợ Liễu Thăng.

Có người giải thích việc cống người vàng, khởi đầu là từ nhà Mạc. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, sợ nhà Minh gây chuyện, liền đúc người vàng đưa sang để đút lót, chịu tội (xem Tang thương ngẫu lục). Lại có ý kiến cho rằng, thường lệ ngày xưa, vua các nước chư hầu phải thân hành

GIANG VĂN MINH

Giang Văn Minh tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung; sinh năm 1573, người làng Mông Phụ, huyện Thượng Phúc, nay là làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Ông đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Thám hoa đời vua Lê Thần Tông. Năm Đinh Sửu niên hiệu Dương Hòa (1637), ông giữ chức Tự khanh và được cử đi sứ nhà Minh.

Ông được mệnh danh là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.

* * *

Tương truyền khi nói tới nước Nam, quan lại nhà Minh luôn nhắc tới việc nước ta bị thiên triều đô hộ và khi tiếp kiến với sứ thần người Việt, đã cố ý nêu ra một vế đối:

- Đồng trụ chí kim đài dĩ lục.

Nghĩa là:

- Cột đồng trụ (do Mã Viện trồng) đến nay rêu đã mọc xanh.

Giang Văn Minh đã ung dung đối lại:

- Đằng giang tự cổ huyết do hồng.

Nghĩa là:

- Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ.

Ý của ông nhằm nhắc nhà Minh nên nhớ cho kỹ chiến thắng lừng lẫy của người Nam, đánh tan quân thiên triều dưới sự chỉ huy mưu trí và tài tình của Ngô Quyền và thời Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người Minh căm tức vì ông đã nói đến hai lần thua trận nhục nhã của họ nên sai người đầu độc ông, mổ bụng lấy ruột và đổ thủy ngân vào bụng rồi chở thi hài ông về nước.

Sau này, ông được truy tặng chức Thị lang tước Vinh quận công.

Lại có chuyện kể ông chính là người đòi xóa bỏ nợ cống người vàng mà dân gian gọi là nợ Liễu Thăng.

Có người giải thích việc cống người vàng, khởi đầu là từ nhà Mạc. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, sợ nhà Minh gây chuyện, liền đúc người vàng đưa sang để đút lót, chịu tội (xem Tang thương ngẫu lục). Lại có ý kiến cho rằng, thường lệ ngày xưa, vua các nước chư hầu phải thân hành

sang chầu hoàng đế Trung Hoa. Nhưng vua Việt Nam thì không một ai chịu đi cả. Vì không đi nên đã đúc người vàng để thay mình.

Không rõ cách giải thích nào là chính xác. Song theo sử sách từ khoảng thế kỷ XVII trở đi, nhiều sứ giả của ta sang Trung Quốc đã yêu cầu xin bãi bỏ lệ cống người vàng. Nhiều câu chuyện thú vị được truyền văn hoặc được ghi chép.

Chuyện kể rằng vào ngày khánh thọ nhà vua, hoàng đế Minh rất bất bình bởi sứ giả các nước đã tề tựu đông đủ mà sứ thần Việt Nam thì không thấy đâu cả. Vua truyền cho thị vệ đến nhà công quán hỏi nguyên do.

Bọn lính đến nơi thấy Giang Văn Minh đang nằm trên giường, ôm mặt khóc. Chúng bắt buộc ông phải vào triều. Trả lời câu hỏi của vua Minh, Giang Văn Minh nghẹn ngào:

- Thần tự biết vắng hôm nay là phạm vào trọng tội, xin hoàng đế lượng thứ cho. Nguyên do chỉ vì hôm nay đúng vào ngày giỗ tổ của thần. Thần đi sứ xa quê, nhà cửa cố hương vốn neo đơn, ngày giỗ tổ mà không thắp được cây hương tưởng niệm thì thấy xót xa trong dạ.

Nói xong, ông lại khóc ầm lên. Hoàng đế nhà Minh bật cười:

- Tưởng sao, chứ như thế thì việc gì ngươi phải khóc! Khá khen cho ngươi biết giữ hiếu kính với

tổ tiên. Nhưng nếu là giỗ cha, giỗ mẹ thì còn có thể được, chứ ông tổ xa xôi như vậy thì có gì phải băn khoăn cho lắm. Người khuất, chuyện xa đã mấy đời thì cũng có thể "miễn nghị".

