Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 0253 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 77 - 83)

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Các chương trình đào tạo cán bộ nhân viên chưa thực sự mang lại hiệu quả:

Việc xây dựng các chuơng trình đào tạo cán bộ nhân viên bao gồm cả nhân viên mới và nhân viên cũ do trung tâm đào tạo thuộc Khối Nhân sự và Đào tạo phụ trách. Tuy nhiên hiện nay các chuơng trình đào tạo chua đem lại hiệu quả nhu ý bởi chua cĩ các chuơng trình đào tạo chuyên sâu cho từng vị trí cơng việc, bên cạnh đĩ là cơng tác kiểm tra, đánh giá sau đào tạo chua thực sự nghiêm túc, chua đánh giá đúng năng lực cán bộ nhân viên. Một yếu tố khác là các chế tài xử lý với các nhân viên khơng tham gia các khĩa đạo tạo, hoặc khơng đạt kết quả trong các đợt kiểm tra nghiệ vụ chua cĩ tính răn đe, điều này ảnh huởng tới hiệu quả cơng việc, làm tăng khả năng đua ra các quyết định sai lầm dẫn tới rủi ro tăng cao, chất luợng tín

61 dụng giảm.

Quy trình phục vụ khách hàng cịn nhiều bất cập: Vấn đề bất cập ở đây khơng phải nĩi đến quy trình cấp tín dụng mà là quy trình làm việc với khách hàng tức là các vấn đề về thời gian giao dịch, sự phân cơng cơng việc, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, khả năng xử lý các biến cố xảy ra. Tất cả những yếu tố trên đều tác động tới tiến độ thực hiện các khoản cấp tín dụng. Bên cạnh đĩ, đối với DNNVV khi vay vốn, nhất là vay vốn trung dài hạn thì các thể lệ, chế độ tín dụng thuờng đuợc thực hiện quá chặt chẽ. Điều này cũng là nguyên nhân khiến quy mơ cho vay trung dài hạn đối với DNNVV tại Chi nhánh cịn khiêm tốn. Việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay chua nghiêm túc và khoa học nên dẫn đến việc giải quyết cho vay khách hàng cịn chậm. Quy chế đảm bảo tiền vay cĩ truờng hợp cịn tuỳ tiện nhu giấy tờ tài sản đảm bảo tiền vay hợp lý nhung chua hợp lệ. Cho vay DNNVV cịn thiếu hồ sơ đơn cử nhu thiếu giấy đề nghị vay vốn, điều lệ của DNNVV, các yếu tố ghi trên hồ sơ nhiều chỗ cịn để trống gây ra tình trạng thiếu các thơng tin trong phân tích và đánh giá tín dụng dễ gây ra rủi ro tín dụng.

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt sau khi cho vay cịn chưa tốt:

Chịu trách nhiệm về một khoản cho vay khơng chỉ thuộc về một mình cán bộ tín dụng mà cịn ở bộ phận quản lý và giám sát tín dụng. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn là rất quan trọng, nĩ đảm bảo cho mĩn vay cĩ đuợc hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt cơng tác này sẽ phát hiện đuợc nhanh chĩng và cĩ biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sĩt của cán bộ tín dụng và khách hàng hoặc cĩ thể đua ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng, đảm bảo hiệu quả của khoản vay. Thời gian qua đã cho thấy cơng tác kiểm tra kiểm sốt vẫn chua tốt, những vấn đề xảy ra những tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, nợ quá hạn, nợ xấu, những sai phạm mà khơng phát hiện đuợc.

Hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro thiếu hiệu quả:

Để đi đến quyết định cho vay là cả một quá trình lựa chọn, thu thập, xử lý thơng tin về khách hàng. Thực tế, việc thu thập, khai thác và sử dụng thơng tin cịn nhiều hạn chế. Chi nhánh phải tự tìm hiểu, chủ động thu thập, sàng lọc và lựa chọn

62

thơng tin để thẩm định khách hàng. Thơng tin do thu thập từ nhiều nguồn nên dễ bị nhiễu, bị mâu thuẫn gây khĩ khăn trong đánh giá khách hàng.

