2.3.2.1. Hạn chế
a, Tồn tại trong quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động cho vay, chưa có quy trình thẩm định riêng cho thẩm định dự án.
b, Tồn tại trong phương pháp thẩm định
Cơ quan thẩm định chưa có kinh nghiệm, chưa có cơ sở để đối chiếu so sánh cộng với phương pháp làm việc giấy tờ hành chính, đòi hỏi đầy đủ các cấp phê duyệt làm cho hồ sơ có đủ tính pháp lý nhưng chỉ về mặt hình thức và thủ tục, điều này càng làm cho những dự án được duyệt chứa những rủi ro tiềm ẩn. Nếu tổ chức tín dụng không duyệt cho vay thì sẽ bị phê phán. Mà cho vay thì không yên tâm vì sau một số năm thì những rủi ro mới xuất hiện. Những khoản tổn thất này đôi khi rất lớn vì hầu hết các dự án là trung và dài hạn có thời gian dài và vốn lớn.
c, Tồn tại trong nội dung thẩm định
Các chỉ tiêu thẩm định dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu do tổ chức tín dụng đưa ra đã khá lâu. Vì vậy không thể đánh giá hết được các tác động của các yếu tố trong thực tế hiện nay.
d, Tồn tại trong thu thập thông tin:
Trong việc tiếp nhận các thông tin về khách hàng xin vay vốn cũng còn nhiều thiếu sót. Cán bộ thẩm định tại chi nhánh đôi khi chỉ xem qua, không tiếp cận trực tiếp với những vấn đề liên quan đến dư án, mà đã ra quyết định sau cùng. Vì vậy việc ra quyết định đầu tư đôi khi không được khách quan, hiệu quả, chính xác.
Thực tế Tổ chức tín dụng thiếu thông tin cả về vĩ mô và vi mô, nguồn thông tin duy nhất hiện có là do khách hàng cung cấp vì vậy thông tin có được không cân xứng. Khi chủ đầu tư muốn vay một món tiền họ thường tạo ra những thông tin tốt về lợi tức dự án mang lại so với thực tế. Như vậy thông tin không cân xứng sẽ tạo sự lựa chọn đối nghịch xảy ra trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng.
Bằng chứng thực tế, bên cạnh các dự án tổ chức tín dụng cho vay vốn đã làm ăn có hiệu quả, phát huy được thế mạnh và có một số dự án bị thất bại giữa chừng, không có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.
2.3.2.2. Nguyên nhân a, Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất: Nguyên nhân có thể kể đến đầu tiên là năng lực của cán bộ thẩm định. Mặc dù chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, song cán bộ thẩm định vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của công việc. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên công ty phần lớn là nhân viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Một vài cán bộ thẩm định do phẩm chất chưa tốt
nên còn đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi của công ty, đứng về phía khách hàng, nhằm tạo mọi điều kiện cho khách hàng vay được vốn, làm ảnh hưởng tới công tác thẩm định tài chính dự án.
- Thứ hai: Nguồn thông tin mà tổ chức tín dụng có được chủ yếu là từ hồ sơ dự án do chủ đầu tư cung cấp. Nguồn thông tin này thường không đầy đủ, chưa đảm bảo được tính trung thực. Mặc dù cán bộ thẩm định đã có những biện pháp kiểm chứng và thu thập thêm thông tin, song chất lượng chưa cao. Mỗi cán bộ khi tiếp nhận dự án thường phải tự mình thu thập tất cả thông tin liên quan mà không hề có sự trợ giúp của hệ thống cung cấp thông tin riêng, sẽ tốn kém rất nhiều thời gian.
- Thứ ba: Chính vì chưa có một hệ thống thông tin riêng, đòi hỏi mỗi cán bộ khi tiếp nhận dự án phải làm tất cả các khâu từ từ giai đoạn chuẩn bị thẩm định đến kết thúc thẩm định, do đó thời gian thẩm định kéo dài, mà hiệu quả thẩm định lại chưa cao.
b, Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất: Môi trường kinh tế, xã hội chưa ổn định. Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh và sôi động, hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, cũng là một thách thức lớn đối với các cơ quan chuyên trách nhà nước trong việc quản lý hoạt động. Bên cạnh các DN làm ăn hiệu quả, nhiều DN làm ăn chụp giật, lừa đảo. Thị trường hàng hóa của nước ta diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa lên xuống thất thường, dẫn tới việc dự báo giá cả trong tương lai khó khăn, khiến tổ chức tín dụng khó xác định được mức cho vay hợp lý.
- Thứ hai: Sự thiếu đồng bộ của các văn bản pháp lý và chính sách quản lý của Nhà nước. Các văn bản ban hành chồng chéo, không rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp và tổ chức tín dụng trong việc tiếp cận. Những
chính sách và quy định của Chính phủ thiếu tính ổn định ảnh hưởng rất lớn tới việc thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính dự án nói riêng.
- Thứ ba: Trình độ, năng lực và tính trung thực của chủ đầu tư. Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mọi người đều có quyền kinh doanh, dẫn tới nhiều cá nhân trình độ còn kém, chưa có kinh nghiệm cũng tham gia đầu tư theo dự án. Vì vậy, các dự án do họ lập nên có nhiều thiếu sót, sơ sài. Bên cạnh đó, do chưa ý thức được tầm quan trọng của thẩm định tài chính dự án hoặc do lợi ích cá nhân, mà nhiều chủ đầu tư sẵn sàng cung cấp những thông tin sai lệch để có thể được vay vốn từ tổ chức tín dụng.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế về nội dung thẩm định tài chính dự án. Để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Hafic cần có sự hỗ trợ hợp tác của NHNN, của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VÀ CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỎ PHẦN HANDICO