PHẠM KHIÊM ÍCH

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 2 (Trang 58 - 60)

Phạm Khiêm Ích, có tài liệu ghi ông họ Nguyễn, hiệu Kính Trai, sinh năm 1679; người làng Kim Sơn, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là thành phố Hà Nội.

Thời trẻ, ông ham học, thông minh, thi Hương đỗ Giải nguyên, thi Đình đỗ Đình nguyên, Thám hoa khoa Canh Dần (1710) đời vua Lê Dụ Tông. Năm 1720, ông được bổ làm Tả Thị lang Bộ Hình, sau thăng đến chức Hữu Thị lang Bộ Lại và được vào phủ chúa làm Bồi tụng.

Năm 1723, ông được cử làm Chánh sứ cùng với Nguyễn Quang Nhuận (Nguyễn Huy Nhuận) và Phạm Đình Kính sang dẫn lễ cống mừng vua Ung Chính nhà Thanh vừa lên ngôi. Khi tới Bắc Kinh, ông cùng mọi người trong đoàn dâng lên ba bài thơ chúc mừng, được Ung Chính khen hay và mời vào yết kiến trong điện Càn Thanh. Khi trở về, Phạm Khiêm Ích được phong làm Tả Thị lang Bộ Hộ, Thuật quận công, sau đó đổi sang làm Tả Thị lang Bộ Lại.

Năm 1728, vua Lê Dụ Tông thân chinh ra đề thi khoa Đông các. Ông làm bài "Năm được mùa to" rất được khen ngợi, xếp hạng nhất. Ông được kiêm chức Đại học sĩ Đông các. Thời Lê Đế Duy Phường, Phạm Khiêm Ích được thăng chức Đô ngự sử, vẫn làm việc ở Bộ Lại. Năm 1732, đời vua Lê Thuần Tông, ông được thăng chức Thượng thư Bộ Binh, gia thăng tiếp làm Thiếu bảo và vào phủ chúa làm Tham tụng.

Ít lâu sau do gièm pha nên ông bị bãi chức, sau đó lại được chúa Trịnh xét công lao cũ nên cho làm Thượng thư Bộ Lại. Năm 1738, ông lại bị bãi chức Tể tướng. Năm 1739, ông ra làm Đốc phủ Thanh Hóa, sau đó được thăng lên chức Thái tể. Ông mất năm 1740 tại Thanh Hóa, thọ 62 tuổi, được truy tặng chức Đại tư không, thụy là Thuần Đạo.

* * *

Năm 1723, đoàn sứ bộ do Phạm Khiêm Ích làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Lần này, sứ bộ Đại Việt được Bắc triều coi trọng, khi đến Hán Khẩu đã được vua Thanh sai đạo quan tuyên đọc chỉ dụ ban thêm ân điển: các địa phương sứ bộ đi qua phải tăng thêm mọi thứ cung cấp.

Khi tới Yên Kinh, mọi vật cống đều được chuẩn nhận cả, chỉ trừ các đồ hàng tấm thì trả lại. Vua Thanh cũng ban thưởng cho sứ bộ hậu hơn các đoàn

PHM KHIÊM ÍCH

Phạm Khiêm Ích, có tài liệu ghi ông họ Nguyễn, hiệu Kính Trai, sinh năm 1679; người làng Kim Sơn, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là thành phố Hà Nội.

Thời trẻ, ông ham học, thông minh, thi Hương đỗ Giải nguyên, thi Đình đỗ Đình nguyên, Thám hoa khoa Canh Dần (1710) đời vua Lê Dụ Tông. Năm 1720, ông được bổ làm Tả Thị lang Bộ Hình, sau thăng đến chức Hữu Thị lang Bộ Lại và được vào phủ chúa làm Bồi tụng.

