Phương pháp xác định tính chất của vật liệu dệt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xử lý kháng khuẩn cho vải viscose bằng nano bạc tổng hợp xanh và fibroin tơ tằm (Trang 93)

9. Kết cấu của luận án

2.3.5. Phương pháp xác định tính chất của vật liệu dệt

2.3.5.1. Phương pháp đo màu quang phổ

Sự biến đổi màu sắc của các mẫu vải viscose trước và sau khi xử lý bằng Fib và AgNPs được đánh giá thông qua phương pháp đo màu quang phổ trên thiết bị Ci4200 Spectrophotometer của hãng X-rite với nguồn sáng D65, góc quan sát 10

theo tiêu chuẩn ISO 105-J02:1997 [197]. Kết quả đo màu được thể hiện theo hệ không gian màu CIE Lab với các thông số màu L, a, b, C và h.

2.3.5.2. Phương pháp kiểm tra độ thoáng khí của vải

Độ thoáng khí của vải được đặc trưng bằng thể tích khí đi qua một đơn vị diện tích của vải trong một đơn vị thời gian khi giữa hai mặt vải có chênh lệch áp suất. Luận án xác định độ thoáng khí của các mẫu vải theo tiêu chuẩn TCVN5092:2009 [198] trên thiết bị MOZIA Air Permeability Tester, Mỹ.

2.3.5.3. Phương pháp kiểm tra độ mao dẫn theo phương ngang

Độ mao dẫn theo phương ngang là khả năng dẫn chất lỏng theo chiều ngang và xuyên qua vải ở điều kiện khí hậu và thời gian qui định. Các mẫu vải trước và sau khi xử lý bằng fibroin được đánh giá độ mao dẫn theo tiêu chuẩn AATCC 198 - 2011 [199] trên dụng cụ đo mao dẫn.

2.3.5.4. Phương pháp kiểm tra độ rủ của vải

Độ rủ của vải thể hiện khả năng vải tạo thành những vòng uốn khúc ở trạng thái treo và độ mềm rủ của vải được tạo thành là do chính khối lượng của bản thân chúng. Độ rủ của các mẫu vải viscose trước và sau xử lý bằng fibroin được xác định theo tiêu chuẩn NF G07-109 [200] bằng thiết bị đo độ rủ.

75

2.3.5.5. Phương pháp kiểm tra sự phục hồi nếp gấp của vải

Sự phục hồi nếp gấp là khả năng phục hồi trạng thái ban đầu của vải sau khi đã bỏ lực tác dụng làm vải bị gấp nếp. Trong nghiên cứu này, sự phục hồi nếp gấp của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 7425:2004 [201] bằng thiết bị xác định góc hồi nhàu.

2.3.5.6. Phương pháp kiểm tra độ bền kéo đứt của vải

Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của các mẫu vải được xác định theo tiêu chuẩn ISO 13934-1:2013 [202] trên thiết bị Tensilon RT-1250A và Tenso Lab 3 2512A, Mesdan, Italy. Quy trình xác định độ bền kéo đứt của các mẫu vải trước và sau xử lý được trình bày trong Phụ lục 3.

2.3.5.7. Phương pháp xác định khả năng hút ẩm, thải ẩm của vải

Độ ẩm của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 1750:1986 [203] dựa trên nguyên tắc dùng tủ sấy để tách thành phần nước chứa trong vải và dùng công thức để tính toán, sử dụng cân phân tích có độ chính xác đến 0,001 g. Độ thải ẩm của vải là hiệu số của độ ẩm tối đa sau 24 giờ để mẫu trong môi trường chuẩn và độ ẩm của mẫu tại các thời điểm làm khô mẫu.

2.3.5.8. Phương pháp xác định độ thông hơi nước của vải

Độ thông hơi nước của vải là khả năng vải cho lượng hơi nước xuyên qua nó từ một môi trường không khí ẩm cao đến môi trường không khí ẩm thấp hơn. Luận án xác định độ thông hơi nước của vải trước và sau xử lý theo tiêu chuẩn UNI 4818- 26 [204]. Nguyên lý và các bước thực hiện được mô tả trong Phụ lục 3.

