1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠ
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng tại Chi Nhánh
- Tăng cường công tác huy động vốn để đáp ứng đủ cho công tác tín dụng
- Tiếp tục lựa chọn định hướng kinh doanh đã lựa chọn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và vững chắc.
- Mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng tín dụng (giảm nợ quá hạn, nợ xấu; tăng hiệu suất vòng quay vốn tín dụng) và hiệu quả kinh doanh.
- Tiếp tục duy trì và mở rộng tín dụng với khách hàng vay vốn truyền thống, tín nhiệm tại chi nhánh, các khách hàng, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh có tính ổn định và hiệu quả. Tăng cường tiếp cận và mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đảm bảo các khoản cho vay thu đầy đủ, kịp thời cả gốc và lãi.
- Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu vốn và cơ cấu tín dụng theo hướng quản trị rủi ro lãi suất, kiên trì áp dụng lãi suất cho vay phù hợp, nâng cao năng lực tài chính.
- Triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo và đào tạo lại nhân viên để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động trong Chi nhánh.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO
Trong bối cảnh tình hình kinh tế hiện nay, các NHTM đều quan tâm, chú trọng đến chất lượng tín dụng. Nhưng vẫn xảy ra tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng cũng do nền kinh tế không ổn định, các hộ kinh doanh, doanh nhiệp làm ăn thua lỗ, thiếu vốn kinh doanh. Vậy các NHTM nói chung hay Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng - Chi nhánh Trần Hưng Đạo nói riêng đều
phải đưa ra các giải pháp hữu hiệu, tích cực để nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng lên tầm cao mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hội nhập, mục tiêu công nhiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.