TRÁI TIM HÀI LÒNG TẠO RA KẾT QUẢ HÀI LÒNG

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 1 (Trang 47 - 52)

Con người sống trên đời nên đặt ra cho bản thân hai mục tiêu: một là nỗ lực giành lấy thứ mà mình hi vọng có được, hai là hưởng thụ những thứ mình đã có. Nhưng rất nhiều người chỉ chú trọng vào mục tiêu thứ nhất mà quên mất mục tiêu thứ hai.

Có bài Hành lộ ca, ca rằng:

Người ta cưỡi ngựa tôi cưỡi lừa, Ngẫm nghĩ cho kĩ thấy không bằng, Ngoảnh đầu nhìn,

Còn có phu khuân vác.

Hàm ý của ca từ rất giản dị nhưng lại nói với người đời đạo lí sâu xa, đó là cần biết “đủ” và luôn vui vẻ.

Có một tú tài nọ không gặp thời, tìm đến thỉnh giáo một vị cao tăng. “Vì sao mặt mày thí chủ lại ủ ê như vậy?”

“Bạch thầy, tôi đã ở vào cái độ tuổi bất hoặc, nhưng vẫn chưa thể tìm thấy vị trí của mình!” “Thí chủ muốn tìm thấy vị trí như thế nào?”

Tú tài nghĩ một lúc rồi nói: “Tôi không biết, dù sao thì cũng cần là một vị trí thích hợp với tôi”.

“Vị trí thích hợp với thí chủ chính là dưới chân thí chủ đó!” - Cao tăng nói rồi cúi xuống nhặt một cánh hoa mai rơi dưới đất, cầm lên mỉm cười nói.

Tú tài bỗng nhiên tỉnh ngộ, lúc này, anh ta đang đứng đối diện với cao tăng, bên cạnh là một cây mai đỏ nở rực, dưới chân giẫm lên vạt đất rơi đầy cánh hoa mai, chẳng phải chính là vị trí của anh ta hay sao?

Thực ra trong nhiều trường hợp, chẳng phải chúng ta cũng giống với anh tú tài này sao? Luôn cảm thấy không thỏa mãn, hơn nữa còn quên đi mất những thứ tốt đẹp đang có bên cạnh. Trong Cách ngôn Oxford

có câu: “Nếu chúng ta chỉ muốn có hạnh phúc, thì điều đó rất dễ thực hiện. Nhưng nếu chúng ta hi vọng bản thân hạnh phúc hơn người khác, thì sẽ cảm thấy rằng hạnh phúc rất khó đạt được, bởi vì tưởng tượng của chúng ta về hạnh phúc của người khác lúc nào cũng vượt quá tình hình thực tế”. Vì thế, an tâm tận hưởng những gì mình đang có sẽ giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đừng quá đòi hỏi sự hoàn mĩ

Một ngư dân nọ khi ra biển đã vớt được một viên ngọc trai rất đẹp, lấp lánh chói lóa, toàn vẹn, chỉ có một điểm đáng tiếc duy nhất chính là trên viên ngọc trai có một chấm đen nhỏ. Anh ta nghĩ, nếu có thể loại bỏ tì vết này thì chẳng phải viên ngọc sẽ trở nên vô giá sao! Thế là anh ta bèn mài đi một lớp, nhưng chấm đen vẫn không biến mất. Lại mài tiếp một lớp nữa, chấm đen vẫn còn. Cứ như vậy, anh ta tiếp tục mài viên ngọc hết lần này đến lần khác, cuối cùng chấm đen không còn, nhưng viên ngọc cũng biến mất. Rất nhiều khi, chúng ta theo đuổi sự hoàn mĩ, và phải trả cái giá đắt là mất cả ngọc trai.

Tứ đại mĩ nhân trong lịch sử Trung Quốc mặc dù là những trang quốc sắc thiên hương, song họ vẫn có những khiếm khuyết riêng: Tây Thi có đôi chân to; Vương Chiêu Quân vai xệ; Dương Quý Phi nhiều mồ hôi nên cơ thể thường tỏa ra mùi khó chịu; còn Điêu Thuyền thì có đôi tai quá nhỏ. Có thể thấy, trên thế giới này không tồn tại cá thể hoàn mĩ, cũng không có sự việc nào thập toàn thập mĩ. Tượng thần Vệ Nữ chính vì thiếu đi đôi tay nên mới trở nên thần bí và đầy tính duy mĩ, các sự vật trên đời đôi khi vì có một

chút khiếm khuyết nhỏ mà càng trở nên đẹp đẽ hơn. Đồng thời cũng vì chưa hoàn mĩ nên chúng ta lại càng nỗ lực theo đuổi, phấn đấu hơn nữa.

