Bản đồ dịch tễ lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Cao Bằng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Cao Bằng và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 64)

3.10. Một số đặc điểm bệnh lý của bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Cao Bằng Cao Bằng

3.10.1. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi

Qua điều tra, chúng tôi tiến hành theo dõi các triệu chứng lâm sàng của từng loại lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, kết quả được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh Dịch tả châu Phi

Loại lợn Triệu chứng lâm sàng Số lợn theo dõi (con) Số lợn có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) Lợn con Sốt trên 400C 102 90 88,24

Xuất huyết tạo mảng đỏ trên da lợn mắc bệnh 101 99,02

Bỏ ăn 95 93,14

Hậu môn có máu 17 16,67

Lợn nái

Sốt trên 400C

33

31 93,93

Vùng bụng dưới tạo mảng đỏ, sùi bọt mép 32 96,96

Vùng da mỏng xuất hiện các nốt màu xanh tím,

lòi dom, chảy máu từ lỗ tự nhiên 29 87,87

Bỏ ăn 30 90,90

Nằm liệt không đứng dậy được 25 75,75

Sảy thai 20 60,60 Lợn thịt Sốt trên 400C 258 247 95,57

Da lợn có biểu hiện xuất huyết mảng đỏ 249 96,51

Tai có biểu hiện xanh tím 237 91,86

Bỏ ăn 248 96,12

Hậu môn có máu 28 10,85

Nốt hoại tử trên da màu xanh tím 35 13,56

Vận động xiêu vẹo, liệt hai chân sau 195 75,58

Lợn đực giống Sốt trên 400C 18 17 94,44

Da lợn có biểu hiện xuất huyết mảng đỏ 16 88,88

Bỏ ăn 17 94,44

Tai có biểu hiện xanh tím 15 83,33

Lợn có biểu hiện khó thở 14 77,77

Bảng 3.9 cho thấy:

Khi mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi, hầu hết lợn bệnh đều có các triệu chứng điển hình sau: sốt, biến đổi màu sắc trên da tại một số bộ phận như tai có biểu hiện màu xanh tím, da xuất huyết tạo mảng đỏ hay xuất hiện các điểm xanh tím hình cúc áo. Ngoài ra ở lợn nái còn có biểu hiện tại vùng da mỏng xuất hiện các nốt màu xanh tím, lòi dom, chảy máu từ lỗ tự nhiên với tỷ lệ xuất hiện là 87,87%, nằm liệt không đứng dậy được (75,75%), sảy thai (60,60%).

Mặc khác, một số triệu chứng có tỷ lệ khác nhau giữa các loại lợn: tỷ lệ bỏ ăn trên lợn thịt là cao nhất (96,12%), lợn đực giống (94,44%), lợn con (93,14%), thấp nhất ở lợn nái (90,90%); hậu môn có máu ở lợn con chiếm 16,50% số lợn khảo sát, ở lợn thịt chiếm 10,85% số lợn khảo sát. Ở lợn thịt, chúng tôi phát hiện thấy một tỷ lệ nhỏ (13,59%) lợn bệnh có các nốt hoại tử trên da màu xanh tím. Ở lợn đực giống còn có biểu hiện khó thở (77,77%), vận động khó khăn (66,66%).

3.10.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi châu Phi

Để có kết quả so sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi và lợn khỏe, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu máu của 5 lợn khỏe và 5 lợn bệnh.

Kết quả về sự thay đổi một số chỉ số bạch cầu của lợn khỏe và lợn bị bệnh DTLCP được thể hiện ở bảng 3.10.

Kết quả bảng 3.10 cho thấy: có sự sai khác về số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu giữa lợn bị bệnh DTLCP và lợn khỏe rõ rệt (P<0,05).

Bảng 3.10. Một số chỉ số hồng cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh Dịch tả châu Phi TT Chỉ tiêu xét nghiệm Lợn khỏe (n = 5) (XmX) Lợn bệnh (n = 5) (XmX) Mức ý nghĩa (P)

1 Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 8,84±0,17 7,40±0,31 < 0,05 2 Hàm lượng huyết sắc tố (g/l) 179,54±6,39 134,14±13,23 < 0,01

3 Tỷ khối hồng cầu (%) 58,25±1,12 45,27±3,98 < 0,01

4 Thể tích trung bình hồng cầu (fl) 65,97±0,53 57,68±0,24 < 0,001 5 Lượng huyết sắc tố trung bình hồng

cầu (pg) 21,06±0,38 15,78±0,61 < 0,001

6 Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng

cầu (g/l) 309,27±6,97 281,31±7,99 < 0,05

Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu của lợn mắc bệnh DTLCP đều giảm hơn so với lợn khỏe. Điều này có thể được lý giải: do sự xâm nhiễm của virus gây dung huyết vì vậy làm giảm số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố. Bên cạnh đó, lợn mắc bệnh DTLCP còn có hiện tượng máu bị loãng và chảy máu từ các lỗ tự nhiên gây mất máu, bạch cầu tăng quá cao cũng có thể tiêu diệt hồng cầu và tiểu cầu. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn logic về mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý máu.

