3.6. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng theo phương thức chăn nuôi Bằng theo phương thức chăn nuôi
Để xác định ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi theo 3 phương thức chăn nuôi: phương thức chăn nuôi công nghiệp chuồng kín (I), phương thức chăn nuôi công nghiệp chuồng hở (II) và phương thức chăn nuôi truyền thống (nuôi chuồng hở, nuôi thả, tận dụng thức ăn thừa) (III).
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi theo phương thức
chăn nuôi Phương thức chăn nuôi Số mẫu xét nghiệm (mẫu) Số mẫu dương tính (mẫu) Tỷ lệ dương tính (%) So sánh tỷ lệ nhiễm theo phương thức chăn nuôi Công nghiệp chuồng kín (I) 181 85 46,96 χ2 I, II = 44,829 P = 0,000 χ2 I, III = 95,783 P = 0,000 χ2 II, III = 4,531 P = 0,033 Công nghiệp chuồng hở (II) 142 117 82,39 Chuồng hở, nuôi thả, tận dụng thức ăn (III) 232 209 90,09 Tính chung 555 411 74,05 χ2 tính chung = 103,094 P = 0,000
Kết quả bảng 3.6 cho thấy, lấy mẫu xét nghiệm 555 lợn nuôi theo 3 phương thức thì có 411 mẫu dương tính. Trong đó, số lợn được theo phương thức chăn nuôi chuồng hở, nuôi thả, tận dụng thức ăn thừa có kết quả dương tính là 209 con, tỷ lệ dương tính cao nhất (90,09%); số lợn nuôi theo phương thức chăn nuôi chuồng hở, ăn thức ăn công nghiệp dương tính là 117 con, tỷ lệ 82,39%; số lợn
nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp dương tính là 85 con, tỷ lệ thấp nhất (46,96%).
Qua kết quả trên cho thấy phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi (χ2
tính chung = 103,094, P = 0,000). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với Alí Alejo và cs. (2018), tác giả đã cho biết, bệnh DTLCP lây lan nhanh trong các trang trại chăn nuôi qua nhiều con đường khác nhau, đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và nông hộ, tỷ lệ tử vong cao.
Kết quả được thể hiện rõ hơn qua hình 3.5.
46,96 82,39 90,09 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Công nghiệp chuồng kín (I)
Công nghiệp chuồng hở (II)
Chuồng hở, nuôi thả, tận dụng thức ăn (III) Tỷ lệ(%)
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi theo phương thức chăn nuôi tại tỉnh Cao Bằng
3.7. Nghiên cứu tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng theo loại lợn phương của tỉnh Cao Bằng theo loại lợn
Kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi của từng loại lợn tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng trong năm 2020 - 2021 được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tình hình mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi theo loại lợn TT Địa phương Số lợn mắc bệnh (con) Loại lợn Lợn nái, đực giống Tỷ lệ (%) Lợn con Tỷ lệ (%) Lợn thịt Tỷ lệ (%) 1 Bảo Lâm 41 2 4,88 10 24,39 29 70,73 2 Bảo Lạc 43 4 9,30 18 41,86 21 48,84 3 Nguyên Bình 38 4 10,53 10 26,32 24 63,16 4 Hạ Lang 36 5 13,89 7 19,44 24 66,67 5 Hà Quảng 35 7 20,00 0 0,00 28 80,00 6 Quảng Hòa 59 8 13,56 16 27,12 35 59,32 7 Thạch An 38 3 7,89 5 13,16 30 78,95 8 Hòa An 34 7 20,59 13 38,24 14 41,18 9 Trùng Khánh 52 6 11,54 12 23,08 34 65,38 10 Thành Phố 35 5 14,29 11 31,43 19 54,29 Tổng 411 51 12,41 102 24,82 258 62,77
Theo dõi 411 lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Cao Bằng, kết quả cho thấy lợn ở tất cả các lứa tuổi, các loại lợn đều có khả năng cảm nhiễm bệnh, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở lợn thịt là cao nhất (62,77%), tiếp đến là lợn con (24,82%), sau đó là lợn nái, lợn đực giống (12,41%).
Kết quả trên cũng tương đồng với nghiên cứu của Vienna R. Brown và cs. (2018), tác giả cho biết, Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể gây ra ở tất cả các loại lợn, lợn nhà và lợn hoang dã, ở tất cả các lứa tuổi.
Quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy, tại tỉnh Cao Bằng, số lượng lợn thịt chiếm ưu thế, trong quá trình chống dịch, khi phát hiện dịch bệnh tại ổ dịch nào thì toàn bộ số lợn tại đó bị tiêu hủy, hơn nữa số lợn thịt lại nuôi nhiều ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, hệ thống chuồng nuôi hở, ăn thức ăn tận dụng, do vậy số lượng lợn thịt mắc bệnh cao nhất (62,77%).