Bobby Jones, tay golf từng giành được giải PGA Grand Slam of Golf có nói: “Sau khi học được cách điều chỉnh tham vọng của mình, tôi mới bắt đầu thực sự thắng trong các trận đấu. Cũng có nghĩa là, chỉ khi tôi giữ kì vọng hợp lí với từng cú đánh, cố gắng thể hiện ổn định, tốt đẹp thì mới có thể thành công, chứ không phải tôi hi vọng mỗi cú đánh đều hoàn mĩ tuyệt đối”. Sự không hoàn mĩ là một phần tất yếu của cuộc đời, khi nhận thức được điểm này một cách đúng đắn, chúng ta mới có thể điềm nhiên, vui vẻ hưởng thụ cuộc đời.

Có một nhà triết học từng viết trong nhật kí: “Nếu Thượng Đế có thể cho tôi thêm một cuộc sống nữa, tôi nhất định sẽ không theo đuổi sự hoàn mĩ. Chỉ có người xác định được trọng điểm của cuộc đời thì mới có thể hưởng thụ niềm vui của cuộc sống, bởi vì người vui vẻ chắc chắn không phải là người luôn đòi hỏi bất cứ chuyện gì cũng thập toàn thập mĩ”. Không hoàn mĩ là sự tất yếu, vậy vì sao ta lại không cố gắng nhận thức và tiếp nhận điều này để biết quý trọng và tận hưởng những gì đang có. Suy cho cùng, được và mất vốn là một chỉnh thể không thể chia cắt, dám đối mặt với sự không hoàn mĩ, “khi có không vui, khi mất không buồn” để sống tốt ngày hôm nay thì cuộc đời mới tốt lành và vui vẻ.

Người biết hài lòng là người giàu có nhất

Ham muốn là thứ bẩm sinh của con người, nhưng con người cũng là động vật có lí trí. Sống trên đời, có một số thứ chúng ta cần phấn đấu để giành lấy, có được; nhưng với những thứ không thuộc về mình thì cũng không nên cố chấp làm gì.

Người ta thường nói: “Người biết đủ luôn vui vẻ”. Câu nói này bắt nguồn từ lời của Lão Tử: “Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu”, ý muốn nói là một người nếu biết thỏa mãn thì sẽ cảm nhận được niềm vui.

Theo Freud, sự giải phóng năng lượng tâm lí của con người chịu sự thôi thúc của “nguyên tắc vui vẻ”. Ham muốn là vô cùng, nhưng cơ hội để thỏa mãn ham muốn thì có hạn, giữa hai bên chỉ có thể tồn tại sự tương đối, tạm thời và hài hòa. Lúc nào chúng ta cũng nuôi những giấc mơ màu hồng, nhưng mơ nhiều thì tất nhiên sẽ không thể thỏa mãn hết được, không thỏa mãn thì chắc chắn sẽ không vui. Người vui vẻ là người biết tự hài lòng, chúng ta có thể học theo trí tuệ “lùi một bước” của cổ nhân: “Ta tưởng mình nghèo, còn có người nghèo hơn ta; ta tưởng mình hèn mọn, còn có người hèn mọn hơn ta; ta tưởng mình vợ con nheo nhóc, nhưng có kẻ góa bụa cô đơn, muốn được vợ con nheo nhóc mà không được; ta tưởng mình vất vả, nhưng vẫn có người ở trong ngục tù, đồng ruộng hoang vu, cầu an cày cấy mà không được”. Qua câu này, tác giả đã biểu đạt ý “trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng thấy ai bằng mình”. Có thể có người sẽ cho rằng quan điểm sống này là tiêu cực, không phải là quan điểm sống mà người tích cực nên có, nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác thì suy cho cùng, lòng người thực khó thỏa mãn, tham vọng khó lấp đầy, ham muốn của con người không có giới hạn. Quả thực chúng ta nên giữ được tâm thái “biết đủ” vào đúng thời điểm cần thiết.

Biết đủ thì luôn vui vẻ. Biết thỏa mãn thì sẽ không có tham vọng đòi hỏi những thứ vượt quá tầm tay của mình, biết thỏa mãn thì sẽ không mơ ước viển vông, biết thỏa mãn là có thể bình tĩnh hòa nhã. Đối với người biết đủ thì việc không phải lo chuyện cơm ăn áo mặc được coi là điều may mắn, không phải ưu sầu vì bệnh tật, tai họa là phúc phận của mình. Người ta thường nói tu thân dưỡng tính, chẳng qua chính là biết “tự lòng mình biết đủ, nhu mì ắt yên thân”, tham lam quá mức và đòi hỏi những điều quá cao xa thì chỉ càng làm tăng thêm phiền não mà thôi. Biết kiềm chế ham muốn, không tham lam, không ham hố, biết dùng vật chất để phục vụ cuộc sống chứ không để vật chất chi phối, tự nhiên ta sẽ mãn nguyện về cuộc sống của mình.