Các thí nghiệm đánh giá tính chất cơ lý của vật liệu dệt được thực hiện tại Trung tâm Thí nghiệm Vật liệu Dệt may - Da giầy, Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

2.4. Kết luận chương 2

Để đạt được các mục tiêu của luận án, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu bao gồm:

Đối tượng nghiên cứu: vải viscose dệt thoi, nano bạc tổng hợp xanh sử dụng dịch chiết quả Bồ hòn, lá Huyết dụ làm chất khử và fibroin tơ tằm.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình tổng hợp AgNPs bằng phương pháp hóa học xanh sử dụng dịch chiết quả Bồ hòn và lá Huyết dụ. Đánh giá đặc tính (UV-Vis, TEM, FTIR, XRD và TGA) và hoạt tính kháng khuẩn của AgNPs tổng hợp được (CLSI).

- Nghiên cứu hòa tan và tái sinh fibroin tơ tằm trong các hệ dung môi, dung dịch, tái sinh fibroin tơ tằm trên vải viscose và đánh giá khả năng tái sinh của fibroin trên vải (OM, SEM, EDX, FTIR, nhuộm màu, đánh giá tính chất cơ lý và Kjeldahl).

- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện công nghệ xử lý kháng khuẩn cho vải viscose bằng AgNPs tổng hợp xanh và fibroin tơ tằm để đảm bảo độ bền kháng khuẩn, đánh giá độ bền kháng khuẩn của vải sau xử lý (AATCC 90-2011, AATCC 147-2004, ASTM E2149-10) và đặc tính của vải (màu sắc, FTIR, SEM, EDX, AAS và Kjeldahl).

- Đánh giá một số tính chất tiện nghi của vải viscose được xử lý bằng nano bạc tổng hợp xanh và fibroin tơ tằm theo các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước.

76

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng hợp nano bạc bằng phương pháp hóa học xanh

3.1.1. Sử dụng dịch chiết quả Bồ hòn làm chất khử

3.1.1.1. Kết quả chiết tách và tổng hợp nano bạc

a. Hàm lượng saponin có trong dịch chiết quả Bồ hòn

Các nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết quả Bồ hòn chứa các hợp chất như saponin, flavonoid, carbohydrate… có khả năng khử ion bạc thành nano bạc [88, 90]. Mặc dù khó có thể khẳng định chất nào đóng vai trò là chất khử chính trong quá trình tổng hợp AgNPs nhưng các hợp chất này đều có khả năng khử ion bạc và đồng thời là chất ổn định và chất bảo vệ AgNPs tạo thành [88-90]. Trong đó, saponin, một chất hoạt động bề mặt sinh học chiếm hàm lượng lớn có trong dịch chiết quả Bồ hòn, có vai trò chính là ổn định AgNPs tạo thành. Tuy nhiên, hàm lượng các chất có trong dịch chiết quả Bồ hòn phụ thuộc vào thổ nhưỡng, thời gian thu hoạch, phương pháp chiết xuất… [81, 205]. Vì vậy, xác định hàm lượng các hợp chất này, đặc biệt là saponin trong dịch chiết quả Bồ hòn đóng vai trò quan trọng trong việc định lượng yếu tố khử trong quá trình tổng hợp nano bạc.

Trong nghiên cứu này, hàm lượng saponin trong dịch chiết được xác định bằng phương pháp chiết trong dung môi metanol. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.1. Dịch chiết quả Bồ hòn sau đó được pha loãng đến nồng độ saponin đạt 0,5 g/l dùng để tổng hợp nano bạc.

