* Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm: Luật, các văn bản dạng luật ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ môi trường này, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng cạch tranh trong kinh doanh. Môi trường pháp lý có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý lành mạnh, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và ngược lại nếu môi trường pháp lý không ổn định sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, trở ngại và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
Đây là môi trường có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm: Các chính sách đầu tư, các chính sách kinh tế vi mô... do nhà nước ban hành. Vai trò của nhà nước là điều tiết các hoạt động đầu tư, các chính sách kinh tế phù hợp và thống nhất với môi trường hiện tại. Một môi trường kinh tế tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn về hoạt động kinh doanh của mình.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể tạo ra sự hấp dẫn của thị trường. Neu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì nó sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp hoạt động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế không ổn định sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp, nguồn lực sử dụng bị lãng phí do không hiệu quả...
+ Mức thu nhập cao và ổn định tức là khả năng tiêu dùng thực tế của khách hàng ngày càng tăng làm cho thị trường của doanh nghiệp được mở rộng và vấn đề mở rộng sản xuất của doanh nghiệp được đặt ra. Nếu thu nhập quốc dân thấp sẽ làm cho khả năng tiêu dùng giảm thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất, trì trệ.
+ Tốc độ lạm phát ở mức cao và không ổn định sẽ làm cho giá trị đồng tiền trong nước không ổn định, doanh nghiệp sẽ không yên tâm đầu tư sãn xuất kinh doanh. Mặt khác đồng tiền trong nước ổn định sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ lạm phát cao sẽ làm mất lòng tin vào nội tệ và không giám đầu tư kinh doanh.
* Ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và thuế
Giá cả thị trường bao gồm giá của các yếu tố đầu vào và giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất đều có ảnh hưởng đến mức doanh thu và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Sự biến động của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí tài chính mà cụ thể là chi phí lãi vay và các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc tăng hay giảm các mức thuế cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
* Các phát minh, thành tựu khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật thay đổi từng ngày, từng giờ, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp có thể vận dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh cho sản phẩm của mình hoặc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý tài chính để đưa ra những quyết định đầu tư kịp thời.
20
1.4Các phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý vốn trong doanh nghiệp
Để phân tích hiệu quả quản lý vốn trong doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Những phương pháp phân tích tài chính sử dụng phổ biến là: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính... kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định. Thông thường người ta sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
+ Phương pháp so sánh + Phương pháp loại trừ
+ Phương pháp tỷ số tài chính
+ Phương pháp phân tích tài chính Dupont
1.4.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý những vấn đề sau:
- Một là, điều kiện so sánh: Phải tồn tại ít nhất 2 chỉ tiêu và các chỉ tiêu phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
- Hai là, xác định gốc để so sánh:
+ Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu ở thời điểm này với thời điểm trước, giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước.
+ Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu.
+ Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.
- Ba là, kỹ thuật so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích; So sánh bằng số tuơng đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.
1.4.2 Phương pháp loại trừ
Một chỉ tiêu phân tích sẽ chịu ảnh huởng của nhiều nhân tố, khi đó nguời phân tích sẽ tiến hành xác định ảnh huởng của từng nhân tố bằng cách loại trừ ảnh huởng của các nhân tố còn lại.Việc nhận thức đuợc mức độ và tính chất ảnh huởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là vấn đề bản chất của phân tích. Đó cũng chính là mục tiêu của phân tích.
Để sử dụng đuợc phuơng pháp này các nhân tố phải có mối quan hệ tích số hoặc thuơng số với chỉ tiêu phân tích. Phải phân chia các chia các nhân tố ảnh huởng thành hai nhóm: nhóm nhân tố số luợng và nhóm nhân tố chất luợng, trong đó nhân tố số luợng đứng truớc nhân tố chất luợng, hay nói cách khác phải phân tích nhân tố số luợng truớc, sau đó mới phân tích nhân tố chất luợng.
Phuơng pháp loại trừ có thể thực hiện đuợc bằng hai cách:
- Cách một: dựa vào sự ảnh huởng trực tiếp của từng nhân tố đuợc gọi là phuơng pháp số chênh lệch.
- Cách hai: thay thế sự ảnh huởng từng nhân tố và đuợc gọi là phuơng pháp thay thế liên hoàn.
1.4.3 Phương pháp tỷ số tài chính
Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang đuợc cải tiến cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán. Phuơng pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu đuợc hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn.
Phuơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ và đại cuơng tài chính trong các quan hệ tài chính. về nguyên tắc, phuơng pháp này đòi hỏi phải xác định đuợc các nguỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính
Tl
doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp.
1.4.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phân tích tài chính Dupont có bản chất là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số các chuỗi tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Từ đó ta thấy được ảnh hưởng của các tỷ số đó với các tỷ số tổng hợp.
* Ưu điểm của phương pháp :
- Tính đơn giản. Đây là công cụ tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty.
- Giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện. Từ đó đưa ra các Giải pháp nhằm cải thiện, tăng cường công tác quản lý của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Nhược điểm:
- Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy. - Không bao gồm chi phí vốn
- Mức độ tin cậy hoàn toàn phụ thuộc vào giả thuyết và số liệu đầu vào.