Năm 1723, ông được cử làm Chánh sứ cùng với Nguyễn Quang Nhuận (Nguyễn Huy Nhuận) và Phạm Đình Kính sang dẫn lễ cống mừng vua Ung Chính nhà Thanh vừa lên ngôi. Khi tới Bắc Kinh, ông cùng mọi người trong đoàn dâng lên ba bài thơ chúc mừng, được Ung Chính khen hay và mời vào yết kiến trong điện Càn Thanh. Khi trở về, Phạm Khiêm Ích được phong làm Tả Thị lang Bộ Hộ, Thuật quận công, sau đó đổi sang làm Tả Thị lang Bộ Lại.

Năm 1728, vua Lê Dụ Tông thân chinh ra đề thi khoa Đông các. Ông làm bài "Năm được mùa to" rất được khen ngợi, xếp hạng nhất. Ông được kiêm chức Đại học sĩ Đông các. Thời Lê Đế Duy Phường, Phạm Khiêm Ích được thăng chức Đô ngự sử, vẫn làm việc ở Bộ Lại. Năm 1732, đời vua Lê Thuần Tông, ông được thăng chức Thượng thư Bộ Binh, gia thăng tiếp làm Thiếu bảo và vào phủ chúa làm Tham tụng.

Ít lâu sau do gièm pha nên ông bị bãi chức, sau đó lại được chúa Trịnh xét công lao cũ nên cho làm Thượng thư Bộ Lại. Năm 1738, ông lại bị bãi chức Tể tướng. Năm 1739, ông ra làm Đốc phủ Thanh Hóa, sau đó được thăng lên chức Thái tể. Ông mất năm 1740 tại Thanh Hóa, thọ 62 tuổi, được truy tặng chức Đại tư không, thụy là Thuần Đạo.

* * *

Năm 1723, đoàn sứ bộ do Phạm Khiêm Ích làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Lần này, sứ bộ Đại Việt được Bắc triều coi trọng, khi đến Hán Khẩu đã được vua Thanh sai đạo quan tuyên đọc chỉ dụ ban thêm ân điển: các địa phương sứ bộ đi qua phải tăng thêm mọi thứ cung cấp.

Khi tới Yên Kinh, mọi vật cống đều được chuẩn nhận cả, chỉ trừ các đồ hàng tấm thì trả lại. Vua Thanh cũng ban thưởng cho sứ bộ hậu hơn các đoàn

trước. Vua Thanh cho vời sứ bộ đến cung Càn Thanh để an ủy, ban cho bốn chữ "Nhất Nam thế tộ" do chính tay vua Thanh viết (nghĩa là: Nhật Nam (nước ta) giữ vững ngôi vua và vận nước hết đời này qua đời khác) cùng các đồ dùng, ngọc báu. Nhà vua ban thưởng bạc và đoạn để may áo cho các sứ thần.

Trước đó Phạm Khiêm Ích yết kiến viên đề đốc nhà Thanh vào đúng dịp "Nhật nguyệt hợp bích. Ngũ tinh liên châu". Theo các nhà nho ngày xưa thì đây là một cơ hội hiếm có: vào vận Thượng nguyên, ngày mồng một Giáp Tý, nửa đêm đông chí, lúc đó "mặt trời và mặt trăng như hai Thổ cùng mọc một, lại có năm ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cùng mọc một phương nối liền nhau". Nhân dịp đó, ông làm hai bài thơ đưa viên đề đốc nhà Thanh dâng lên vua Thanh là Khang Hy. Vua Thanh khen hay, châu phê lời khen rồi cho vời ông vào cung Càn Thanh hết lời thăm hỏi. Vua Thanh cũng nhân đó ban thưởng cho vua Lê ba bộ sách là Cổ văn nguyên giám, Bội văn vận phủ, Uyên giám loại hàm.

Làm tròn sứ mệnh, lại đề cao được quốc thể nên khi về nước, ông đã được phong chức Tả Thị lang Bộ Hộ.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 2 (Trang 58 - 60)