Bảng 3.1: Hàm lượng saponin có trong dịch chiết quả Bồ hòn

Hàm lượng saponin trong chất rắn chiết được (%mSa)

Hàm lượng Saponin trong dung dịch CSa (g/l)

86,5  0,8 54,3  3,3

b. Ảnh hưởng của nồng độ AgNO3

Để xác định được điều kiện tối ưu tổng hợp nano bạc, luận án sử dụng phổ hấp thụ phân tử UV-Vis để đánh giá sự hình thành, sự ổn định, hình thái của nano bạc khi thay đổi điều kiện tổng hợp. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ bạc nitrat (AgNO3) và thời gian phản ứng đến đặc tính hạt nano bạc tạo thành.

Ảnh hưởng của các nồng độ AgNO3 10, 20, 30, 40, 50 mM tới quá trình tổng hợp nano bạc được khảo sát ở các điều kiện phản ứng: nhiệt độ 50℃, thời gian 12 giờ, nồng độ saponin 0,5 g/l, các điều kiện khác không thay đổi. Hình 3.1 thể hiện sự biến đổi màu sắc và kết quả đo UV-Vis của dung dịch trong quá trình tổng hợp nano bạc khi thay đổi nồng độ AgNO3. Ta thấy, hỗn hợp phản ứng chuyển sang màu vàng nâu là do hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt (SPR: Surface plasmon resonance) của nano bạc tạo thành [63, 206, 207]. Các mẫu dung dịch nano bạc sau quá trình tổng hợp được ly tâm, siêu âm 2 lần để loại các chất phản ứng (AgSa) và tiến hành đo UV-Vis.

77

Hình 3.1: Màu sắc và phổ UV-Vis của dung dịch Sa và AgSa khi thay đổi nồng độ AgNO3 phản ứng.

Kết quả đo UV-Vis trên Hình 3.1 là cho thấy dịch chiết quả Bồ hòn (Sa) không có peak hấp thụ trong khi AgSa có peak hấp thụ cực đại rõ ràng xung quanh bước sóng 428 nm. Điều này chứng tỏ có sự hình thành nano bạc do có hiện tượng SPR [88-90]. Thêm nữa, theo các tài liệu đã công bố về AgNPs tổng hợp xanh, peak xuất hiện tại bước sóng 428 nm là hiện tượng SPR của AgNPs hình cầu, có kích thước trong khoảng 10 - 30 nm [68, 88]. Từ Hình 3.1 cho thấy cường độ hấp thụ cực đại cao nhất tại bước sóng 428 nm tương ứng với nồng độ bạc nitrat là 30 mM. Khi tiếp tục tăng nồng độ AgNO3 thì cường độ peak hấp thụ giảm xuống, peak rộng hơn và dịch chuyển về phía bước sóng dài hơn. Điều này là do nồng độ AgNO3 cao hơn thì tốc độ phản ứng nhanh, hạt nano bạc tạo thành có kích thước lớn hơn và số lượng ít đi [207]. Dựa trên kết quả phân tích này, luận án đã chọn nồng độ AgNO3 30 mM để khảo sát ảnh hưởng thời gian phản ứng.

Hình 3.2: Màu sắc và phổ UV-Vis của AgSa khi thay đổi thời gian tổng hợp.

c. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng

Luận án đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phản ứng 4, 8, 12, 16 và 24 giờ đến đặc tính của hạt nano bạc được tổng hợp ở điều kiện: nhiệt độ 50℃, nồng độ

Sa 10mM 20mM 30mM 40mM 50mM 300 400 500 600 700 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 Abso rb an ce (a .u) Wavelength (nm) SME 10 mM 20 mM 30 mM 40 mM 50 mM Cư ờn g độ hấ p thụ (a.u) Bước sóng (nm) Sa

0 giờ 4 giờ 8 giờ 12 giờ 16 giờ 24 giờ

300 400 500 600 700 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 Abso rb an ce (a .u) Wavelength (nm) 4 h 8 h 12 h 16 h 24 h Cư ờn g độ hấ p thụ (a.u) Bước sóng (nm)

