Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh dịch tả lợn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Cao Bằng và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 66 - 69)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.10.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh dịch tả lợn

triệu chứng điển hình sau: sốt, biến đổi màu sắc trên da tại một số bộ phận như tai có biểu hiện màu xanh tím, da xuất huyết tạo mảng đỏ hay xuất hiện các điểm xanh tím hình cúc áo. Ngoài ra ở lợn nái còn có biểu hiện tại vùng da mỏng xuất hiện các nốt màu xanh tím, lòi dom, chảy máu từ lỗ tự nhiên với tỷ lệ xuất hiện là 87,87%, nằm liệt không đứng dậy được (75,75%), sảy thai (60,60%).

Mặc khác, một số triệu chứng có tỷ lệ khác nhau giữa các loại lợn: tỷ lệ bỏ ăn trên lợn thịt là cao nhất (96,12%), lợn đực giống (94,44%), lợn con (93,14%), thấp nhất ở lợn nái (90,90%); hậu môn có máu ở lợn con chiếm 16,50% số lợn khảo sát, ở lợn thịt chiếm 10,85% số lợn khảo sát. Ở lợn thịt, chúng tôi phát hiện thấy một tỷ lệ nhỏ (13,59%) lợn bệnh có các nốt hoại tử trên da màu xanh tím. Ở lợn đực giống còn có biểu hiện khó thở (77,77%), vận động khó khăn (66,66%).

3.10.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi châu Phi

Để có kết quả so sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi và lợn khỏe, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu máu của 5 lợn khỏe và 5 lợn bệnh.

Kết quả về sự thay đổi một số chỉ số bạch cầu của lợn khỏe và lợn bị bệnh DTLCP được thể hiện ở bảng 3.10.

Kết quả bảng 3.10 cho thấy: có sự sai khác về số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu giữa lợn bị bệnh DTLCP và lợn khỏe rõ rệt (P<0,05).

Bảng 3.10. Một số chỉ số hồng cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh Dịch tả châu Phi TT Chỉ tiêu xét nghiệm Lợn khỏe (n = 5) (XmX) Lợn bệnh (n = 5) (XmX) Mức ý nghĩa (P)

1 Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 8,84±0,17 7,40±0,31 < 0,05 2 Hàm lượng huyết sắc tố (g/l) 179,54±6,39 134,14±13,23 < 0,01

3 Tỷ khối hồng cầu (%) 58,25±1,12 45,27±3,98 < 0,01

4 Thể tích trung bình hồng cầu (fl) 65,97±0,53 57,68±0,24 < 0,001 5 Lượng huyết sắc tố trung bình hồng

cầu (pg) 21,06±0,38 15,78±0,61 < 0,001

6 Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng

cầu (g/l) 309,27±6,97 281,31±7,99 < 0,05

Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu của lợn mắc bệnh DTLCP đều giảm hơn so với lợn khỏe. Điều này có thể được lý giải: do sự xâm nhiễm của virus gây dung huyết vì vậy làm giảm số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố. Bên cạnh đó, lợn mắc bệnh DTLCP còn có hiện tượng máu bị loãng và chảy máu từ các lỗ tự nhiên gây mất máu, bạch cầu tăng quá cao cũng có thể tiêu diệt hồng cầu và tiểu cầu. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn logic về mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý máu.

Sự thay đổi về số lượng các loại bạch cầu trong máu cũng có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh DTLCP. Kết qủa về sự thay đổi một số chỉ số bạch cầu của lợn khỏe và lợn bị bệnh DTLCP được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Một số chỉ số bạch cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi TT Chỉ tiêu xét nghiệm Lợn khỏe (n = 5) (XmX) Lợn bệnh (n = 5) (XmX) Mức ý nghĩa (P) 1 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 14,21±1,03 22,95±2,04 < 0,001 2 Bạch cầu ái toan (%) 4,28±0,49 9,61±0,97 < 0,001 3 Bạch cầu ái kiềm (%) 1,51±0,20 1,84±0,73 > 0,1 4 Bạch cầu trung tính (%) 43,17±1,96 41,76±3,27 > 0,1 5 Bạch cầu đơn nhân (%) 4,08±1,45 12,66±1,09 < 0,001 6 Bạch cầu lympho (%) 51,01±0,87 43,25±4,89 < 0,05

Kết quả bảng 3.11 cho thấy:

Số lượng bạch cầu của lợn bệnh có sự sai khác với lợn khỏe rõ rệt (P<0,001). Số lượng bạch cầu của lợn bệnh cao hơn hẳn so với lợn khỏe (22,95±2,04 nghìn/mm3 so với 14,21±1,03 nghìn/mm3), trong đó, các loại bạch cầu ái toan, bạch cầu đơn nhân tăng lên rõ rệt (P<0,001) so với lợn khỏe, bạch cầu ái kiềm tăng hơn một chút so với lợn khỏe; còn bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho của lợn mắc bệnh giảm thấp hơn so với lợn khỏe.

Cao Văn và cs. (2003) cho biết: Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng hai cách: thực bào và sinh kháng thể, số lượng bạch cầu tăng lên là chỉ tiêu phản ánh chức năng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố bệnh lý; Bạch cầu trung tính giữ vai trò quan trọng do tác dụng di chuyển, thực bào, diệt khuẩn bảo vệ cơ thể. Bạch cầu trung tính giảm chủ yếu do tuỷ xương bị ức chế vì độc tố của virus. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này, độc tố của virus DTLCP cũng gây ra sự ức chế này.

Từ kết quả ở bảng 3.10 và 3.11, cho thấy: Lợn bị bệnh DTLCP có sự thay đổi rõ rệt một số chỉ tiêu huyết học so với lợn khoẻ. Những thay đổi như: một số chỉ số hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu trung tính giảm thấp, đây là một trong những biểu hiện do virus xâm nhập và tấn công vào cơ thể lợn bệnh gây ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Cao Bằng và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)