Tỷ lệ mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo loại lợn được thể hiện rõ hơn qua hình 3.6.
12,41 24,82 62,77 Tỷ lệ loại lợn mắc bệnh/tổng số lợn mắc bệnh Lợn nái, đực giống (%) Lợn con (%)
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợn mắc bệnh Dịch tả châu Phi theo loại lợn
3.8. Công tác phòng chống Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Cao Bằng
3.8.1. Công tác phòng chống dịch bệnh chung của tỉnh Cao Bằng
Ngay từ những ngày đầu khi dịch mới xuất hiện cho đến nay, các sở, ban ngành tỉnh Cao Bằng đã thường xuyên chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
3.8.1.1. Khi dịch chưa xảy ra:
Ngay khi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và một số tỉnh ở Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã kịp thời tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch hành động ngăn chặn, ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm địa bàn tỉnh; kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch hại cây trồng, vật nuôi tỉnh Cao Bằng. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn kịp thời, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch; các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh được thành lập và tích cực kiểm tra, đôn đốc phòng chống dịch tại cơ sở, hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, các điểm tập kết, các chợ có buôn bán lợn sống, các cửa khẩu, các con đường lưu thông hàng hóa.
3.8.1.2. Khi xảy ra dịch:
Khi bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động toàn bộ cán bộ chuyên ngành chăn nuôi và thú y tại các đơn vị trực thuộc của Sở tăng cường cho Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi; chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi thành lập đội phản ứng nhanh hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch; thông báo đường dây nóng báo cáo dịch bệnh; phân công 10 cán bộ kỹ thuật phụ trách theo dõi địa bàn; hướng dẫn kỹ thuật quy trình xử lý ổ dịch, kỹ thuật chôn hủy lợn bệnh, biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, biên soạn tài liệu tuyên truyền cấp phát cho các địa phương; tổ chức hội nghị, tập huấn cho lãnh đạo, cán bộ chuyên môn phòng Kinh tế/Nông nghiệp, các Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp của 10 địa phương; Các hộ chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, cơ sở sản xuất giống trên địa bàn toàn tỉnh. Thường xuyên cập nhật và tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bắng, có tổng 120 chốt kiểm dịch động vật được thành lập (gồm 02 chốt cấp tỉnh; 10 chốt cấp huyện, thành phố; 108 chốt cấp xã) kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn, các sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn. Tăng cường hoạt động của các tổ cơ động cấp xã, cấp huyện. Thực hiện truy xuất nguồn gốc lợn tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Tại các địa phương của tỉnh, các tổ, đội tiêu hủy lợn cấp xã, cấp thôn được thành lập để tăng cường giám sát và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh, hố chôn lợn bệnh được tăng cường.
Tỉnh Cao Bằng cũng có các giải pháp lâu dài. Vì vậy, ngoài việc triển khai mạnh mẽ các biện pháp chống dịch, phương án bảo vệ đàn lợn, phát triển chăn nuôi cũng được hết sức quan tâm. Tỉnh đã có các kế hoạch cụ thể, hướng dẫn các doanh nghiệp nuôi giữ giống gốc trên địa bàn tỉnh tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà, sẵn sàng phục vụ cho việc khôi phục và phát triển sản xuất của các địa phương khi có điều kiện.
Nhằm có đàn lợn giống đảm bảo chất lượng, tỉnh cũng luôn tăng cường việc kiểm soát vận chuyển lợn giống, lợn nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng dịch theo Hướng dẫn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hướng dẫn số 3708/HD-BNN-TY ngày 28/5/2019 về việc “Hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; tổ chức quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn theo quy định. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điểm chôn, tiêu hủy lợn, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, địa phương khắc phục, xử lý các sự cố đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và những hậu quả cho cộng đồng trong quá trình khử trùng, tiêu độc phòng chống dịch và tiêu hủy lợn bệnh.
Ngoài ra, tỉnh cũng khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp thu mua lợn sạch, không nhiễm bệnh để tiêu thụ, cấp trữ đông nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi và ngân sách; giữ ổn định giá lợn, có nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho nhu cầu thị trường trong thời gian tới.
3.8.1.3. Công tác phát triển đàn lợn sau dịch
Nhằm nhanh chóng phục hồi ngành chăn nuôi lợn nhưng phải đảm bảo an toàn sau dịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo quyết liệt và hướng dẫn các địa phương không nên thực hiện việc tái đàn tại các xã, phường, thị trấn đang xảy ra dịch, các hộ có lợn bị bệnh dịch trong thời gian qua. Việc tái đàn chỉ khuyến khích áp dụng đối với các hộ,
doanh nghiệp chăn nuôi nằm trong vùng Dịch tả lợn châu Phi cấp xã đã qua 60 ngày không phát sinh dịch, thực hiện triệt để công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại mới được tái đàn và phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về công tác vệ sinh, phòng dịch.