78

AgNO3 30mM, nồng độ saponin 0,5 g/l, các điều kiện khác không thay đổi. Hình 3.2 thể hiện sự biến đổi màu sắc và phổ UV-Vis của dung dịch AgSa trong quá trình tổng hợp nano bạc theo thời gian. Kết quả cho thấy sự xuất hiện peak hấp thụ cực đại tại bước sóng 425 nm sau 4 giờ phản ứng. Khi tăng thời gian phản ứng lên đến 12 giờ, peak hấp thụ cực đại hẹp hơn và cường độ peak tăng dần. Tuy nhiên, khi thời gian phản ứng tiếp tục tăng đến 24 giờ thì cường độ peak hấp thụ tăng chậm lại và bước sóng hấp thụ cực đại dịch chuyển về phía có bước sóng dài hơn từ 425 nm đến 430 nm. Hiện tượng này có thể do kích thước của nano bạc tăng lên hoặc chúng kết tụ với nhau [207]. Từ kết quả phân tích này, luận án đã chọn thời gian phản ứng là 12 giờ là phù hợp nhất trong giới hạn nghiên cứu.

Dựa trên kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ AgNO3 và thời gian phản ứng, luận án đã xác định được điều kiện tổng hợp AgSa tối ưu là nhiệt độ 50℃, thời gian 12 giờ, nồng độ AgNO3 30 mM và dịch chiết quả Bồ hòn có nồng độ saponin 0,5 g/l. Điều kiện này được sử dụng để tổng hợp nano bạc cho các phân tích đánh giá tiếp theo.

3.1.1.2. Đặc tính của hạt nano bạc AgSa

Nano bạc AgSa được tổng hợp ở điều kiện phản ứng đã chọn và khảo sát đặc tính hình thái, kích thước hạt bằng kính hiển vi điện tử truyền qua HR-TEM. Ảnh HR-TEM của AgSa ở mức độ phóng đại 100k và 800k và biểu đồ phân bố kích thước hạt (Hình 3.3a-c) cho thấy các hạt nano bạc có dạng hình cầu, kích thước từ 10 - 25 nm và kích thước trung bình của hạt là 17,3 nm. Kết quả này phù hợp với nhận định trong phân tích UV-Vis và các tài liệu đã được công bố về tổng hợp nano bạc bằng phương pháp hóa học xanh [44, 91]. Saponin là chất hoạt động bề mặt tự nhiên, thành phần chính trong dịch chiết quả Bồ hòn, nên có khả năng bao bọc các hạt nano bạc tạo thành. Điều này không chỉ giúp kiểm soát được tốc độ phản ứng mà còn hạn chế sự kết tụ của các hạt nano bạc do quá trình va chạm. Vì vậy, hạt AgSa thu được sau quá trình tổng hợp phân tán tốt và ổn định trong dung dịch.

Hình 3.3: Ảnh TEM của AgSa và biểu đồ phân bố kích thước hạt. (a)×100k và (b) ×800k và (c) biểu đồ phân bố kích thước của hạt AgSa.

Để xác định cấu trúc tinh thể của nano bạc tổng hợp được, luận án thực hiện phân tích nhiễu xạ tia X (XRD). Hình 3.4a là giản đồ XRD của AgSa cho thấy các peak nhiễu xạ tia X ở góc 2: 38,20°; 43,76°; 64,42° và 77,77° tương ứng với các mặt phẳng tinh thể (111), (200), (220) và (311). Kết quả phân tích này cho thấy AgSa có cấu trúc lập phương tâm mặt như các nghiên cứu đã công bố [29, 30, 71]. Điều này khẳng định nano bạc đã được tổng hợp thành công từ phản ứng giữa AgNO3 và dịch chiết quả Bồ hòn. 50.0nm 10.0nm (a) (b) (c) 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 0 3 6 9 12 15 18 Di stributio n (%) Particle size (nm) 30 25 20 15 10 5 0

79

Hình 3.4: Giản đồ XRD của AgSa (a) vàphổ FTIR của Sa và AgSa (b).