Sự thay đổi về số lượng các loại bạch cầu trong máu cũng có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh DTLCP. Kết qủa về sự thay đổi một số chỉ số bạch cầu của lợn khỏe và lợn bị bệnh DTLCP được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Một số chỉ số bạch cầu lợn khỏe và lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi TT Chỉ tiêu xét nghiệm Lợn khỏe (n = 5) (XmX) Lợn bệnh (n = 5) (XmX) Mức ý nghĩa (P) 1 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 14,21±1,03 22,95±2,04 < 0,001 2 Bạch cầu ái toan (%) 4,28±0,49 9,61±0,97 < 0,001 3 Bạch cầu ái kiềm (%) 1,51±0,20 1,84±0,73 > 0,1 4 Bạch cầu trung tính (%) 43,17±1,96 41,76±3,27 > 0,1 5 Bạch cầu đơn nhân (%) 4,08±1,45 12,66±1,09 < 0,001 6 Bạch cầu lympho (%) 51,01±0,87 43,25±4,89 < 0,05

Kết quả bảng 3.11 cho thấy:

Số lượng bạch cầu của lợn bệnh có sự sai khác với lợn khỏe rõ rệt (P<0,001). Số lượng bạch cầu của lợn bệnh cao hơn hẳn so với lợn khỏe (22,95±2,04 nghìn/mm3 so với 14,21±1,03 nghìn/mm3), trong đó, các loại bạch cầu ái toan, bạch cầu đơn nhân tăng lên rõ rệt (P<0,001) so với lợn khỏe, bạch cầu ái kiềm tăng hơn một chút so với lợn khỏe; còn bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho của lợn mắc bệnh giảm thấp hơn so với lợn khỏe.

Cao Văn và cs. (2003) cho biết: Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng hai cách: thực bào và sinh kháng thể, số lượng bạch cầu tăng lên là chỉ tiêu phản ánh chức năng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố bệnh lý; Bạch cầu trung tính giữ vai trò quan trọng do tác dụng di chuyển, thực bào, diệt khuẩn bảo vệ cơ thể. Bạch cầu trung tính giảm chủ yếu do tuỷ xương bị ức chế vì độc tố của virus. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này, độc tố của virus DTLCP cũng gây ra sự ức chế này.

Từ kết quả ở bảng 3.10 và 3.11, cho thấy: Lợn bị bệnh DTLCP có sự thay đổi rõ rệt một số chỉ tiêu huyết học so với lợn khoẻ. Những thay đổi như: một số chỉ số hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu trung tính giảm thấp, đây là một trong những biểu hiện do virus xâm nhập và tấn công vào cơ thể lợn bệnh gây ra.

3.10.3. Biến đổi bệnh lý đại thể của lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi

Chúng tôi đã ghi lại biến đổi bệnh lý đại thể kết quả mổ khám 108 lợn chết do bệnh xuất hiện với mức độ khác nhau. Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.12.

Bảng 3.12. Các tổn thương đại thể ở lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi

TT Cơ quan Chỉ tiêu theo dõi

Số con theo dõi Số con có tổn thương Tỷ lệ (%) 1 Hạch lympho

Sung huyết, xuất huyết

108

108 100,00

Hoại tử 80 74,07

Thoái hóa 61 56,48

2 Phổi

Viêm phổi thùy 61 56,48

Viêm phế quản phổi, chứa nhiều bọt 77 71,30

Phổi sung huyết, xuất huyết 104 96,30

3 Ruột Viêm, sung huyết, xuất huyết từng điểm 98 90,74

4 Lách

Sung huyết, xuất huyết 108 100,00

Hoại tử 53 49,07

Thoái hóa 52 48,15

5 Tim Tim nhão, xuất huyết, thoái hóa 97 89,81

6 Thận

Sung huyết, xuất huyết 108 100,00

Hoại tử 61 56,48

Thoái hóa 43 39,81

7 Gan Gan sưng, sung huyết, xuất huyết từng điểm 69 63,89

8 Túi mật

Túi mật sưng to, xuất huyết ở lớp màng

Kết quả bảng 12 cho thấy:

Lợn chết do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi 100% có bệnh tích sung huyết, xuất huyết lách, thận và hạch lympho, trên 90% lợn bị sung huyết, xuất huyết ở phổi và ruột. Ngoài ra, trên 50% lợn được mổ khám có xuất hiện các tổn thương điển hình của bệnh DTLCP như: bệnh tích ở phổi (viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi, chứa nhiều bọt); hoại tử tế bào ở các cơ quan nội tạng có tỷ lệ biểu hiện từ 49,07% đến 74,07%; gan sưng, sung huyết, xuất huyết từng điểm 63,89% và túi mật sưng to, xuất huyết ở lớp màng thanh dịch của túi mật 48,15%.

