Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân

Một phần của tài liệu 0342 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 30 - 36)

- Tỷ suất lọi nhuận trên von tự có (ROE) =— : — Vốn tự có

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân

mở rộng ra phạm vi quốc tế. Như vậy hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng không chỉ liên quan đến nội tệ mà còn liên quan đến ngoại tệ vì các tài sản tài chính của ngân hàng được biểu hiện giá trị bằng ngoại tệ. Khi tỷ giá ngoại tệ biến động thì giá trị tài sản có ròng bằng ngoại tệ thay đổi và rủi ro ngoại hối phát sinh khi giá trị này âm. Điều này xảy ra trong hai trường hợp: Thứ nhất, ngân hàng duy trì tình trạng hối đoái trường hoặc đoản, tuỳ từng trường hợp mà sự tăng lên hay giảm đi của giá trị ngoại tệ so với nội tệ sẽ dẫn đến rủi ro giảm giá trị tài sản. Thứ hai, thời hạn tài sản có ngoại tệ và tài sản nợ ngoại tệ có sự chênh lệch dẫn tới rủi ro lãi suất khi lãi suất ngoại tệ biến động.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh củangân ngân

hàng thương mại

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài ngân hàng, ngân hàng không

thể kiểm soát được mà chỉ có thể dựa vào đó để đưa ra những quyết định phù hợp.

a. Các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội

triển hoạt động của mình thuận lợi, dễ dàng. Ngược lại, tại các vùng kinh tế kém phát triển hoặc có sự bất ổn về chính trị, xã hội, ngân hàng sẽ khó phát triển các hoạt động của mình, bên cạnh đó còn chịu nhiều rủi ro từ môi trường bên ngoài.

Sự ổn định của kinh tế, chính trị, xã hội tại khu vực hoạt động của ngân hàng nói riêng và của cả quốc gia nói chung đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Ngoài ra nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định còn thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài từ đó giúp đẩy mạnh nền kinh tế, chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực làm cho hoạt động ngân hàng phát triển.

Môi trường văn hoá xã hội bao gồm nhiều vấn đề mang tính lâu dài và chậm thay đổi như văn hoá tiêu dùng, thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong đời sống, tập quán tiết kiệm, đầu tư, ứng xử trong giao tiếp, kỳ vọng cuộc sống, tôn giáo... Đây là những vấn đề liên quan đến việc xây dựng chiến lược hoạt động và các dịch vụ ngân hàng có đặc điểm phù hợp.

b. Các chính sách của Nhà nước

Chính sách tài chính, tiền tệ của NHTW, chính sách kinh tế của Chính phủ, các quy định của các Bộ, ngành... luôn tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó có các NHTM. Khi Nhà nước muốn khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế qua kênh tín dụng, nhà nước sẽ nới lỏng các điều kiện, cơ chế về tín dụng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cho vay và chiết khấu, điều này làm cho hoạt động tín dụng phát triển, doanh thu và hiệu quả quả động của các ngân hàng tăng lên.

Bên cạnh đó, khi muốn hỗ trợ hoặc kìm hãm sự hoạt động của các ngành kinh tế nhất định, Nhà nước ban hành các quy định, cơ chế hỗ trợ hoặc kìm hãm các ngành kinh tế này, từ đó ảnh hưởng tới cơ cấu đầu tư, chi phí và hiệu quả đầu

tư của các NHTM.

c. Môi trường pháp lý

Hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý minh bạch, phù hợp với các thông lệ quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng và khách hàng.

Môi trường pháp lý thuận lợi thì sẽ thúc đẩy hoạt động của các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư; quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được mở rộng, lượng vốn đầu tư lớn,quan hệ tín dụng của ngân hàng sẽ tăng lên về cả số lượng và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế tăng lên, từ đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng tăng lên và ngược lại.

d. Những yếu tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là những người tạo ra thu nhập cho ngân hàng, là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Khi quyết định đặt quan hệ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bản thân ngân hàng đã có những tìm hiểu, thẩm định về khách hàng và tình hình tài chính của họ, tuy nhiên, đó chưa thể là những nhận định chính xác tuyệt đối, khách hàng cũng có sự thay đổi trong quá trình hoạt động của mình. Vì vậy, có những yếu tố về khách hàng mà ngân hàng không thể kiểm soát và tác động được.

- Mức độ trung thực và thành thật của khách hàng. Trong quá trình quan hệ với ngân hàng, sự trung thực của các thông tin do khách hàng cung cấp

là rất

quan trọng cho các quyết định của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả

của vốn đầu tư, kết quả kinh doanh và các rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.

hàng cũng như khách hàng không thể dự tính trước được. Những rủi ro này ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của khách hàng, qua đó ảnh hướng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Các yếu tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của khách hàng như trình độ tổ chức quản lý, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của khách hàng. Những yếu tố này không phải là cố định, sự biến động của các yếu tố này có khả năng ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của khách hàng của ngân hàng.