Như đã trình bày trong phần tổng quan, dịch chiết từ quả Bồ hòn chứa nhiều hợp chất hữu cơ có thể đóng vai trò là chất khử và chất ổn định trong phản ứng tổng hợp AgNPs từ muối bạc nitrat. Các hợp chất hữu cơ này chứa các nhóm chức như hydroxyl, cacboxyl, cacbonyl có tác dụng khử ion bạc có trong dung dịch bạc nitrat về dạng nano bạc. Ngoài ra, hợp chất saponin còn đóng vai trò là chất ổn định AgNPs do có cấu tạo của chất hoạt động bề mặt. Phân tích FTIR được tiến hành với hợp chất chiết từ quả Bồ hòn (Sa) và nano bạc tổng hợp được (AgSa) để chứng minh giả thiết này. Phổ FTIR của Sa (Hình 3.4b) cho thấy sự xuất hiện của các peak tại số sóng 3416,10 cm-1 đặc trưng cho các nhóm chức hydroxyl (-OH), tại 2932,93 cm-1 đặc trưng của liên kết C-H trong mạch hydrocacbon, tại 1721,81 cm-1 và 1253,74 cm-1

đặc trưng cho liên kết C=O và C-O tương ứng có trong nhóm chức este hoặc xeton. Các peak tại số sóng 1635,36 cm-1 đặc trưng cho liên kết C=C của vòng thơm hoặc liên kết C=O trong các axit amin, và peak tại 1044,73 cm-1 đặc trưng cho liên kết C- O-C trong ete [208]. Kết quả phân tích này phù hợp với các tài liệu đã công bố về phân tích FTIR của dịch chiết quả Bồ hòn, xác nhận sự có mặt của các hợp chất khử tự nhiên có trong dịch chiết này như saponin, flavonoid, carbohydrate.

Sau phản ứng tổng hợp và tinh chế, sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên bề mặt của hạt AgSa được thể hiện bởi các peak hấp thụ đặc trưng trên phổ FTIR của AgSa tại các số sóng 3444,20; 2919,13; 1716,10; 1622,09; 1384, 1234,10 và 1024,15 cm-1. Tuy nhiên, sự giảm cường độ peak hấp thụ và sự dịch chuyển vị trí của các peak tại số sóng 2919,13; 1716,10 và 1234,10 cm-1 của AgSa so với Sa có thể là do sự hình thành liên kết bạc-cacboxylat tương tác với mạch hydrocarbon thông qua lực kỵ nước [209]. Ngoài ra, sự tăng cường độ của peak tại số sóng 1622,09 cm-1 trên phổ của AgSa là đặc trưng cho liên kết C=C của vòng thơm hoặc liên kết C=O trong các axit amin. Sự tồn tại của các liên kết này trên AgSa có thể chứng minh các hợp chất có trong dịch chiết quả Bồ hòn đã đóng vai trò là chất khử và chất ổn định trong quá trình tổng hợp nano bạc bằng phương pháp hóa học xanh. Kết quả này là phù hợp với các công trình nghiên cứu đã công bố [88, 210].

Phương pháp phân tích nhiệt trọng (TGA) là kỹ thuật phân tích khối lượng của một chất theo sự thay đổi của nhiệt độ trong một chương trình xác định. Trong nghiên cứu này, phương pháp TGA được sử dụng để chứng minh sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên bề mặt các hạt AgNPs và xác định hiệu suất phản ứng tổng hợp AgNPs. Kết quả phân tích nhiệt TGA/DTA của AgSa trong môi trường khí N2, với nhiệt độ

10 20 30 40 50 60 70 80

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xử lý kháng khuẩn cho vải viscose bằng nano bạc tổng hợp xanh và fibroin tơ tằm (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)