Đầu tư cho hoạt động PR

Một phần của tài liệu 0333 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104)

Chứng khoán và thị trường chứng khoán nói riêng, cũng như hoạt động nghiệp vụ của các công ty chứng khoán nói chung là một khái niệm tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Hơn nữa, đây là một lĩnh vực tương đối phức tạp đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức, hiểu biết về nó. Bởi vậy, một trong những yếu tố thành công của các công ty chứng khoán trong việc triển khai các hoạt động dịch vụ của mình là phải thuyết phục được các nhà đầu tư hiểu được tác dụng và lợi ích của các dịch vụ này và đây chính là mục tiêu chiến lược Marketing của các công ty chứng khoán. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, công ty cần chiếm lĩnh khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng truyền thống, xây dựng thương hiệu của công ty trên thị trường chứng khoán. Công ty cần phải quan tâm và chú trọng xây dựng chiến lược Marketing một cách bài bản, chiến lược Marketing phải gồm những nội dung sau:

■ Tiếp cận khách hàng: Khách hàng là nhân tố quyết định hàng đầu trong hoạt động của công ty chứng khoán, vì vậy, VCBS cần phải có một chính sách khách hàng hợp lý và toàn diện để có định hướng triển khai các hoạt động của mình.

■ Đối với khách hàng là các nhà đầu tư nhỏ, nhà đầu tư cá nhân thì công ty phải quan tâm đến các nhân viên môi giới, nhân viên giao dịch vì nhân viên môi giới và nhân viên giao dịch là cầu nối trực tiếp giữa công ty với khách hàng. Công

ty cần phải hướng dẫn, tuyên truyền, đào tạo bộ phận này cách thức giao tiếp, ứng xử với khách hàng. để luôn tạo được sự tin cậy và hài lòng với dịch vụ mà công ty cung cấp.

■ Đối với khách hàng là các tổ chức như các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, các công ty cổ phần, các Tổng công ty. đây là các khách hàng có tiềm năng rất lớn ở nước ta hiện nay, công ty cần quan tâm đến nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành. Các nhân viên ở bộ phận này cần phải chủ động nghiên cứu, lên phương án tiếp cận nhóm khách hàng này, xác định nhu cầu vốn của từng đối tượng, từng doanh nghiệp cụ thể để đưa ra phương án phát hành và lời đề nghị bảo lãnh phát hành.

■ Quảng cáo: Công ty cần xác định mục đích quảng cáo các dịch vụ nhằm hướng vào đối tượng cụ thể nào, ngoài ra công ty cần tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về bản thân trên các tờ báo chuyên ngành về chứng khoán, tài chính, ngân hàng, đài truyền hình. để giúp hình ảnh cũng như các dịch vụ của công ty tiếp cận được đông đảo nhà đầu tư.

■ Công ty nên kết hợp với UBCK Nhà nước tổ chức các buổi hội thảo, thực tế để bên cạnh việc giới thiệu cho các học viên, các nhà đầu tư tham gia biết được tình hình giao dịch trên thị trường, cách thức giao dịch. để thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty hơn.

■ Để quáng bá được hình ảnh công ty rộng rãi hơn, công ty cũng cần tích cực tham gia các triễn lãm chuyên ngành tài chính - ngân hàng, hội nghị báo chí, tài trợ cho các cuộc thi tìm hiểu về thị trường chứng khoán cho các sinh viên các trường

tâm giao dịch chứng khoán, phương thức hiển thị thông tin giao dịch, trang web cho đến các phần mềm ứng dụng như đặt lệnh giao dịch trực tuyến qua internet, qua điện thoại di động, truy vấn thông tin tài khoản tự động, các phần mềm quản trị kinh doanh như các hệ thống hoạt định nguồn lực (EPR), hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hệ thống quản lý thông tin (MIS),...

Hiện nay, VCBS đang đầu tư trọn gói chương trình phần mềm chứng khoán hoàn chỉnh từ các công ty chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ cho các công ty chứng khoán ở các thị trường chứng khoán trong khu vực. Tuy phải đầu tư một số tiền khá lớn nhưng lợi ích thu được là rất lớn: Trên nền tảng của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các dịch vụ sẽ được mở rộng và nâng cao nhiều so với nền công nghệ cũ. Và như vậy, uy tín công ty sẽ được gia tăng, khách hàng sẽ ngày một tăng thêm.