Để phịng ngừa rủi ro, một trong các điều kiện ngân hàng yêu cầu là phải cĩ đầy đủ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản thế chấp trong một chừng mực nào đĩ cĩ thể thay thế thơng tin và là dấu hiệu cho biết rằng rủi ro sẽ giảm. Tuy nhiên, điều cần quan tâm là hiệu quả kinh tế của khoản vay và năng lực điều hành kinh doanh của DNNVV. Nhiều truờng hợp các mĩn vay cĩ tài sản thế chấp lại chứa đựng rủi ro cao hơn các mĩn vay tín chấp. Mặt khác, trong quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp hay cầm cố chua phải là yếu tố bảo tồn vốn một cách tuyệt đối vì cũng cĩ thể tài sản thế chấp đuợc đem đi thế chấp ở nhiều nơi, giá cá của tài sản nhà đất biến động mạnh, cĩ khi hạ thấp nhiều so với thời điểm ngân hàng cho vay.

Quy trình cho vay của ngân hàng chưa thật sự thuận lợi:

Điều kiện DNNVV phải cĩ vốn tự cĩ tham gia vào dự án kinh doanh từ 10- 40% tổng số vốn đầu tu của dự án mới đuợc ngân hàng xem xét cho vay vốn là điều kiện khĩ khăn cho các DNNVV. Ngồi ra mức cho vay trên khơng đuợc vuợt quá 70% giá trị tài sản thế chấp. Khách hàng vay vốn phải cĩ trụ sở làm việc hoặc hộ khẩu thuờng trú cùng thành phố đã mâu thuẫn với cơ chế thị truờng, tạo sự phân định phạm vi vay vốn DNNVV và hạn chế việc mở rộng khách hàng của ngân hàng.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Năng lực của DNNVV quá thấp:

Năng lực tài chính của các DNNVV quá thấp vì vậy muốn bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh đuợc liên tục, các khách hàng này đều phải bổ sung vốn bằng cách đi vay. Tuy nhiên, việc tiếp cận đuợc vốn ngân hàng cịn nhiều khĩ khăn, phức tạp bởi khơng hội tụ đuợc đầy đủ các điều kiện chovay vốn nhu thiếu tín nhiệm trong quan hệ vay trả, khơng cĩ khả năng xây dựng phuơng án sản xuất kinh doanh cho mình hay khơng cĩ các dự án khả thi, khơng cĩ đủ tài sản thế chấp và cầm cố hợp pháp và đặc biệt là vốn tự cĩ trên tổng mức đầu tu của dự án quá thấp, thuờng chỉ vài phần trăm. Vì vậy, đối với các DNNVV này ngân hàng khĩ cĩ thể cho vay

63 vì rủi ro tín dụng tiềm ẩn quá lớn.

Bên cạnh đĩ, trình độ năng lực quản lý của DNNVV khơng theo kịp địi hỏi của cơ chế thị trường. Các chủ DNNVV nĩi chung và nhất là của các DNNVV ngồi quốc doanh vừa thiếu kinh nghiệm, kiến thức, trình độ và bản lĩnh của những nhà sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Từ chỗ yếu kém nhiều DNNVV khơng thể tự mình xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, trong khi thĩi quen sử dụng các dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp chưa trở thành phổ biến. Đơn giản như việc làm các thủ tục đề xuất xin vay vốn ngân hàng của một số DNNVV ngồi quốc doanh cũng phải nhờ cán bộ tín dụng làm thay.

Mặt khác, bên cạnh những người làm ăn chân chính, tại nhiều NHTM đã xuất hiện một số khách hàng thành lập các cơng ty ma, ký kết hợp đồng tín dụng làm vỏ bọc để lợi dụng rút tiền ngân hàng dẫn đến hình sự hố quan hệ dân sự đã làm cho cán bộ tín dụng nĩi riêng và ngân hàng nĩi chung nản lịng. Với thực trạng như vậy, chi nhánh bên cạnh chủ trương mở rộng tín dụng tới DNNVV cũng chưa cĩ nhiều cấn bộ cĩ chuyên mơn nghiệp vụ, thận trọng với khách hàng này để mở rộng quy mơ gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng

Mơi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ:

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, vì vậy hệ thống pháp luật chung cho tồn bộ nền kinh tế chưa hồn chỉnh, thiếu đồng bộ và thiếu những đạo luật quan trọng. Đồng thời việc thực thi pháp luật và các chính sách trên thực tế đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Quản lý Nhà nước đối với DNNVV cịn nhiều lỏng lẻo. Nhiều quy định hiện nay cịn rắc rối, thủ tục về đăng ký kinh doanh cịn phức tạp về số lượng giấy tờ, các cơng đoạn kiểm duyệt, thời gian kiểm duyệt. Khuơn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng giữa NHTM với DN nĩi chung, DNNVV nĩi riêng cịn bất cập đã gây bĩ buộc hoạt động của các DNNVV, vừa tạo khe hở để các DNNVV lợi dụng. Đặc biệt là mơi trường pháp lý về tài sản thế chấp. Đây là nguyên nhân cơ bản gây tồn tại trong quan hệ tín dụng đối với DNNVV. Việt Nam chưa cĩ bảo hiểm tín dụng nên việc thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba là những hình thức được coi là đảm bảo nhất. Thực tế, 90% giá

