Hình 4.4 : Sản lượng thu hoạch dưa theo tháng tại farm 072 EinYahav
2.6. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.6.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất
- Truyền thống kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân ta.
- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng) sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của các nghành: Nông nghiệp, lâm nghiệp,công nghiệp, xây dựng, giao thông...
+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương.
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.
+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ tốc độ gia tăng dân số qua các thời kỳ, truyền thống kinh nghiêm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
2.6.2. Quan điểm nang cao hiệu qủa sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sửu dụng đất “quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất”. - Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiễn tới sự ổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện địa hóa. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với điều kiện dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định xã hội, an ninh quốc phòng.
2.6.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường...đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà
nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mỗi quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: -Địa điểm địa lý, thổ nhưỡng.
-Tính chất đất hiện tại.
-Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất.
-Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu).
-Điều kiện sử dụng đất cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
-Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài.
-Việc nghiên cứu để dưa ra hệ thống sửu dụng đất sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như vận dụng và phát huy tiềm năng của đất , nâng cao năng suất cây trồng , góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời giữ vững được môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững đang là rất cần thiết.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU