Hình 4.4 : Sản lượng thu hoạch dưa theo tháng tại farm 072 EinYahav
4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất
4.4.1. Thuận lợi và khó khăn
Trong quá trình làm việc thực tế ngoài trang trại có thể thấy người nông dân Israel có những điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông ngiệp như nhiệt độ
cao có thể ủ đất dưới tấm plastic lớn nhằm diệt trừ sâu bệnh một cách tự nhiên không cần sửu dụng thuốc trừ sâu bệnh. Quy mô và diện tích các trang trại tập trung tại các Moshav và Kibuz thuận lợi cho việc quản lí và thu hoạch đóng gói tập trung tại một khu vực không mất công vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, khi các farm tập trung thì hệ thống nước có thể cung cấp phân phối tập trung không bị phân tán. Các gia đình làm nông ngiệp có thể liên kết với nhau nhằm trồng và xuất khẩu hàng hóa tạo nên các cộng đồng làm nông nghiệp hiệu quả
Thuận lợi của bản thân khi được trường đại học Nông Lâm Thái Nuyên tạo điều kiện học tập từ lý thuyết tới thực tế tại đất nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới, trung tâm Đào tạo và phát triển Quốc tế ITC và trung tâm ICAT tai Israel tạo mọi điều kiện tốt nhất cho mọi thực tâp sinh để giải đáp những thắc mắc và khó khăn cũng như các câu hỏi trong qúa trình nghiên cứu và học tập.
Khó khăn đối với người nông dân tại đây là vào mùa hè có khí hậu nắng nóng khắc nghiệt ảnh hưởng đến năng suất lao động, nhân công phải phụ thuộc vào nhiều quốc gia khác, các nền nông nghiệp khác ngày một áp dụng phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của Israel. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp 25 – 50mm/năm, đất đai khô cằn chủ yếu là đất cát khó khăn cho xản xuất nông nghiệp tại trang trại.
Bài học kinh nghiệm sau khi có cơ hội học tập và thực hành tại Israel chúng ta có thể học được rất nhiều từ người Do Thái từ cách quản trị con người, họ không chỉ là một người nông dân mà họ còn là một người doanh nghiệp đích thực. Họ biết tạo nên các cộng đồng Do Thái làm nông nghiệp mỗi người trong đó điều có trách nhiệm và nhiệm vụ riêng nhằm tạo ra sản phẩm được bán với giá cao và ổn định và tìm kiếm thị trường mới, từ những khó khăn sẵn có như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nắng nóng nguồn nước
hạn chế người nông dân nơi đây đã tạo nên hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm đẳm bảo đầy đủ cũng như tiết kiệm lượng nước cần tưới cho cây cũng như có thể kiểm soát được lượng phân bón dùng cho cây trồng.
4.4.2. Khả năng áp dụng tại Việt Nam
Việc áp dụng hoàn toàn những công nghệ và quy trình từ Israel về Việt Nam để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp là không thể bởi môi trường Việt Nam sẽ có những đặc thù riêng, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp vì vậy các sản phẩm nông nghiệp chất lượng tại Việt Nam có rất nhiều nhưng về quy mô và cách thức sản xuất còn manh mún không áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp một cách triệt để khó đem lại uy tín cũng như thương hiệu cho nông sản Việt Nam.
Sau khi học tập và làm việc tại các trang trại nông nghiệp Israel thì mỗi các cá nhân sau khi trở về nước có thể xây dựng nên những thương hiệu nông sản Việt Nam đạt năng suất và chất lượng cao có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới, cần tìm các thị trường tiềm năng để xuất khẩu nông sản như các nước công nghiệp và các quốc gia đông dân.
4.4.3. Giải pháp
4.4.3.1. Giải pháp về khoa học - kỹ thuật
-Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất.
- Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
- Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất.
- Hướng dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật tăng cường sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh ...
4.4.3.2. Giải pháp về thị trường
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm để người nông dân yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư.
- Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.
- Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là vấn đề quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó, để mở mang thị trường ổn định cần có các giải pháp sau:
- Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự bảo về thị trường để giúp nông dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp yêu cầu về mặt chất lượng và an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại trang trại 072, Moshav Ein Yahav, Arava, Israel em rút ra được một số kết luận sau:
Trang trại 072 là trang trại với hoạt động sản xuất dưa lưới là nguồn thu nhập chính của chủ farm, trang trại 072 nằm ở vùng có vị trí, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất cay dưa năng suất cây trồng đạt được khá cao.
Diện tích trồng dưa lưới là 55 dunam (55 000 m2), cho sản lượng thu hoạch 468 tấn là nguồn xuất khẩu chủ yếu của nông trại.
Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra kiểu sử dụng đất thích hợp và có triển vọng cho trang trại 072 là trồng dưa lưới.
Trang trại 072 đạt hiệu quả sử dụng đất cao, nhờ các hoạt động canh tác của trang trại, một diện tích đất cằn trơ sỏi đá được cải tạo và được sử dụng hiệu quả diện tích che phủ được tăng lên. Hoạt động canh tác đã giúp tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động đem lại hiểu quả về kinh tế, xã hội và môi trường cao.
5.2. Kiến nghị
Nhà trường và trung tâm nên tổng hợp và lưu trữ những nghiên cứu và số liệu thực tế để các sinh viên và những người quan tâm có thể thăm khảo một cách đơn giản và thuận tiện nhất, có sự liên kết giữa nhà trường và các bạn thực tập sinh hàng năm có cơ hội thực tập tại các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhằm giải đáp các thắc mắc cho các bạn sinh viên đang học tập tại trường không có cơ hội tham gia trực tiếp vào nông nghiệp tại nước ngoài. Tạo nên kênh kết nối cho người nông dân Việt Nam về những vấn đề về nông nghiệp hàng ngày với những người nông dân tại Israel qua các bạn thực tập sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1.Nguyễn Thế Đặng, 1999, Giáo trình Đất, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
2.Lương Văn Hinh, 2003, Giáo trình Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đai (giáo trình dung cho hệ đại học), Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
3.Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật đất đai 2013, Nxb Chính Trị Quốc gia.
4.Nông Thị Thu Huyền (2018) “Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc kạn”. Luận án tiến sĩ, trường Đại học nông lâm Thái Nguyên
5.Hội khoa học đất (2015) “Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam”, Hội thảo quốc gia Đất Việt Nam - Hiện trạng sử dụng đất và thách thức, NXB Nông nghiệp, Hà nội
6.Nguyễn Quang Thi (2017), "Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
II. Tiếng Anh
7.https://en.wikipedia.org/wiki/Arabah 8.Phương pháp đánh giá đất đai của FAO 9.https://vi.wikipedia.org/wiki/Israel
10. https://en.wikipedia.org/wiki/EinYahav,_Israel
11. https://www.freshplaza.com/article/181177/OVERVIEW-GLOBAL- MELON-MARKET/