Hiện nay, tình hình tái đàn ở tỉnh chỉ mang tính cầm chừng, thăm dò (khoảng 20%), chủ yếu tại cơ sở chủ động được nguồn giống. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (5 - 20 con) hiện vẫn đang để trống chuồng, nhất là các hộ có lợn bị bệnh buộc tiêu hủy trong thời gian qua.
Luật Chăn nuôi 2018 đã có hiệu lực, do đó, tỉnh cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo sát sao việc quản lý các hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy định. Cụ thể như: các hộ nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi buộc phải di dời hoặc dừng hoạt động chăn nuôi; các hộ nằm trong khu vực được phép chăn nuôi phải đảm bảo các quy định về mật độ nuôi, quy mô nuôi, khoảng cách đến các đối tượng chịu ảnh hưởng... do đó, chủ trương của ngành chỉ khuyến khích các cơ sở đủ điều kiện, chủ động nguồn giống sạch bệnh, thực hiện cải tạo hạ tầng đảm bảo an toàn sinh học để đầu tư nuôi mới.
Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, thời gian tới, tỉnh Cao Bằng cũng tiếp tục khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT, ngày 06/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Hướng dẫn số 488/HD- UBND ngày 02/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng; Hướng dẫn thực
hiện Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND, ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng. Tính đến nay, toàn tỉnh có tổng số 33 dự án đang triển khai, trong đó liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi có 17 dự án đang triển khai, có 10 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và có hiệu quả bước đầu.
3.8.2. Thiệt hại kinh tế do bệnh Dịch tả lợn châu Phi gây ra
Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 10 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt kinh phí để chủ động thực hiện các nội dung phòng, chống, khống chế và ngăn chặn dịch bệnh trên 10 tỷ đồng. Đến hết tháng 12/2020, Cao Bằng đã có 6.353 lợn bệnh phải tiêu hủy, kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi của các huyện, thành phố đã phải chi trả lên đến trên 10 tỷ đồng. Kết quả cụ thể về kinh phí thiệt hại do dịch bệnh gay ra ở các địa phương được thể hiện chi tiết qua bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kinh phí tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả châu Phi tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cao Bằng trong năm 2020
TT Huyện, thành phố, thị xã Số liệu đến 31/12/2020 Số lợn tiêu hủy (con) Số tiền đã hỗ trợ tiêu hủy (đồng) Chi phí khác cho tiêu hủy, phòng chống bệnh (đồng) Tổng chi phí (đồng) 1 Bảo Lâm 219 181.520.000 907.600 5.445.600 2 Bảo Lạc 422 535.585.000 2.677.925 16.067.550 3 Nguyên Bình 377 542.915.000 2.714.575 16.287.450 4 Hạ Lang 1.216 1.830.365.000 9.151.825 54.910.950 5 Hà Quảng 240 324.475.000 1.622.375 9.734.250 6 Quảng Hòa 349 576.425.000 2.882.125 17.292.750 7 Thạch An 806 1.403.675.000 7.018.375 42.110.250 8 Hòa An 242 448.495.000 2.242.475 13.454.850 9 Trùng Khánh 1.860 3.349.325.000 16.746.625 100.479.750 10 Thành Phố 622 841.142.500 4.205.713 25.234.275 Tổng 6.353 10.033.922.500 50.169.613 301.017.675
Bảng 3.8 cho thấy: Thiệt hại do bệnh Dịch tả lợn châu Phi là hết sức nghiêm trọng. Tỉnh Cao Bằng đã thiệt hại trên 10 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh gây ra. Ngoài kinh phí phải chi trả để hỗ trợ công tác tiêu hủy và phòng chống bệnh, khi dịch bệnh xảy ra, tỉnh đã phải huy động rất nhiều nhân lực tham gia trong suốt thời gian có dịch. Và vấn đề môi trường sau khi thực hiện tiêu hủy lợn, mặc dù đã được quan tâm sát sao, nhưng cũng có thể không tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt về sau.
Do tính chất lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao, nên tại Liên bang Nga, Anonymous (2012) cho biết, ASF đã tồn tại từ năm 2008 và nhanh chóng lan rộng. Hơn 600.000 con lợn đã chết hoặc bị tiêu hủy từ năm 2007 đến giữa năm 2012 do ASF. Tổng thiệt hại của Liên Bang Nga trong 5 năm đó là rất lớn, bao gồm cả những khoản chi gián tiếp, ước tính khoảng 30 tỷ RUB tương đương 1 tỷ USD và tương ứng khoảng 23.000 tỷ VNĐ.
3.9. Xây dựng bản đồ dịch tễ lợn mắc bệnh Dịch tả châu Phi tại tỉnh Cao Bằng Cao Bằng
Để thấy rõ diễn biến dịch bệnh nhằm đề ra các biện pháp phòng chống dịch khả thi và hiệu quả nhất, đồng thời giúp cho việc nâng cao hiệu quả công tác