1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠ
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nuớc cần ban hành chặt chẽ các quy định về chuyển nợ thành vốn, góp phần giúp ngân hàng có cơ sở để tiến hành cải tổ lại tổ hoạt động của doanh nghiệp để thu hồi nợ.
Tăng cuờng công tác thanh tra hoạt động tín dụng của ngân hàng thuơng mại, thuờng xuyên bám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm từ đó xử lý nghiêm các truờng hợp vi phạm. Mặt khác, tiếp tục đào tạo lại và tăng cuờng đội ngũ thanh tra một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa. Thông qua công tác kiểm
tra, giám sát nhằm tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng để củng cố lòng tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tập trung chỉ đạo các Ngân hàng Chi nhánh phấn đấu đến cuối năm 2017 hoàn thành cơ bản các mục tiêu nêu tại Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2015 - 2017, Đề án xử lý nợ xấu, Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong giao dịch hành chính với VPBANK, đơn giản hóa các quy trình cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng như xây dựng cổng thông tin kết nối với khách hàng.
Tập trung chỉ đạo sát sao các Ngân hàng Chi nhánh thực hiện nghiêm túc Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 09/06/2016 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển tín dụng.
VPBANK nhanh chóng tiến hành củng cố, chấn chỉnh và xử lý những tồn tại, yếu kém hiện tại của hệ thống nhằm tạo lập một nền tảng vững chắc để thực hiện tiếp các giải pháp tái cơ cấu bền vững ở giai đoạn tiếp theo từ năm 2017 - 2020. Đặt mục tiêu đến năm 2020 là phải xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, có từ 1 - 2 tổ chức tín dụng được đưa vào nhóm các TCTD lớn của khu vực Đông Nam Á.