Giang Văn Minh lau nước mắt, ngẩng đầu lên: - Muôn tâu, lời dạy của hoàng đế thật là quý báu. Chính thần cũng đã nghĩ như vậy mà vẫn không an tâm, vì thần vẫn thấy trong đời, lắm chuyện xa xôi mà vẫn không được "miễn nghị". Chẳng hạn như việc thiên triều bắt nước Nam phải cống người vàng để trả nợ Liễu Thăng cách đây hàng 200 năm. Nay được lời hoàng đế ban dạy, thần cũng xin gác lại ngày giỗ tổ để cùng vui với ngày khánh tiết này. Cúi xin hoàng đế từ đây "miễn nghị" cho cái nợ Liễu Thăng, cho tình giao hảo hai nước khỏi bị những chuyện xa xôi kia làm bận bịu.

Vua Minh ngớ người ra. Lý lẽ của sứ thần mềm mỏng, ôn hòa và chặt chẽ. Vua đành gật đầu, cho bãi bỏ lệ cống người vàng.

sang chầu hoàng đế Trung Hoa. Nhưng vua Việt Nam thì không một ai chịu đi cả. Vì không đi nên đã đúc người vàng để thay mình.

Không rõ cách giải thích nào là chính xác. Song theo sử sách từ khoảng thế kỷ XVII trở đi, nhiều sứ giả của ta sang Trung Quốc đã yêu cầu xin bãi bỏ lệ cống người vàng. Nhiều câu chuyện thú vị được truyền văn hoặc được ghi chép.

Chuyện kể rằng vào ngày khánh thọ nhà vua, hoàng đế Minh rất bất bình bởi sứ giả các nước đã tề tựu đông đủ mà sứ thần Việt Nam thì không thấy đâu cả. Vua truyền cho thị vệ đến nhà công quán hỏi nguyên do.

Bọn lính đến nơi thấy Giang Văn Minh đang nằm trên giường, ôm mặt khóc. Chúng bắt buộc ông phải vào triều. Trả lời câu hỏi của vua Minh, Giang Văn Minh nghẹn ngào:

- Thần tự biết vắng hôm nay là phạm vào trọng tội, xin hoàng đế lượng thứ cho. Nguyên do chỉ vì hôm nay đúng vào ngày giỗ tổ của thần. Thần đi sứ xa quê, nhà cửa cố hương vốn neo đơn, ngày giỗ tổ mà không thắp được cây hương tưởng niệm thì thấy xót xa trong dạ.

Nói xong, ông lại khóc ầm lên. Hoàng đế nhà Minh bật cười:

- Tưởng sao, chứ như thế thì việc gì ngươi phải khóc! Khá khen cho ngươi biết giữ hiếu kính với

tổ tiên. Nhưng nếu là giỗ cha, giỗ mẹ thì còn có thể được, chứ ông tổ xa xôi như vậy thì có gì phải băn khoăn cho lắm. Người khuất, chuyện xa đã mấy đời thì cũng có thể "miễn nghị".

Giang Văn Minh lau nước mắt, ngẩng đầu lên: - Muôn tâu, lời dạy của hoàng đế thật là quý báu. Chính thần cũng đã nghĩ như vậy mà vẫn không an tâm, vì thần vẫn thấy trong đời, lắm chuyện xa xôi mà vẫn không được "miễn nghị". Chẳng hạn như việc thiên triều bắt nước Nam phải cống người vàng để trả nợ Liễu Thăng cách đây hàng 200 năm. Nay được lời hoàng đế ban dạy, thần cũng xin gác lại ngày giỗ tổ để cùng vui với ngày khánh tiết này. Cúi xin hoàng đế từ đây "miễn nghị" cho cái nợ Liễu Thăng, cho tình giao hảo hai nước khỏi bị những chuyện xa xôi kia làm bận bịu.

Vua Minh ngớ người ra. Lý lẽ của sứ thần mềm mỏng, ôn hòa và chặt chẽ. Vua đành gật đầu, cho bãi bỏ lệ cống người vàng.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 2 (Trang 34 - 38)