Ket luân: Chương 1 đã tổng kết những lý luận chung về hiệu quả quản lý vốn trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung, vai trò của quản lý tài chính nói chung và quản lý nguồn vốn huy động nói riêng đối với mỗi doanh nghiệp; hệ thống hóa các phương pháp phân tích và các chỉ tiêu để đánh giá; đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, mục tiệu, đối tượng, phương pháp và các nội dung nghiên cứu được xác định, làm cơ sở cho các phân tích thực trạng ở chương 2 của đề tài
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên tiếng Việt : TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG
- Tên tiếng Anh : BACH DANG CONSTRUCTION CORPORATION - Tên viết tắt : BDCC - Biểu tượng - Địa chỉ - Điện thoại - Fax - Website - Email
: Số 268 Trần Nguyên Hãn, phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
: (031)3856251 : (031)3856451
: www.bachdangco.com : bdcc@bachdangco.com
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: số 0200157840 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01 tháng 10 năm 2010, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 13 tháng 12 năm 2013.
- Vốn điều lệ : 217.359.000.000 đồng
Tiền thân của Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng là Công ty Kiến trúc Hải Phòng thành lập ngày 31/08/1958 theo Quyết định số 229/BKT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng). Tháng 8 năm 1973 đổi thành Công ty Xây dựng Hải Phòng. Tháng 12 năm 1981 đổi thành Công ty Xây dựng số 16.
Ngày 15/03/1996 Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 270/BXD-TCLĐ thành lập Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng trên cơ sở nâng cấp Công ty Xây dựng số 16 và tiếp nhận một số doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng. Sau khi thành lập, Tổng công ty tập trung ổn định tổ chức, phát triển lực lượng, đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng địa bàn hoạt động ở trong và ngoài nước.
24
Giai đoạn 1996 - 2006, Tổng công ty đã có bước tăng trưởng mạnh, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, thi công nhiều công trình công nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và các công trình trọng điểm của Nhà nước.
Năm 2006, theo Quyết định 1738/QĐ-BXH ngày 13/12/2006 của Bộ Xây dựng, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng được chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tổng công ty thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức theo mô hình mới, mở rộng liên doanh, liên kết và thực hiện đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác đạt hiệu quả, giữ vững nhịp độ tăng trưởng.
Tháng 1 năm 2010, Tổng công ty gia nhập Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị theo các Quyết định số 54/QĐ-TTg và Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Tháng 6 năm 2010, Hội đồng thành viên Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị quyết định chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng thành Công ty trách nhiệm hữu hãn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết định số 150/HUD-HĐTV ngày 30/06/2010.
Tháng 10 năm 2013, Bộ Xây dựng quyết định chuyển giao quyền và nghĩa vụ Chủ sở hữ vốn nhà nước tại Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng từ Công ty mẹ - Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị về Bộ Xây dựng theo Quyết định số 921/QĐ-BXD ngày 18/10/2013.
Với ngành nghề kinh doanh chính là xây lắp, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, quan tâm đến đầu tư kinh doanh phát triển nhà, hàng năm Tổng công ty đều đạt tốc độ tăng trưởng phát triển từ 14% đến 16%, các năm đều hoàn thành vượt chỉ tiêu các kế hoạch đề ra từ 3% đến 5%. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống của người lao động.
2.1.2 Hoạt động kinh doanh
Hiện nay Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng kinh doanh các ngành nghề chính như sau:
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (chi tiết: xây dựng công trình công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, bưu điện, sân bay, bến cảng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.)
◄--- KIỂM SOÁT VIÊN
— PHÒNG BAN CHỨC NĂNG ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC —
— ►
P. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VP ĐẠI DIỆN TCT TẠI TP HCM ◄ — —
► P. KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ CN TCT TẠI ĐÀ NẴNG
< —
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuế.
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét.
- Xây dựng công trình đuờng sắt và đuờng bộ
- Hoạt động kiến trúc và tu vấn kỹ thuật có liên quan (chi tiết: thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế khảo sát địa chất các công trình xây dựng, khảo sát địa hình các công trình xây dựng; giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.)
- Tu vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đấy (chi tiết: dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ định giá bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ tu vấn bất động sản, dịch vụ quảng cáo bất động sản, dịch vụ quản lý bất động sản.)
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. - Xây dựng nhà các loại.
Ngoài ra, Tổng công ty hiện cũng đang kinh doanh một số ngành nghề khác nhu: hoàn thiện công trình xây dựng, lắp đặt hệ thống điện, gia công cơ khí, vận tải hàng hóa bằng đuờng bộ...
Trong những năm gần đây, Tổng công ty đã thi công hàng trăm công trình lớn nhỏ trên khắp đất nuớc, với nhiều hạng mục, công trình thi công khác nhau. Một số công trình tiêu biểu nhu sau:
- Các dự án nhiệt điện: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Nhà máy nhiệt điện Uông