Hoàn thiện điều kiện cấp phát NSNN tại KBNN Hà Nộ

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 98 - 100)

2 Chi cho công tác Đảng 7850 161 183 194 15 3Chi lập các quỹ của đơn

3.2.2. Hoàn thiện điều kiện cấp phát NSNN tại KBNN Hà Nộ

Hoàn thiện khâu lập và phân bổ dự toán chi

Chất lượng dự toán chi NSNN là tiền đề để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên nên cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách. Dự toán chi NSNN là căn cứ pháp lý để các đơn vị thực hiện chi tiêu đồng thời cũng là căn cứ để KBNN kiểm soát chi NSNN. Để quá trình kiểm soát chi được thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, công khai, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng NSNN có dự toán chi ngay từ đầu năm. Cùng với việc chấp hành về trình tự và thời gian thì vấn đề đảm bảo chất lượng, nội dung, tính chính

xác của dự toán phải được đặt lên hàng đầu.

- Dự toán phải được xây dựng từ cơ sở, gắn với nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao cho đơn vị sử dụng ngân sách và nó phải được xem như “cái giá” mà Nhà nước đã chấp nhận “mua” các dịch vụ do đơn vị ấy cung cấp cho xã hội. Và cũng chính vì vậy mà “cái giá” ấy không được thay đổi tuỳ tiện, có nghĩa là sau khi dự toán đã giao, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán khi không có sự thay đổi hay tăng thêm nhiệm vụ cho đơn vị.

- Đơn vị sự nghiệp công lập và đơn hành chính thực hiện cơ chế tự chủ khi lập dự toán phải tách biệt những nội dung chi từ phần kinh phí được giao khoán và những nội dung chi từ nguồn kinh phí không thực hiện cơ chế khoán. Đồng thời khi phân bổ và giao dự toán cho đơn vị cũng phải tách biệt phần kinh phí giao tự chủ và phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ để kho bạc có cơ sở kiểm soát chi.

- Các cơ quan chức năng khi duyệt và giao dự toán cho đơn vị sử dụng NSNN không chỉ giao có tổng mức dự toán mà phải chi tiết đến từng nội dung chi để kho bạc có cơ sở đối chiếu xem các nội dung chi của đơn vị có trong dự toán được giao hay không.

Chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định

Đối với các khoản chi thuộc nhóm mục chi khác: cần quy định đơn vị phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để Kho bạc kiểm soát chi, không thực hiện kiểm soát theo bảng kê chứng từ chi như hiện nay nhằm tránh tình trạng đơn vị lợi dụng để thanh toán các khoản chi không đúng chế độ, định mức hay những khoản chi không đúng với thực tế phát sinh.

Đối với các khoản chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn tài sản: Cần phải có quy định cụ thể tính chất sửa chữa như thế nào, giá trị bao nhiêu thì được xem là sửa chữa nhỏ hay giá

trị bao nhiêu thì được xem là sửa chữa lớn vì thủ tục kiểm soát chi đối với hai nội dung chi này là hoàn toàn khác nhau. Đồng thời quy định rõ hồ sơ, thủ tục thanh toán đối với các khoản chi về xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn các công trình có tính chất xây dựng.

Những khoản chi chưa có tiêu chuẩn định mức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, KBNN căn cứ vào dự toán được cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sử dụng ngân sách phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát.

Quy định chế độ kiểm soát hoá đơn bán hàng. Hiện nay, việc kiểm soát hoá đơn đối với các khoản chi mua sắm hàng hoá dịch vụ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là đối với các khoản chi thuộc nhóm chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, đơn vị sử dụng NSNN có thể lợi dụng để tự lập khống hoá đơn (hoá đơn bán lẻ thông thường) để hợp thức hoá các khoản chi sai chế độ. Để tránh tình trạng này, cần phải ban hành chế độ quy định cụ thể những khoản mua sắm có tính chất như thế nào, giá trị là bao nhiêu thì phải sử dụng hoá đơn tài chính và những khoản mua sắm như thế nào thì được sử dụng hoá đơn bán lẻ thông thường. Về giá cả ghi trên hoá đơn, cần phải có quy định kiểm soát chặt chẽ, có cơ sở để Kho bạc đối chiếu kiểm soát chi. Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định Kho bạc phải thẩm định giá thực tế của hàng hoá do các đơn vị sử dụng NSNN mua. Kho bạc chỉ kiểm soát giá trên cơ sở phiếu báo giá và giá ghi trên hoá đơn bán hàng do người bán cung cấp. Mà giá trên phiếu báo giá và hoá đơn thì không ai quản lý, nó có thể lớn hơn giá bán thực tế rất nhiều. Về phía cơ quan thuế, cần có biện pháp quản lý đơn vị bán hàng để các đơn vị này không xuất hoá đơn khống hoặc ghi giá trên hoá đơn cao hơn giá bán thực tế nhằm giúp đơn vị sử dụng NSNN tham ô tiền của Nhà nước.

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w