1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠ
3.3.2. Đối với VPBank
VPBank cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ với từng Chi nhánh trực thuộc. Đồng thời phải hoàn thiện, đổi mới bộ máy kiểm tra, kiểm toán thành một hệ thống từ trụ sở đến các đơn vị cơ sở. Việc kiểm tra phải được tiến hàng thường xuyên toàn diện và chính xác để kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro một cách kịp thời trước trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó cần có những chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước một cách nhịp nhàng tránh tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến xu thế phát triển chung của cả hệ thống VPBank.
Bám sát định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước để từ đó có kế hoạch, định hướng phát triển cho riêng mình.
VPBank cần xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức về quản trị, về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ở cả trong và ngoài nước cho cán bộ công nhân vien trong ngành nhằm bắt kịp sự phát triển như vũ bão cảu ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay.
VPBank cần phát triển tốt hơn nữa chương trình IPCAS, triển khai cổng thông tin điện tử kết nối với khách hàng.
Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý: Với quy trình tín dụng hiện nay của VPBank, nhân viên tín dụng là người trực tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực đầy đủ của hồ sơ xin vay, các điều kiện vay vốn. Thẩm định kiểm tra đối tượng vay, theo dõi việc sử dụng vay vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ. Và như vậy tình trạng bỏ bớt khâu công việc và làm qua loa, đại khái là điều khó tránh khỏi. Hậu quả phát sinh nợ quá hạn, chất lượng tín dụng giảm sút.
Thực hiện tốt công tác dự báo và định hướng tín dụng cho các Chi nhánh trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, tránh tình trạng rủi ro tín dụng xảy ra ở nhiều Chi nhánh, lúc đó mới có những khuyến cáo.
VPBank nên có những biện pháp nhằm thực hiện đa đạng hóa các sản phẩm hơn nữa, tập trung nhiều vào việc phát triển các dịch vụ. Vì sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay đang làm giảm sút đi vai trò trung gian đơn thuần về tín dụng. Bởi lẽ thay vì huy động vốn qua ngân hàng thì giờ đây các Doanh nghiệp có thể huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Điều này buộc các ngân hàng thương mại phải thay đổi phương thức hoạt động thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm như tập trung nhiều vào phát triển các
dịch vụ. Để thực hiện chiến lược này thành công Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng cần nghiên cứu các dịch vụ của Ngân hàng các nước trên thế giới đã triển khai, các dịch vụ của các hệ thống Ngân hàng khác để từ đó đưa ra những dịch vụ thích hợp nhất đáp ứng yêu cầu hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3, luận văn đã đưa ra được 2 định hướng nâng cao chất lượng tín
dụng. Luận văn này cũng đưa ra được 2 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng tại VPBank Chi nhánh Trần Hưng Đạo trong thời gian tiếp theo.
Luận văn cũng đưa ra đề xuất 3 kiến nghị với Chính phủ; với VPBank; với Ngân hàng nhà nước để đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh của VPBank Chi nhánh Trần Hưng Đạo, đặc biệt là hoạt động tín dụng được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Các biện pháp trên đã được VPBank Trần Hưng Đạo cân nhắc tham khảo và đi vào thử nghiệm trong 1 thời gian và đều tạo ra hiệu quả rõ rệt, giúp giảm thiểu nợ quá hạn của Chi nhánh.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua hệ thống ngân hàng không ngừng lớn mạnh và ngày càng thể hiện rõ vai trò trụ cột trong nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc cần khắc phục. Đó là vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng trong ngân hàng. Qua sự trình bày của Luận văn ta thấy được VPBank Chi nhánh Trần Hưng Đạo từ khi ra đời đã gặt hái được những thành công nhất định, dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm với cơ cấu nguồn ngày càng phù hợp hơn đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu đã được, Chi nhánh cũng vấp phải những khó khăn về chất lượng tín dụng như để xảy ra tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu, tổng dư nợ vẫn còn khiếm tốn so với các Chi nhánh ngân hàng khác. Trong những năm tới VPBank Chi nhánh Trần Hưng Đạo cần cố gắng hết mình trong công cuộc triển khai hoạt động kinh doanh và tìm mọi biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh để có thể hạn chế rủi ro tín dụng một cách thấp nhất đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và an toàn tác động tích cực đến nền kinh tế.
Tuy nhiên việc tổ chức và thực hiện việc nâng cao chất lượng tín dụng không phải là một việc làm đơn giản và có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn. Vì nó liên quan đến nhiều mặt trong hoạt động của Ngân hàng. Để thành công không những cần có sự cố gắng, nỗ lực hết mình của toàn thể nhân viên, công nhân viên của Chi nhánh mà cần có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ngân hàng cấp trên cũng như các ngành hữu quan.
Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với luận cứ về lý luận thực tiến, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại VPBank Chi nhánh Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian thực hiện có hạn, luận văn sẽ còn những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giúp em hoàn thiện luận văn của mình và hoàn thiện nhận thức của bản thân.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng Chi nhánh Trần Hưng Đạo (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng Chi nhánh Trần Hưng Đạo từ năm 2015 đến 2017. 2. Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng Chi nhánh Trần Hưng Đạo (2015,
2016, 2017), Báo cáo tài chính của Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng Chi nhánh Trần Hưng Đạo từ năm 2015 đến 2017.
3. Các mác (1987), Tư bản phần 3, Nxb Sự thật .
4. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Duy Hoàng, Trần Xuân Hương (2005), Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Duy Hoàng, Trần Xuân Hương
(2005), Nguyễn Quốc Anh, Tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Duy Hoàng, Trần Xuân Hương (2005), Nguyễn Quốc Anh, Quản trị Ngân hàng, Nxb Lao động Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài Chính .
8. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Giao thông Vận tải ,Hà Nội.
9. Nguyễn Ninh Kiều (1998) Tiền tệ - Ngân hàng, Nxb Thống kê .
10 . Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng, (2015, 2016, 2017 ), Tài liệu báo cáo thường niên các năm 2015, 2016, 2017 và các văn bản hiện hành lien quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng.
11. Nguyễn Trịnh Thắng (2010) “ Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng .
12. Ngô Thanh Phúc (2015)” Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi Nhánh Tây Đô”, Luận văn Thạc sỹ tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
13. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Công an Nhân dân, 2006