3.2.8. Xây dựng và hoàn thiện hoạt động kiểm tra kiểm soát rủi ro

Bộ phận quản trị rủi ro (Midle Office) ở các thị trường chứng khoán phát triển là rất phổ biến do tính chất phức tạp và rủi ro của các hoạt động kinh doanh chứng khoán. Để hoạt động quản trị rủi ro có hiệu quả nhằm hạn chế tổn thất cho công ty bên cạnh yếu tố con người cần phải được đào tạo huấn luyện một cách chuyên sâu thì việc kết hợp với phần mềm để quản trị rủi ro cũng là yếu tố cấn thiết. Hiện nay, VCBS đang trong quá trình xây dựng phần mềm bên cạnh hai mảng Front Office và Back Office đã chú trọng đến việc xây dựng phần mềm cho bộ phận Midle Office nhằm kiểm tra, kiểm soát tốt hơn mọi hoạt động của công ty, hạn chế tối đa những tổn thất xuất phát từ rủi ro hệ thống cũng như rủi ro con người.

3.2.9. Nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích, đầu tư

Hoạt động phân tích của VCBS thực chất mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm để phục vụ cho hoạt động này trong thời gian tới. Các sản phẩm phân tích của VCBS thua so với các đối thủ cạnh tranh, do đó không thực sự hỗ trợ cho mảng dịch vụ khách hàng của công ty. Vì vậy trong thời gian tới, VCBS cần phải tập trung nâng cao trình độ và chất lượng cán bộ phân tích; Nghiên cứu

xây dựng và chuẩn hóa quy trình hoạt động định giá; Tăng cường hoạt động nghiên cứu thực chứng làm cơ sở định hướng cho hoạt động phân tích.

3.2.10. Cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng

Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ là xu hướng phổ biến đối với các công ty chứng khoán hiện nay đồng thời cũng là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Điều đó bắt nguồn không chỉ từ tính tất yếu trong quá trình phát triển trước sức ép ngày càng lớn của sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán mà còn có nguyên nhân từ sự biến động của thị trường. Để đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ bản thân các công ty. VCBS đang tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng chuyên môn hoá từng loại nghiệp vụ đồng thời kết hợp việc tăng cường năng lực tài chính và nâng cao năng lực chuyên môn của công ty. Bên cạnh đó để phát triển sản phẩm mới công ty cũng tích cực nghiên cứu tham khảo các loại hình sản phẩm dịch vụ trên các thị trường chứng khoán phát triển để từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam.

Tính tới thời điểm hiện tại (T6/2011), vẫn chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào từ các cơ quan quản lý cho phép thực hiện các loại hình giao dịch CKPS và các sản phẩm mới từ chứng khoán (trừ giao dịch ký quỹ - Margin). Luật chứng khoán có định nghĩa một sốloại chứng khoán phái sinh, song trên thực tế chưa có thị trường CKPS chính thức tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra, song về cơ bản là do thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn đang trong quát trình hoàn thiện các nền tảng về cung -cầu, hạ tầng công nghệ của TTCK cơ sở. Để có thể có được thị trường CKPS vững mạnh trước hết cần có một thị trường hàng hóa cơ sở ổn định cùng với hệ thống công nghệ giao dịch, thanh toán -bù trừ hiện đại. Đồng thời, các cơ quản lý phải đảm bảo đủ năng lực giám sát cả về mặt pháp lý và công nghệ. Tất cả những yếu tố đó hiện trên TTCK Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn xây dựng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng các sản phẩm CKPS vẫn đang trong lộ trình nghiên cứu và áp dụng.

mới để tăng doanh thu, tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch và phòng ngừa rủi ro, các CTCK và nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn tìm mọi cách “lách luật” để triển khai các sản phẩm giao dịch mới như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai chỉ số và các sản phẩm có hình thức CKPS như: thỏa thuận mua lại, giao dịch ký quỹ, bán khống. Hầu hết các sản phẩm mới này đều có hình thái của chứng khoán phái sinh (CKPS) mặc dù vẫn vẫn chưa có những quy định pháp luật cụthể nào, đặc biệt là những giao dịch liên quan đến cổ phiếu.