đ. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Hiện nay, bên cạnh các NHTM còn rất nhiều các tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy, các NHTM ngày càng phải chịu sức ép nặng nề từ cạnh tranh, nhất là khi tham gia vào nền kinh tế quốc tế. Các đối thủ cạnh tranh đa dạng, có nhiều điểm mạnh tác động tới hoạt động của ngân hàng. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng phải nghiên cứu đối thủ, biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ và của chính mình để rút ra kinh nghiệm và đưa ra chiến lược đúng đắn.

e. Sự biến động lãi suất trên thị trường

Lãi suất ảnh hưởng tới thu nhập và chi phí của ngân hàng. Sự biến động lãi suất trên thị trường do quan hệ cung cầu và sự điều tiết của NHTW, các chính sách lãi suất của các đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng tới khả năng huy động và cho vay của ngân hàng. Do vậy, NHTM phải theo dõi và dự báo sự biến động lãi suất để tránh các rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố ở bên trong ngân hàng, ngân hàng có thể kiểm soát được. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì ngân hàng cần phải phát huy các lợi thế và khắc phục các nhược điểm của mình.

a. Nhân tố con người

Con người là yếu tố quan trọng nhất vì con người vận hành hoạt động của bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. NHTM cũng vậy, các cán bộ ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh. Người lãnh đạo có trình độ quản lý giúp cho ngân hàng có chiến lược phát triển đúng đắn, an toàn, hiệu quả. Cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp đảm bảo chất lượng các hoạt động của ngân hàng, là cầu nối tới khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng. Nguồn nhân lực tốt là điều kiện không thể thiếu để đạt được hiệu quả trong kinh doanh.

b. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả đảm bảo hiệu quả cho sự vần hành của NHTM. Một cơ cấu tổ chức không hợp lý, cồng kềnh làm cho việc phối hợp giữa các bộ phận gặp khó khăn từ đó giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

c. Vốn tự có của ngân hàng

Vốn tự có của NHTM là bộ phận vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Vốn tự có của NHTM chứng tỏ năng lực tài chính của NHTM, do vậy, nó biểu hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do vốn tự có là vốn chủ sở hữu của ngân hàng, ngân hàng có đầy đủ các quyền đối với số vốn này. Vốn tự có của NHTM là nguồn vốn quan trọng để ngân hàng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để giành lợi thế trong cạnh tranh và dùng để trang trải cho các thua lỗ khi có rủi ro xảy ra.

Vốn tự có của các NHTM luôn xác định có vị trí cốt lõi, nó thể hiện quy mô, tầm vóc và làm nền tảng cho mỗi NHTM ngay từ khi khai trương hoạt động. Muốn đi vào hoạt động, trước hết, các NHTM phải có một số vốn tối thiểu ban

đầu theo quy định của pháp luật để kinh doanh trong lĩnh vực này. Như vậy, vốn tự có ban đầu quyết định một NHTM có được phép hoạt động hay không. Bên cạnh đó, vốn tự có của NHTM còn quyết định quy mô huy động vốn, tỷ lệ hùn vốn kinh doanh, mức cho vay tối đa đối với một khách hàng, tài sản cố định mà NHTM có thể đầu tư và khả năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ...

d. Cơ chế quản lý rủi ro

Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiền ẩn rủi ro. Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh khoản, mất vốn và mất niềm tin của khách hàng. Do vậy, việc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng là một yêu cầu bắt buộc. Hoạt động này có hiệu quả sẽ đảm bảo sự an toàn, ổn định cho các hoạt động của ngân hàng.

đ. Khả năng mở rộng thị phần và đa dạng hoá sản phẩm

Một ngân hàng phát triển quy mô hoạt động của mình phải có khả năng mở rộng thị phần và đa dạng hoá sản phẩm. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, do vậy ngân hàng cần phân chia rủi ro một cách hợp lý, đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình để vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo lợi nhuận. Để tăng tính cạnh tranh của mình, ngân hàng không ngừng đa dạng các sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp để thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.

e. Khả năng đổi mới tài sản, công nghệ và thực hiện các dịch vụ ngân hàng

Trong thời đại ngày nay, công nghệ là chìa khoá của thành công. Kinh doanh NHTM cũng không nằm ngoài xu hướng này. NHTM là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ của NHTM là những dịch vụ về tiền tệ, thanh toán, các loại dịch vụ tư vấn tài chính, bảo lãnh... Chất lượng của sản phẩm thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, tiện ích mà dịch vụ

đem lại như sự an toàn, thời gian thanh toán, sự thuận tiện của giao dịch. Muốn cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, ngân hàng phải đổi mới trang thiết

Một phần của tài liệu 0342 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 30 - 36)