64

trị các bất động sản được dùng làm tài sản thế chấp; các động sản như thiết bị, phương tiện vận tải...chiếm tỷ trọng nhỏ vì NHTM khơng cĩ kho bảo quản, khơng đủ trình độ đánh giá chính xác giá trị tài sản của nĩ. Cho nên thực trạng hiện nay phát sinh một số vướng mắc. Khi ngân hàng nhận thế chấp, cầm cố là giữ tài sản hoặc bản chính giấy tờ sở hữu tài sản, nhưng các DNNVV khơng cĩ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quản lý các tài sản cố định như các thành phần kinh tế khác. Doanh nghiệp tư nhân, tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đất nhưng giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được cấp đầy đủ và tiến độ rất chậm. Số tiền vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp mà giá trị giá trị thuê đất đã trả cộng với tài sản trên đất thì rất nhỏ so với giá trị thực của khu đất. Về quy định phát mại tài sản thế chấp, luật dân sự và luật doanh nghiệp Nhà nước đều mới quy định chung về cơ quan cĩ thẩm quyền tổ chức đấu giá tài sản mà chưa cĩ quy định cụ thể về xử lý tài sản thế chấp khi bên vay thiếu khả năng trả nợ.

Mơi trường đầu tư thiếu ổn định:

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà đổi mới đã thu được những kết quả đáng kể như kinh tế nhiều thành phần đang hình thành và ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát được đẩy lùi...Tuy nhiên những kết quả trên vẫn khơng che lấp được một số biểu hiện khơng bình thường của nền kinh tế. Đĩ là từ năm 2011 đến nay tốc độ tăng trưởng chững lại, tỷ lệ lạm phát cao làm cho sản xuất kinh doanh trì trệ đã là nguy cơ gây suy thối kinh tế. Tình hình buơn lậu, hàng giả và sự tràn ngập hàng ngoại đang trở thành trở ngại lớn, làm các nhà SXKD chân chính luơn phải thay đổi phương án đầu tư để tồn tại. Trong mơi trường kinh doanh biến động như vậy, rủi ro đầu tư là rất lớn và khơng thể lường hết được. Vì vậy, sự mở rộng đầu tư của các NHTM nĩi chung và mở rộng cho vay trung dài hạn đối với DNNVV bị hạn chế, khiến hiệu suất sử dụng vốn tín dụng giảm, lợi nhuận cũng từ đĩ mà bị thu hẹp.

65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tìm hiểu khái quát về SHB Tây Hà Nội như: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, địa bàn kinh doanh, hoạt động của SHB Tây Hà Nội thời gian vừa qua đây là cơ sở để đánh giá tiềm năng phát triển mảng tín dụng của chi nhánh đối với DNNVV, đưa ra so sánh thực tế thực hiện với tiềm năng phát triển nhằm tìm các giải pháp cải thiện chất lượng của hoạt động cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, bằng việc nghiên cứu các quy trình, chính sách cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SHB nĩi chung và SHB Tây Hà Nội nĩi riêng, đồng thời tính tốn, sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, luận văn đã chỉ ra thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh:

• Về tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNVV, chi nhánh đã đạt được mức độ tăng trưởng cao và đều đặn qua các năm.

• Về chất lượng các khoản cấp tín dụng đã được cải thiện rõ rệt, thể hiện thơng qua tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cĩ xu hướng giảm dần, hiệu suất sử dụng vốn tín dụng đối với DNNVV tuy cịn chưa tương xứng với tiềm năng nhưng cũng đã tăng đều qua các năm, điều này phản ánh một tín hiệu tốt trong cơng tác thúc đẩy nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh.

• Việc áp dụng nghiêm túc quy trình, quy chế cho vay giúp chi nhánh giảm thiểu được nguy cơ xảy ra các rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với DNNVV

Thứ ba, thơng qua phân tích và đánh giá những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và kết quả đạt được trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại SHB Tây Hà Nội, đây sẽ là căn cứ để tác giả đưa ra các nhĩm giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cấp tín dụng của chi nhánh cho bộ phận DNNVV trong thời gian tới.

66

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN SÀI GỊN - HÀ NỘI - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0253 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w