3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.11.6. Giải pháp về thông tin tuyên truyền, báo cáo dịch
Ở địa bàn biên giới: Tăng cường tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân nơi biên giới không tham gia mua bán, vận chuyển, nhập lậu lợn và các sản phẩm từ lợn; tuyên truyền tính nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi để mọi người cùng phối hợp phòng chống;
Ở các địa phương khác trong tỉnh: Phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin tuyên truyền; thực hiện đăng bài, đưa tin trên các phương tiện thông tin, loa phát thanh, băng rôn, áp phích, tờ rơi để người dân biết, chủ động phòng, chống dịch.
Thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về chính sách hỗ trợ, tình hình dịch bệnh đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn.
Thực hiện chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh và kết quả phòng chống dịch bệnh theo quy định.
Căn cứ vào kết quả theo dõi, nghiên cứu và các văn bản quy định của Nhà nước, chúng tôi tổng hợp và đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả như sau:
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA LỢN MẮC BỆNH:
+ Sốt đột ngột, sốt cao 40,5 - 42 độ + Giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, ho, khó thở, viêm khớp, đi lại khó khăn...
+ Vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể màu sẫm xanh tím.
+ Thời gian ủ bệnh thừ 3 -15 ngày.
BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi
Thường xuyên vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi, sau
mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn
Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho tặng của các tổ chức, cá nhân Thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi bằng vôi
bột hoặc hóa chất
Tuân thủ các quy định về quản lý, kiểm dịch buôn bán lợn và các sản
phẩm của lợn
Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với đàn lợn; kịp thời phát
hiệ, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị
bệnh, nghi bị bệnh Khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị
bệnh phải thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời
KHI PHÁT HIỆN DỊCH BỆNH CẦN THỰC HIỆN Vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng ít nhất 1 lần/ tuần Theo dõi đàn lợn, áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi
Vệ sinh khử trùng người, phương tiện ra vào khu chăn nuôi
Lấy mẫu xét nghiệm khi nghi mắc bệnh
Tiêu hủy toàn bộ số lợn của hộ chăn nuôi có dịch.
Tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực có dịch, đường ra vào ổ dịch và các
khu vực có nguy cơ cao
Lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ tiêu thụ sản phẩm thịt
lợn vùng có dịch
Tổng rà soát, thống kê tình hình các đàn lợn trên địa bànvà các địa phương khác trên địa
bàn tỉnh
Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng; Thông tin kịp thời cho cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương khi nào phát hiện lợn bệnh
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