Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 108)

2 Chi cho công tác Đảng 7850 161 183 194 15 3Chi lập các quỹ của đơn

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ

Một là, Cần bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm đảm bảo tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và Thông lệ quốc tế, đặc biệt

đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn và đổi mới của Việt nam. Sửa đổi NSNN theo hướng:

- Về dự toán NSNN: Cần quy định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi tham gia quy trình nhập, phân bổ, duyệt dự toán trên hệ thống Tabmis

- Bổ sung các quy định về thực hiện cam kết chi qua KBNN theo hướng tất cả các khoản chi NSNN đều phải được cam kết chi qua KBNN trước khi thực hiện thanh toán

- Luật NSNN cần thay đổi phương thức kiểm soát thanh toán chi NSNN như hiện nay mà hướng đến công tác KSC theo kết quả đầu ra.

- Cần quy định lại mức độ quyền hạn, trách nhiệm của KBNN trong công tác KSC để phù hợp với việc KSC theo mức độ rủi ro của các khoản chi nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách và hiệu quả trong công tác KSC của KBNN.

Hai là, Nhà nước cần ban hành cũng như sửa đổi bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu làm căn cứ cho việc xác định mức khoán chi của đơn vị; tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định để xác định mức độ tiết kiệm hay lãng phí của việc sử dụng kinh phí trong những năm trước làm cơ sở cho việc xây dựng hệ số điều chỉnh (tăng, giảm) đối với kinh phí khoán; quy định cụ thể và thống nhất hệ số điều chỉnh kinh phí khoán, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị và từng trường hợp cụ thể; thường xuyên rà soát, phân loại, sắp xếp nhằm xác định số lao động cần thiết trong từng khâu công việc cụ thể để xác định chính xác số biên chế khoán chi cho từng cơ quan, đơn vị.

Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị thực hiện khoán chi trong các khâu: Đơn vị thực hiện khoán tự rà soát xác định lại nhu cầu lao động, bố

trí lực lượng lao động phù hợp, hiệu quả, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về các khoản chi tiêu của mình; cơ quan tài chính các cấp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trên cơ sở các định mức, biên chế tối ưu để tính toán, xác định mức khoán phù hợp với từng loại hình đơn vị; KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo đề nghị của chủ tài khoản và các điều kiện chi theo quy định.

Ba là, sửa đổi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập và Cơ quan nhà nước thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị theo hướng sát hơn với thực tế hiện nay, tạo điều kiện chi các đơn vị phát huy hơn nữa quyền tự chủ trong sử dụng biên chế và tài chính. Nên nới rộng quy định về mức trần được chi trả thu nhập tăng thêm để các đơn vị có động lực tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức. Hướng dẫn cụ thể hơn về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Cần quy định rõ ràng đơn vị có trách nhiệm thẩm định tính hiệu quả và phù hợp quy chế chi tiêu nội bộ so với quy định nhà nước.

Một phần của tài liệu 0323 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w