Thứ nhất, hợp đồng quyền chọn (Options)

Giai đoạn cuối năm 2010, trên TTCK nổi lên một sự kiện liên quan tới hoạt động giao dịch quyền chọn là việc CTCK Vndirect (VNDS) đưa vào thực hiện sản phẩm quyền chọn với mục đích tăng thêm cơ hội kinh doanh thông qua việc giúp nhà đầu tư có thể giao dịch quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán cổ phiếu tùy theo xu hướng biến động của giá thị trường cổ phiếu trên TTCK chính thức. Nếu dự đoán giá cổ phiếu xuống, nhà đầu tư mua quyền chọn bán cổ phiếu với giá đã xác định trước (gọi là giá thực hiện) và trả phí cho CTCK. Từ khi mua quyền chọn bán đến khi đáo hạn, nếu thấy giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng thì nhà đầu tư có quyền mua cổ phiếu đó trên thị trường bán cho CTCK với mức giá đã quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nếu dự đoán cổ phiếu lên thì nhà đầu tư mua quyền chọn mua cổ phiếu ở mức giá thực hiện và trả phí cho CTCK. Trong khoảng thời gian mua quyền chọn tính đến khi đáo hạn, nếu thấy giá cổ phiếu ngoài thị trường tăng, nhà đầu tư có quyền yêu cầu CTCK phải bán cho mình cổ phiếu đó với mức giá đã quy định. Trong trường hợp VNDS, danh mục cổ phiếu được VNDS sử dụng cho dịch vụ quyền chọn bao gồm khoảng 20 cổ phiếu có tính thanh khoản cao trên cả hai sàn giao dịch. Thời gian tối thiểu cho một hợp đồng là 1 tháng và tối đa là 3 tháng. Mức phí khi ký hợp đồng sẽ được VNDS thu trước là 7%/giá trị hợp đồng/tháng hoặc 10 - 12%/3 tháng (tùy mã cổ phiếu). Hợp đồng quyền chọn có khối lượng tối thiểu là 10.000 CP trở lên. Để hợp pháp hóa hoạt động này VNDS đã hình thành các bản “Hợp đồng hợp tác đầu tư”. Tuy nhiên, có thể thấy bản chất của các thỏa thuận này không khác so với các thỏa thuận cơ bản

của một hợp đồng quyền chọn. Nói cách khác, những “Hợp đồng hợp tác đầu tư” như trên đã bao hàm những đặc trưng đầy đủ của “hợp đồng quyền chọn”; trong khi đó, chưa có văn bản pháp quy nào quy định về quyền chọn. Vì vậy, sau một thời gian ngắn thực hiện

VNDS đã vướng phải những rắc rối pháp lý đối với sản phẩm quyền chọn này

Thứ hai, hợp đồng tương lai chỉ số (Stock Index Futures contract)

Tại Việt Nam, mới chỉ có nghiệp vụ hợp đồng kỳ hạn đã và đang được áp dụng trên thị trường ngoại tệ và thị trường hàng hóa (cà phê) nhưng nghiệp vụ hợp đồng tương lai (một loại hình hợp đồng kỳ hạn quy chuẩn) thì chưa được phép được áp dụng trong bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, thời điểm đầu năm 2010, đã có một số dấu hiệu ban đầu của loại hình hợp đồng tương lai mặc dù sau đó sản phẩm này đã không được phép áp dụng.

Sau khi Chính phủ có văn bản số 369/TB-VPCP ngày 30/12/2009 yêu cầu chấm dứt họat động kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước dưới mọi hình thức, đã có một số doanh nghiệp chuyển sang một loại hình kinh doanh còn mới mẻ đối với Việt Nam, đó là sản phẩm đầu tư chỉ số chứng khoán. Điển hình cho hoạt động kinh doanh này là việc Công ty vàng thế giới (VTG) giới thiệu sản phẩm có tên gọi VTG-VN-Index. Chỉ số này căn cứ trên cơ sở biến động thực tiễn của Vn-Index để làm căn cứ xác định. Theo giới thiệu của công ty, khi đầu tư vào sản phẩm này, nhà đầu tư sẽ đạt được tỷ suất lợi nhuận bằng tỷ suất lợi nhuận của chỉ sốVn- Index trong cùng một khoảng thời gian. Theo VTG, các ưu điểm của sản phẩm mới là: 1) Sản phẩm được đảm bảo với tỷ suất sinh lời bằng thị trường và trong dài hạn, chỉ số VnIndex thường có xu hướng tăng trưởng với tỷ suất lợi nhuận cao. Tỷ suất lợi nhuận cao cùng hiệu ứng lãi suất kép giúp cho vốn của nhà đầu tư tăng trưởng theo thời gian; 2) Tính thanh khoản cao, do sản phẩm VTG-Index mặc dù là Index- tracking nhưng không phải là danh mục của toàn bộ gần 200 cổ phiếu tạo ra chỉ số Vn- Index. Sản phẩm VTG-Index thực chất là một danh mục đầu tư gồm các cổ phiếu có vốn hóa và giá trị giao dịch lớn. Tỷ lệ % của các blue-chip này sẽ được tính theo công thức toán học nhằm giúp cho sản phẩm VTG-VN-Index đạt được tỷ