Trái tim là ngọn nguồn của tất cả mọi cảm xúc

Sách Đàn kinh nói: “Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả, khứ lai tự do, tâm thể không ngại, ấy là Bát nhã”. Ở đây ý muốn nói: trái tim có thể nhận thức được rõ ràng tất cả mọi hiện tượng, nếu biết để tâm quan sát thì tất cả mọi sự vật đều tương đồng với bản tâm đơn nhất của chúng ta.

Cuộc sống đều công bằng đối với mỗi người, nó mang lại cho chúng ta phiền não và u sầu nhưng cũng sẽ mang đến niềm vui. Tuy giữa người với người có sự khác biệt giàu nghèo, nhưng làm sao bạn dám chắc rằng niềm vui của người giàu sẽ nhiều hơn người nghèo; con người trong xã hội có địa vị cao thấp khác nhau, nhưng sao bạn dám khẳng định rằng niềm vui của những người bình thường sẽ không nhiều bằng những người nổi tiếng? Ai cũng có phiền não riêng, và dĩ nhiên cũng có niềm vui riêng của mình, tất cả những điều này chỉ là phụ thuộc vào việc bạn sẽ phát hiện ra niềm vui hay phát hiện ra phiền não mà thôi.

Thủ Đoan Thiền sư có Bài kệ về con ruồi xuyên giấy dán cửa sổ, kệ rằng:

Xuyên giấy dán song tìm ánh sáng Loay hoay chẳng thoát được ra ngoài

Thình lình gặp lại đường vào cũ Mới biết trước kia mắt thấy sai.

Xét từ mặt câu chữ, có thể lí giải bài thơ này một cách đơn giản rằng: ruồi thường thích bay về phía có ánh sáng, khung cửa sổ dán giấy mỏng nên tuy vẫn có ánh sáng lọt qua nhưng ruồi lại không thể bay qua được, những con ruồi này không hiểu được điều đó nên không chịu “theo đường cũ” để thoát ra ngoài, mà lại cứ đòi xuyên qua lớp giấy trên cửa sổ, đúng là uổng công vô ích.

Bài thơ này tuy câu chữ dễ hiểu nhưng hàm ý rất sâu sắc, “đường cũ” cũng giống như những điều đáng để chúng ta tận hưởng trong cuộc sống nhưng lại thường không được mọi người chú ý tới, tức là “bị che mắt”. Có thể thấy rằng, do chúng ta thường bị đánh lừa bởi một số hiện tượng bề ngoài nên không thể nhận ra được chân lí của cuộc sống. Bài thơ của Thủ Đoan Thiền sư đã chỉ cho chúng ta hiểu rằng, hãy dùng tâm hồn để trải nghiệm những góc nhỏ thường bị bỏ qua nhưng lại vô cùng đẹp đẽ trong cuộc sống.

Một nhà triết học nọ vô ý bị ngã xuống nước, sau khi được cứu lên bờ, câu đầu tiên mà ông ta nói đó là: “Được hít thở không khí trong lành thực là một điều hạnh phúc!” Không khí là thứ mắt thường không nhìn thấy, tay không sờ thấy được, chúng ta rất ít khi chú ý tới sự tồn tại của nó, nhưng một khi để mất đi thì bạn sẽ phát hiện ra nó quan trọng với chúng ta đến nhường nào nào. “Hít thở là một điều hạnh phúc”, hay nói cách khác, được sống là một việc đáng cảm kích. Những điều tốt đẹp tồn tại ở khắp mọi nơi, quan trọng là chúng ta có biết nhận ra để trải nghiệm chúng hay không. Niềm hạnh phúc của cuộc sống nằm ở lòng nhiệt tình đối với cuộc đời và sự thỏa mãn, vui vẻ của nội tâm.

Một anh chàng tới tìm gặp một người nổi tiếng lạc quan.

Người lạc quan mỉm cười mời anh ta ngồi xuống, sau đó để anh ta hỏi mình.

“Nếu anh đang đi trên đường, đột nhiên bị ngã vào vũng bùn, sau khi thoát ra được thì toàn thân đã bị lấm đầy bùn đất, lúc ấy anh có còn thấy vui vẻ không?”

“Tôi sẽ cảm thấy rất vui, bởi vì điều đáng mừng là chẳng qua tôi chỉ rơi xuống một vũng bùn, chứ không phải là vực sâu hun hút.”

