LÊ CÔNG HÀNH

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 2 (Trang 52 - 54)

Lê Công Hành tên thật là Trần Quốc Khái, sinh năm 1606, mất năm 1661, quê ở Quất Động, tổng Bình Lăng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ, nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Ông đỗ Tiến sĩ đời vua Lê Chân Tông và được cử đi sứ năm 1646. Nhiều câu chuyện hay về ông đã được ghi lại.

Năm l646, Lê Công Hành được cử đi sứ triều Minh. Ông bị chúng lừa lên một lầu cao chót vót, rồi cất thang đi. Chúng giam lỏng ông mấy ngày ở đó mà không đưa cơm nước gì cả. Ông nhìn quanh quẩn chỉ thấy trong gian lều có hai tượng Phật và một chum nước. Ông lại gần ngắm nghía, thử cậy thân tượng ra xem, té ra tượng Phật nặn bằng bột. Lê Công Hành liền bẻ tượng Phật ra ăn, lấy nước trong chum uống. Ông cười và nghĩ cách trả lời khi được hỏi đến. Ông sẽ đáp: Phật tại tâm hay Phật nhập tâm (Phật ở trong bụng) chắc quan lại nhà Minh chẳng hạch sách vào đâu được.

Suốt mấy ngày như vậy, ngồi buồn, Lê Công Hành tháo bức nghi môn trên bàn thờ Phật xuống xem. Ông nhận xét các đường thêu, đường viền. Ông tháo ra rồi đan lại cho thật thành thạo để nhập tâm nghệ thuật hoa mỹ này. Xem xong bức nghi môn rồi, ông lại để ý đến đôi lọng. Ông mày mò gỡ nan, rút chốt, xếp sườn, lợp tán, suốt mấy ngày như vậy, và kết quả là ông đã nắm được bí quyết của nghề làm lọng và nghề thêu ở Trung Quốc. Ông dự định khi về sẽ áp dụng để nâng cao thêm kỹ thuật cổ truyền của nước Nam. Nước ta cũng có hàng lọng, hàng thêu, nhưng học thêm kinh nghiệm bốn phương đâu phải là vô ích.

Nhờ sự truyền nghề của ông mà ngày nay, dân thợ thêu ở Hà Nội, Hà Đông đều tôn Lê Công Hành là tổ nghề.

Ở mãi trên lầu cao cũng chán. Lê Công Hành chờ đợi ngày quan lại triều Minh đến mời ông xuống. Nhưng chúng vẫn trơ trơ, không rõ chúng cố ý bỏ quên hay chúng có âm mưu gì khác. Đã vậy thì phải tự giải phóng cho mình. Một ý nghĩ lóe ra. Ông đứng trên hương án, tay cầm chiếc lọng rồi nhảy thử xuống thềm. Lọng cản không khí nhè nhẹ đưa ông xuống.

Ông liền thực hành ngay ý định. Hai tay kẹp chặt hai cái lọng xòe rộng, ông mở toang cửa lầu nhảy ra ngoài khoảng không. Hai chiếc lọng lững lờ đỡ ông lượn vòng trên không rồi nhè nhẹ đỗ

LÊ CÔNG HÀNH

Lê Công Hành tên thật là Trần Quốc Khái, sinh năm 1606, mất năm 1661, quê ở Quất Động, tổng Bình Lăng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ, nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Ông đỗ Tiến sĩ đời vua Lê Chân Tông và được cử đi sứ năm 1646. Nhiều câu chuyện hay về ông đã được ghi lại.

Năm l646, Lê Công Hành được cử đi sứ triều Minh. Ông bị chúng lừa lên một lầu cao chót vót, rồi cất thang đi. Chúng giam lỏng ông mấy ngày ở đó mà không đưa cơm nước gì cả. Ông nhìn quanh quẩn chỉ thấy trong gian lều có hai tượng Phật và một chum nước. Ông lại gần ngắm nghía, thử cậy thân tượng ra xem, té ra tượng Phật nặn bằng bột. Lê Công Hành liền bẻ tượng Phật ra ăn, lấy nước trong chum uống. Ông cười và nghĩ cách trả lời khi được hỏi đến. Ông sẽ đáp: Phật tại tâm hay Phật nhập tâm (Phật ở trong bụng) chắc quan lại nhà Minh chẳng hạch sách vào đâu được.

Suốt mấy ngày như vậy, ngồi buồn, Lê Công Hành tháo bức nghi môn trên bàn thờ Phật xuống xem. Ông nhận xét các đường thêu, đường viền. Ông tháo ra rồi đan lại cho thật thành thạo để nhập tâm nghệ thuật hoa mỹ này. Xem xong bức nghi môn rồi, ông lại để ý đến đôi lọng. Ông mày mò gỡ nan, rút chốt, xếp sườn, lợp tán, suốt mấy ngày như vậy, và kết quả là ông đã nắm được bí quyết của nghề làm lọng và nghề thêu ở Trung Quốc. Ông dự định khi về sẽ áp dụng để nâng cao thêm kỹ thuật cổ truyền của nước Nam. Nước ta cũng có hàng lọng, hàng thêu, nhưng học thêm kinh nghiệm bốn phương đâu phải là vô ích.

Nhờ sự truyền nghề của ông mà ngày nay, dân thợ thêu ở Hà Nội, Hà Đông đều tôn Lê Công Hành là tổ nghề.

Ở mãi trên lầu cao cũng chán. Lê Công Hành chờ đợi ngày quan lại triều Minh đến mời ông xuống. Nhưng chúng vẫn trơ trơ, không rõ chúng cố ý bỏ quên hay chúng có âm mưu gì khác. Đã vậy thì phải tự giải phóng cho mình. Một ý nghĩ lóe ra. Ông đứng trên hương án, tay cầm chiếc lọng rồi nhảy thử xuống thềm. Lọng cản không khí nhè nhẹ đưa ông xuống.

Ông liền thực hành ngay ý định. Hai tay kẹp chặt hai cái lọng xòe rộng, ông mở toang cửa lầu nhảy ra ngoài khoảng không. Hai chiếc lọng lững lờ đỡ ông lượn vòng trên không rồi nhè nhẹ đỗ

xuống trước bãi cỏ. Bọn lính canh trố mắt, reo ầm lên: Sứ thần nước Nam biết bay? Sứ thần nước Nam là người nhà Trời.

Sau hành động tuyệt vời này, quan lại nhà Minh đã làm tiệc lớn để tiễn sứ bộ ta về nước.

Cũng có sách ghi câu chuyện ở trên lầu cao bẻ tượng Phật là của sứ thần Bùi Công Hành người xã Quất Động, huyện Thương Phú, phủ Thường Tín (nay là Hà Nội) đi sứ triều vua Lê Thái Tông, khi về nước đem nghề làm lọng dạy dân làng nên được tôn phong là thủy tổ nghề làm lọng.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 2 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)