suất lợi nhuận và độ rủi ro bằng với Index. Khi nhà đầu tư muốn thanh lý hợp đồng, sau 3 ngày (T+3) sẽ nhận được số tiền là Số đơn vị nhân với chỉ số Vn-Index đóng cửa nhân với 10.000 đ; 3) Sản phẩm loại bỏ được những rủi ro cục bộ (rủi ro không hệ thống): rủi ro cục bộ là những rủi ro do ngành/ công ty gây ra khi nhà đầu tư đầu tư vào một hoặc một số cổ phiếu. Rủi ro này làm cho tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu cao thấp thất thường, khó quản lý. Sản phẩm VTG-Index theo sát chỉ số của thị trường nên loại bỏ được những rủi ro nêu trên; và 4) Có cơ chế hỗ trợ chuyển nhượng sản phẩm giữa các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể nhận ngay tiền mặt sau khi chuyển nhượng (T+0).

Trường hợp của VTG nêu trên, có thể nhận thấy VTG-VN-Index không mang đầy đủ các đặc trưng của hợp đồng tương lai chỉ số và cũng không phải là một loại hình hợp đồng tương lai bất kỳ nào khác; bởi vì một điều kiện cơ bản của một hợp đồng tương lai là giá giao hàng trong tương lai ở đây không được xác định. Có thể nhận thấy đây chỉ là một sản phẩm đầu tư chỉ số, giống như việc đầu tư vào một danh mục thị trường (portfolio). Kết quả giao dịch cuối cùng cũng không thể xác lập được các vị thế lãi/lỗ như hợp đồng tương lai. Chính vì vậy, vào thời điểm VTG bắt đầu thực hiện sản phẩm, nhận thấy thời điểm chưa hội tụ các điều kiện tiền để về cơ sở hạ tầng công nghệ, quản lý và giám sát, UBCKNN đã yêu cầu công ty VTG phải chấm dứt hoạt động kinh doanh hợp đồng tương lai chỉ số này.

Trên thị trường phi chính thức, bên các hai loại CKPS đã được các trung gian tài chính thực hiện còn phải kể tới các sản phẩm có tính chất như chứng khoán phái sinh (đều trao cho người nắm giữ quyền hoặc nghĩa vụ mua hoặc bán một loại chứng khoán trong tương lai) đó là: Thỏa thuận mua lại (Repo), giao dịch ký quỹ (Margin), bán khống (Short sales).

Thứ nhất, thỏa thuận mua lại (Repo)

Trên TTCK Việt Nam, hoạt động Repo chứng khoán bắt đầu phát triển vào năm 2006-2007. Tuy nhiên, trước bối cảnh khó khăn của TTCK Việt Nam, sự giảm điểm liên tục của VN-Index trong nửa cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009 đã khiến hoạt động Repo giảm sút và ngưng trệ. Hỗ trợ cho nghiệp vụ repo cổ phiếu

OTC thường là các CTCK có được sự hậu thuẫn từ phía các ngân hàng lớn như CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS), CTCK An Bình, CTCK Sacombank (SBS), CTCK Sài Gòn (SSI)... Tùy mỗi CTCK, nhưng tiêu chí hàng đầu cho việc lựa chọn cổ phiếu được Repo là doanh nghiệp phải có lợi nhuận, thanh khoản cao và có lộ trình niêm yết rõ ràng. Nhiều CTCK ưu tiên Repo cổ phiếu ngân hàng khi giá các cổ

Một phần của tài liệu 0333 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w