Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 0301 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH VN thịnh vượng chi nhánh trần hưng đạo luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 94)

1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠ

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

3.2.1.1. Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định

- Nhân viên thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp nhân viên có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công nhân viên thẩm định xử lý các công việc cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.

- Nên phân bổ nhân viên xử lý tín dụng tại chi nhánh theo ngành nghề hoặc sản phẩm, mỗi bộ phận nhân viên thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho nhân viên đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó.

- Việc bố trí như vậy giúp cho các nhân viên tập trung chuyên biệt hơn về một lĩnh vực mình làm tốt nhất cũng như trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, gia tăng khả năng thẩm định khách hàng cũng như giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh Trần Hưng Đạo.

3.2.1.2. Nâng cao năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ nhân viên thẩm định

Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định , chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của CBTD. CBTD là người quản lý toàn bộ số vốn từ khâu đầu tư cho đến khi hợp đồng tín dụng được kết thúc.

Do đó nhân viên tín dụng cần:

- Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.

- Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.

- Hàng năm chi nhánh cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích CBTD trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Chi nhánh cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.

3.2.1.3. Không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng

Hoạt động ngân hàng đang phát triển theo hướng “ngân hàng điện tử”. Chính vì vậy, việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: homebanking, internetbanking ... đã và đang là điều tất yếu sẽ xảy ra. Đó là những đòi hỏi, thách thức đối với VPBank- Chi nhánh Trần Hưng Đạo trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay.

Ngân hàng cần thực hiện hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng nhằm mục tiêu mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì ngân hàng cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học hiện đại, đồng nhất, phải gắn kết với nhau nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất để phục vụ cho các đối tượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Trong thời gian tới, ngân hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ dần thay thế các hoạt động ngân hàng truyển thống. Hiện VPBank Trần Hưng Đạo đang tạo tiền đề để đón đầu thị trường, nắm bắt thời cơ trong thời gian tới thông qua việc đẩy mạnh việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, các tài khoản online trên VPBank Online,... qua đó chiếm lĩnh được 1 thị trường

khách hàng trẻ, năng động, là lao động chính của nên kinh tế. Từ đó cung cấp các sản phẩm tín dụng cho các đối tượng này giảm thiểu rất nhiều rủi ro, đồng thời giúp xã hội ngày càng phát triển.

3.2.1.4. Tăng chất lượng việc thu thập thông tin

Trong buổi thẩm định khách hàng, nhân viên tín dụng cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của cá nhân, hộ kinh doanh, ... Qua đây nhân viên thẩm định cũng có thể xác định được

sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà khách hàng đưa ra.

Chi nhánh cũng cần tìm các nguồn thông tin khác về khách hàng như: từ bạn hàng, cơ quan chủ quản của khách hàng đã có quan hệ tín dụng trước đây. Chi nhánh cũng có thể kiểm tra chế độ kế toán tài chính của khách hàng thông qua các công ty kiểm toán để biết được tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính.

Việc thu thập thông tin là rất quan trọng trong hoạt động tín dụng, giúp nhân viên thẩm định có 1 cái nhìn khái quát nhất về khách hàng, tránh tình trạng thông tin bất đối xứng. Từ đó, các nhân viên tín dụng có thể đưa ra các quyết định cho vay chính xác nhất.

3.2.1.5. Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn

- Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn: biện pháp này thực hiện ngay khi Chi nhánh tiến hành kiểm tra việc thực hiện vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì Chi nhánh cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra Chi nhánh có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của Chi nhánh trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết Chi nhánh có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.

- Đối với các khoản nợ quá hạn thì Chi nhánh cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem Chi nhánh mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào.. .xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

- Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, Chi nhánh nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, Chi nhánh có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì Chi nhánh mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

3.2.1.6. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát

Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh. Do đó:

- Nhân viên tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra.

- Kiểm tra, kiểm soát phải đảm kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác.

Hiện phòng kiểm soát sau vay của Hội sở VPBank làm rất tốt công tác kiểm tra kiểm soát các khoản vay. Các nhân viên VPBank Trần Hưng Đạo chỉ cần phối hợp nhịp nhàng hỗ trợ các nhân viên ở Hội sở để kiểm soát rủi ro các khoản vay tại CN cũng như các khoản vay tại VPBank.

Một phần của tài liệu 0301 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH VN thịnh vượng chi nhánh trần hưng đạo luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w