Phan Thị Hồng Phúc và cs. (2021) cho thấy: Lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi có biểu hiện tổn thương đại thể đặc trưng tại một số cơ quan như: sung huyết, xuất huyết ở hạch lympho, phổi, ruột, lách, thận, gan. Ngoài ra, phổi có biểu hiện viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi; tim nhão, xuất huyết; túi mật sưng to, xuất huyết ở lớp màng thanh dịch

Qua kết quả trên cũng khẳng định, khi xét nghiệm tìm virus dịch tả lợn châu Phi, bệnh phẩm được khuyến cáo là hạch lympho vì tại đây, khả năng tìm thấy virus là cao nhất.

3.11. Đề xuất biện pháp phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Qua những kết quả nghiên cứu về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương của tỉnh Cao Bằng, kết hợp với những kết quả nghiên cứu về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất biện pháp phòng chống bệnh DTLCP để đạt hiệu quả, cụ thể sau:

3.11.1. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống DTLCP

Tỉnh cần tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống bệnh DTLCP theo đúng tinh thần chỉ đạo Chỉ thị số 34-CT/TW

của Ban Bí thư, Nghị quyết số 100/2019/QH14 của Quốc hội, Nghị quyết số 42/NQ-CPcủa Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bảo đảm tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng.

3.11.2. Các giải pháp tổng thể phòng, chống dịch bệnh

Tiếp tục triển khai các dự án, đề tài nghiên cứu để đề xuất các giải pháp tổng thể phòng, chống dịch bệnh; hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế và các nước để phòng, chống bệnh DTLCP và nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh DTLCP.

* Giải pháp về lấy mẫu, xử lý tiêu hủy lợn bệnh

Căn cứ vào tình hình thực tế và hướng dẫn lấy mẫu của cơ quan chuyên môn, các địa phương xây dựng kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện bệnh nhanh chóng và đề ra biện pháp xử lý khi có bệnh bùng phát.

* Giải pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh

Tại khu vực biên giới với Trung Quốc: UBND cấp xã chỉ đạo, bố trí hố sát trùng tại khu vực đường mòn, lối mở biên giới; Cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tham mưu cho Ban quản lý cửa khẩu bố trí hố sát trùng và thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua cửa khẩu.

UBND cấp xã tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống, điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu,…Việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa sạch.

Cơ quan chủ trì tại các trạm, chốt kiểm dịch: Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời, trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông.

Các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và chuyên môn thú y.

3.11.3. Thực hiện việc hướng dẫn, giám sát người chăn nuôi tái đàn lợn

Người chăn nuôi cần tuân thủ nguyên tắc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp cách ly, vệ sinh sát trùng và các biện pháp an toàn sinh học dưới sự giám sát của chính quyền cơ sở và các cơ quan chuyên môn; Thực hiện tốt giải pháp về chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp bổ sung chế phẩm vi sinh trong thức ăn; Thực hiện giám sát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh như thức ăn, nước uống, chất thải chăn nuôi, con người, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, động vật hoang dã, côn trùng...

Chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp sử dụng bổ sung một số chế phẩm men vi sinh, thuốc trợ sức trợ lực nhắm tăng khả năng hấp thu thức ăn, tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế dịch bệnh.

3.11.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Tỉnh cần tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, các trang trại, gia trại có điều kiện đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học được tái đàn để cung cấp các sản phẩm thịt lợn cho thị trường và bình ổn giá.

Ngoài ra, các sở ban ngành chức năng cần đề xuất xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực đông dân cư, quy định cụ thể khu vực không được phép chăn nuôi và cơ chế hỗ trợ các hộ dân có lợn bị bệnh kịp thời và nhanh chóng. Hiện nay, một số tỉnh cũng đang bước đầu triển khai có hiệu quả việc cấm chăn nuôi tại các khu vực nội thị nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

3.11.5. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch để hạn chế lây lan dịch bệnh

Các cơ quan liên ngành cần tích cực và thường xuyên tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào các tỉnh và Việt Nam bằng cách thực hiện tốt việc kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn lưu thông trong tỉnh và ra vào tỉnh tại các trục giao thông chính.

Thực hiện nghiêm các hoạt động kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ và hệ thống chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh

3.11.6. Giải pháp về thông tin tuyên truyền, báo cáo dịch

Ở địa bàn biên giới: Tăng cường tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân nơi biên giới không tham gia mua bán, vận chuyển, nhập lậu lợn và các sản phẩm từ lợn; tuyên truyền tính nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi để mọi người cùng phối hợp phòng chống;

Ở các địa phương khác trong tỉnh: Phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin tuyên truyền; thực hiện đăng bài, đưa tin trên các phương tiện thông tin, loa phát thanh, băng rôn, áp phích, tờ rơi để người dân biết, chủ động phòng, chống dịch.

Thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về chính sách hỗ trợ, tình hình dịch bệnh đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn.

Thực hiện chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh và kết quả phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Căn cứ vào kết quả theo dõi, nghiên cứu và các văn bản quy định của Nhà nước, chúng tôi tổng hợp và đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả như sau:

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA LỢN MẮC BỆNH:

+ Sốt đột ngột, sốt cao 40,5 - 42 độ + Giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, ho, khó thở, viêm khớp, đi lại khó khăn...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Cao Bằng và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 64)