“Nếu anh vô cớ bị người khác đánh cho một trận, anh cũng sẽ vui sao?” “Dĩ nhiên rồi, may mà họ chỉ đánh tôi một trận chứ không lấy mạng tôi”.

“Nếu anh đi nhổ răng, nhưng bác sĩ lại nhổ nhầm chiếc răng bình thường của anh, anh còn vui được không?”

“Được chứ! Tôi sẽ vui vẻ nghĩ, may mà bác sĩ chỉ nhổ nhầm một chiếc răng của tôi, chứ không phải là móc nhầm tim của tôi”.

“Nếu anh đang ngủ, đột nhiên một người đi vào và hát bằng giọng điệu vô cùng khó nghe, anh có thể nhẫn nhịn được chứ?”

“Điều đó là đương nhiên, may mà thứ gào thét bên cạnh tôi là người chứ không phải là sói hung ác”. “Vậy thì nếu có một ngày anh phải rời bỏ thế giới này, anh còn có thể vui được nữa không?”

“Vậy thì tôi sẽ càng vui hơn, bởi vì tôi đã đi hết con đường của cuộc đời trong vui vẻ và không còn gì phải hối tiếc, thứ đang chờ đợi tôi là bữa tiệc cuộc đời tiếp theo”.

“Vậy thì xem ra, trong cuộc sống gần như không có chuyện gì có thể mang lại đau khổ cho anh nhỉ?” “Đúng vậy, chỉ cần để ý tìm kiếm thì nhất định sẽ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống!” - Người lạc quan nói.

vui mà chúng ta đang có cũng sẽ bị bỏ qua. Có người từng nói: Niềm vui giống như quả bóng đá mà bọn trẻ đua nhau chạy theo, mỗi khi đuổi kịp nó thì lại vội vàng đá ngay sang chỗ khác, sau đó lại tiếp tục ra sức đuổi theo, tìm kiếm.

Mỗi người đều đang theo đuổi niềm vui và sự đầy đủ của thế giới tinh thần, nhưng niềm vui không phải là chỉ cần dựa vào vẻ ngoài mà có thể đoán biết được, niềm vui thực sự xuất phát từ nội tâm của chúng ta, sau đây chúng ta hãy cùng xem câu chuyện Ông già làm gì cũng đúng của Andersen, để xem chúng ta nên tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống như thế nào.

Ở vùng nông thôn nọ có một đôi vợ chồng già. Sáng sớm hôm đó, ông lão dắt con ngựa – tài sản có giá duy nhất trong nhà đi đến chợ phiên, hi vọng đổi được món gì đó hữu ích hơn cho cuộc sống của hai ông bà. Dọc đường đi, ông đã đổi con ngựa lấy một con bò cái, rồi khi thấy có người dắt một con cừu cái thì ông quyết định đổi bò cái lấy con cừu đó, sau đó ông lại đổi cừu lấy ngỗng, rồi đổi ngỗng lấy gà mái. Mỗi lần đổi chác với người khác, ông đều hi vọng có thể mang lại niềm vui bất ngờ cho bà lão.

Trên đường về nhà, ông tạt vào một quán rượu nhỏ bên đường để nghỉ chân, thấy anh bồi bàn xách một túi táo còi định đem cho lợn ăn, ông lại gạ đổi con gà mái lấy túi táo ấy. Lúc này, trong quán đang rất đông khách, lại còn có cả hai khách du lịch người Anh giàu có. Trong lúc trò chuyện, ông lão kể lại cho họ nghe về chuyến đi này, hai người nghe xong cười lớn, đoán chắc là khi quay về, nhất định ông sẽ bị vợ mắng cho một trận nên thân. Nhưng ông lão lại chắc chắn rằng, tuyệt đối sẽ không xảy ra chuyện đó. Thế là hai người khách kia đánh cược một số tiền vàng lớn với ông, sau đó cả ba người cùng về nhà ông lão.

Bà lão vừa thấy chồng về, liền phấn khích hỏi han ông lão về chuyến đi. Mỗi khi ông lão nói tới chuyện mình đã dùng một món đồ để đổi lấy món đồ khác, bà lão đều vui mừng và nói một cách đầy hi vọng nói: “Ồ, thế là nhà mình sắp có sữa ăn, lại còn có cả bơ và pho mát nữa chứ!”, “Tôi mê pho mát bằng sữa cừu lắm, lại còn có len để đan nữa!”, “Từ giờ đến lễ Giáng sinh, chúng mình còn đủ thì giờ để vỗ béo con ngỗng!”, “Gà sẽ đẻ trứng rồi ấp nở ra cả đàn gà con!”

Cuối cùng, khi ông lão nói rằng đã đem con gà đổi lấy túi táo, bà lão ôm choàng lấy cổ ông và reo lên:

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 1 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)